BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26-BTC | Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 1990 |
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 26-BTC NGÀY 13 THÁNG 7 NĂM 1990 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ VỐN DỰ TRỮ HÀNG HOÁ PHỤC VỤ NHU CẦU PHÒNG, CHỐNG BÃO, LỤT
Căn cứ ý kiến Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tại văn bản số 529-PPLT ngày 24-2-1990 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng về một số vấn đề vốn trong kinh doanh thương nghiệp, trong đó có vốn dự trữ quốc gia các mặt hàng phục vụ nhu cầu phòng chống bão lụt; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc cấp phát và quản lý vốn dự trữ như sau:
1. Mặt hàng và số lượng hàng hoá dự trữ.
Các mặt hàng dự trữ quốc gia tại ngành thương nghiệp bao gồm: Nilon che mưa, vải bạt gai, giấy dầu và bao tải nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phòng chống bão lụt. Số lượng hàng hoá cần thiết đưa vào dự trữ sẽ do Uỷ ban kế hoạch Nhà nước cùng các ngành Tài chính, Thương nghiệp xác định cụ thể.
Hàng hoá đưa vào dự trữ là loại có chất lượng tốt. Nghiêm cấm việc đưa hàng hoá kém, mất phẩm chất vào dự trữ Nhà nước.
2. Xuất nhập kho hàng hoá dự trữ việc để phục vụ nhu cầu phòng chống lụt chỉ được thực hiện khi có quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp giải quyết. Ngành Thương nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm tốt chất lượng hàng hoá trên cơ sở định kỳ chuyển đổi, thay thế hàng dự trữ; đồng thời sau khi đã xuất kho (bao gồm cả số xuất bán để phục vụ nhu cầu phòng chống bão lụt và xuất chuyển đổi) phải kịp thời mua hàng để nhập lại kho dự trữ bảo đảm đủ số lượng và chất lượng hàng hoá theo đúng quy định.
II- THỦ TỤC CẤP VÀ QUẢN LÝ VỐN DỰ TRỮ:
1. Thủ tục cấp vốn:
Bộ Tài chính cấp vốn một lần cho Bộ Thương nghiệp (trực tiếp cho các đơn vị được giao làm nhiệm vụ dự trữ) theo tiến độ mua hàng đưa vào dự trữ trong phạm vi số lượng, chất lượng từng mặt hàng đã được Nhà nước chính thức thông báo.
Đối với những mặt hàng mua trong nước để đưa vào dự trữ, vốn được cấp theo giá thực tế thanh toán với bên bán hàng, nhưng không được cao hơn giá thị trường tại cùng thời điểm.
Đối với hàng nhập khẩu đưa vào dự trữ, vốn cấp thanh toán theo giá hoặc tỉ giá giá đối với từng mặt hàng, nhóm hàng Nhà nước quy định.
Trong thực tế, vốn cấp thường không đáp ứng kịp thời với việc thanh toán tiền, hàng đã phát sinh giữa các bên mua, bán và hàng đã nhập kho dự trữ. Vì vậy, để tạo điều kiện cho đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ dự trữ, giải quyết những vấn đề phức tạp về mặt tài chính, sẽ tạm cấp vốn ngân sách bằng 50% trị giá của số lượng hàng hoá đưa vào dự trữ khi đã có đầy đủ giấy báo số lượng hàng hoặc thông báo giao hàng, giấy báo giá,... của bên bán. Khi có chứng từ đòi tiền chính thức của bên bán như phiếu xuất kho giao hàng, hoá đơn bán hàng, giấy đòi tiền v.v..., ngân sách sẽ cấp tiếp số tiền còn lại.
2. Quản lý vốn dự trữ:
- Đơn vị làm nhiệm vụ dự trữ phải thường xuyên bảo đảm tương ứng giữa vốn cấp với số lượng, chất lượng hàng hoá dự trữ trong kho; không được sử dụng vốn cấp cho dự trữ để hoạt động kinh doanh trong chu kỳ dự trữ cho nhu cầu chống bão lụt (chu kỳ dự trữ sẽ do Bộ Tài chính và Bộ Thương nghiệp quy định cụ thể), trừ việc xuất hàng bán cho nhu cầu phòng chống bão lụt, xuất hàng ra chuyển đổi, thay thế nhưng chưa mua kịp lại được (do hàng nhập chưa về, hàng sản xuất trong nước chưa có, hàng dự trữ trong khâu lưu thông cũng không còn).
Trường hợp có nguồn hàng nhưng đơn vị không mua để bảo đảm đủ quỹ dự trữ thì ngân sách tạm thời thu hồi số vốn đó.
Nếu Nhà nước có quyết định giảm bớt số lượng hàng hoá dự trữ thì ngân sách sẽ thu hồi số vốn tương ứng với lượng hàng giảm.
- Các mặt hàng dự trữ quốc gia để phục vụ nhu cầu phòng chống bão lụt được thực hiện trong ngành lưu thông là điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển, thay thế hàng thường xuyên để bảo đảm tốt chất lượng hàng hoá; do đó không đặt vấn đề xử lý tổn thất hàng kém, mất phẩm chất, hư hỏng...
Đơn vị làm nhiệm vụ dự trữ phải thực hiện tiết kiệm chi phí bảo quản. Mọi chi phí hợp lý cần thiết phát sinh cho quá trình dự trữ được tính vào giá vốn hàng hoá khi xuất kho tiêu thụ.
- Nếu Nhà nước thay đổi giá (hoặc tỷ giá) thanh toán hàng nhập khẩu thì đơn vị phải hạch toán lại trị giá hàng dự trữ trong kho theo đúng chế độ quy định hiện hành.
- Khi hết chu kỳ dự trữ phục vụ nhu cầu phòng chống bão lụt, đơn vị được sử dụng vốn để kinh doanh, nhưng phải nộp lãi cho ngân sách theo lãi suất tiền vay Ngân hàng (kể cả trong trường hợp chưa hết chu kỳ dự trữ, đơn vị sử dụng vốn do bán hàng trong thời gian, chưa mua lại được hàng cũng phải nộp lãi cho ngân sách). Thời điểm nộp lãi do sử dụng vốn được xác định kể từ khi hết thời gian dự trữ của năm đó cho đến đầu kỳ dự trữ của năm sau, tuỳ theo điều kiện cụ thể về chu kỳ dự trữ phục vụ nhu cầu phòng chống bão lụt ở từng vùng.
- Các đơn vị được giao nhiệm vụ dự trữ các mặt hàng phục vụ nhu cầu chống bão lụt cần mở sổ sách theo dõi chi tiết, cụ thể và bảo đảm việc hạch toán kế toán chính xác, trung thực.
- Cùng với việc lập báo cáo quyết toán kinh doanh từng quý, năm; đơn vị cần lập báo cáo cân đối xuất, nhập và tồn kho về hiện vật và tiền vốn của các mặt hàng dự trữ phòng chống bão lụt. Báo cáo gửi Bộ chủ quản, Bộ Tài chính, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước để làm cơ sở kiểm tra, xem xét, xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến tài chính và hiện vật.
- Định kỳ hoặc đột xuất, các ngành liên quan sẽ phối hợp tiến hành kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng hàng hoá dự trữ chống bão lụt nhằm giúp đỡ đơn vị kịp thời khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và áp dụng đối với các đơn vị thương nghiệp được giao nhiệm vụ dự trữ quốc gia các mặt hàng phòng chống bão lụt nêu ở điểm 1, Phần I của Thông tư này
| Lý Tài Luận (Đã Ký) |
.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.