BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26TC/HCSN | Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 1996 |
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 26 TC/HCSN NGÀY 22 THÁNG 5 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN CẤP PHÁT QUẢN LÝ, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN LUẬT. PHÁP LỆNH
Để quản lý kinh phí hỗ trợ phục vụ công tác xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh có hiệu quả, đúng mục đích theo đúng chế độ chi tiêu và tiết kiệm. Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp phát, quản lý và quyết toán kinh phí hỗ trợ cho việc xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh như sau:
1. Hàng năm, căn cứ vào chương trình xây dựng Pháp luật của Quốc hội và tổng mức kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng các dự án Luật. Pháp lệnh được Quốc hội phê duyệt, Bộ Tài chính phối hợp với VP Chính phủ, VP Quốc hội, Bộ Tư pháp phân bổ kinh phí cho từng dự án Luật. Pháp lệnh trong đó có kinh phí phục vụ cho việc thẩm tra, lấy ý kiến của nhân dân phục vụ cho việc xây dựng các dự án pháp luật của các cơ quan.
Căn cứ vào mức kinh phí được phân bổ cho từng loại dự án Luật. Pháp lệnh và kinh phí phục vụ cho việc thẩm tra, tổ chức lấy ý kiến của nhân dân. Bộ Tài chính sẽ cấp khoản kinh phí cho các cơ quan chủ trì xây dựng các dự án Luật. Pháp lệnh căn cứ vào dự toán được duyệt và tiến độ triển khai công việc.
2. Ngoài nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp các nguồn kinh phí khác như viện trợ, ủng hộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng được quản lý, sử dụng như kinh phí do NSNN cấp. Các cơ quan chủ trì xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh phải tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có của mình để phục vụ cho công tác xây dựng văn bản, pháp luật.
3. Kinh phí chi cho công tác xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh chỉ được chi theo đúng kế hoạch được phân bổ đã thống nhất giữa Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Tư pháp và được quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, đúng chính sách, tiêu chuẩn chi tiêu của Nhà nước và các nội dung quy định tại Thông tư này.
1. Nội dung chi:
Kinh phí xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh được sử dụng cho các nội dung sau:
- Chi cho công việc điều tra, khảo sát thực tế, mời chuyên gia, công tác viên.
- Chi cho công tác biên tập, biên dịch, chuẩn bị tài liệu.
- Chi cho công việc soạn thảo, hội thảo chuẩn bị dự thảo văn bản. - Chi thẩm tra, lấy ý kiến các ngành, của các tầng lớp nhân dân tham gia vào dự thảo văn bản.
- Chi in ấn, dự thảo văn bản pháp luật.
- Các khoản chi khác phục vụ cho công tác nghiên cứu xây dựng văn bản Luật, Pháp lệnh.
2. Cấp phát:
Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của từng dự án Luật, Pháp lệnh, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội tính toán phân bổ kinh phí cho từng dự án Luật, Pháp lệnh trên nguyên tắc khoản chi để thực hiện việc soạn thảo Luật, Pháp lệnh từ khi viết đề cương đến khi trình Quốc hội, UB thường vụ Quốc hội thông qua.
Căn cứ vào mức kinh phí được phân bố cho từng dự án Luật, Pháp lệnh và dự toán, tiến độ triển khai công việc, Bộ Tài chính xem xét, cấp phát kinh phí kịp thời cho cơ quan chủ trì biên soạn và các cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định, lấy ý kiến nhân dân, triển khai công việc.
3.Quản lý và quyết toán.
Các cơ quan chủ trì xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh, các cơ quan được phân bố kinh phí phục vụ việc xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh, căn cứ vào tình hình chi tiêu thực tế cho công tác xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh, các cơ quan sử dụng kinh phí phải mở sổ sách riêng và lưu giữ chứng từ kế toán để quản lý kinh phí và gửi báo cáo quyết toán toàn bộ kinh phí chi cho công tác xây dựng Luật, Pháp lệnh hàng quý, năm cùng với bản quyết toán tài chính chung của đơn vị theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.
| Tào Hữu Phùng (Đã Ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.