BỘ THỦY LỢI | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 24-TL-KTCB | Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 1964 |
QUY ĐỊNH TỶ LỆ CHI PHÍ VỀ GIÁN TIẾP CHO CÁC CÔNG TRƯỜNG THỦY LỢI LÀM ĐẤT, BÊ TÔNG, ĐÁ, GẠCH DO ĐỘI THỦY LỢI VÀ NHÂN CÔNG THUÊ MƯỚN THI CÔNG
Phong trào hai năm làm thủy lợi đang có những chuyển biến tốt, việc tổ chức các đội thủy lợi đến nay đã căn bản hoàn thành ở nhiều tỉnh đồng bằng và trung du, việc áp dụng chính sách huy động nhân lực vào hoàn cảnh mới cần được đặt ra, do đó thông tư 55-TT-TLĐL của Bộ ra ngày 17-08-1962 không còn phù hợp nữa.
Được sự thỏa thuận của các Bộ; các ngành liên quan: Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Ngân hàng Kiến thiết trung ương, và được sự đồng ý của Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước bằng công văn số 541-UB-ĐM ngày 06-07-1964, Bộ quyết định ban hành thông tư này thay thế hoàn toàn thông tư 55-TT-TLĐL kể từ ngày 01-07-1964.
Về tỷ lệ gián tiếp đối với các công trường thủy lợi làm đất do lực lượng đội thủy lợi thi công và tỷ lệ gián tiếp đối với các công trường làm bê- tông , gạch, đá, do nhân công thuê mướn thi công
I. TỶ LỆ GIÁN TIẾP ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRƯỜNG LÀM ĐẤT DO ĐỘI THỦY LỢI THI CÔNG.
Tỷ lệ chung:
- Vùng đồng bằng 34%
- Vùng miền núi 35%
Trên tiền lương trực tiếp sản xuất của đội thủy lợi, phân ra như sau:
1. Gián tiếp phí chi cho bộ máy quản lý công trường:
- Vùng đồng bằng 3,4%
- Vùng miền núi 2,7%
Gồm cá khoản chi: lương, y tế vệ sinh, bảo hiểm xã hội, phụ cấp công trường (không kể cán bộ lãnh đạo), phụ cấp khu vực, giường chiếu, nước uống tại hiện trường, phương tiện làm việc, dầu đèn, văn phòng phí, bưu phí, công tác phí, in tài liệu, chi về điện thoại, trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ hiện trường v.v…
2. Gián tiếp chi cho đội làm thủy lợi chi làm hai phần:
a) Gián tiếp cố định:
- Vùng đồng bằng 28%
- Vùng miền núi 27,8%
Gồm các khoản chi: Lương đơn vị trưởng, nghỉ thường kỳ (sau bẩy ngày làm việc liên tục được nghỉ một ngày tức ngày thứ 8) nghỉ lễ, thuốc men, lương cấp dưỡng, trạm xá, dầu đèn, giấy bút, báo chí, chi phí động viên chính trị, hội nghị sơ tổng kết, lều lán che mưa nắng, thùng đựng nước, nước uống tại hiện trường, dụng cụ làm việc (quang sọt sau khi đội thủy lợi tự túc lần đầu), v.v…
b) Gián tiếp không cố định:
- Vùng đồng bằng 2,3%
- Vùng miền núi 4,3%
Gồm các khoản chi: Nghỉ ốm, bồi dưỡng ốm, viện phí, nghỉ mưa bão (đồng bằng 1%, miền núi 2%) v.v…
3. Chi phí khác:
- Vùng đồng bằng 0,3%
- Vùng miền núi 0,2%
Gồm các khoản chi (chỉ để chi cho bộ máy quản lý công trường): Kinh phí công đoàn, phụ cấp con, chi phí quán ăn, dụng cụ cấp dưỡng v.v...
II. TỶ LỆ GIÁN TIẾP ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRƯỜNG LÀM BÊ-TÔNG, ĐÁ, GẠCH, DO NHÂN CÔNG THUÊ MƯỚN THI CÔNG.
Tính chung cho cả đồng bằng và miền núi là 11% trên tiền lương trực tiếp sản xuất của nhân công thuê mướn. Phân ra như sau:
1. Gián tiếp cho bộ máy quản lý công trường: 1,2% gồm các khoản chi: Lương y tế vệ sinh, bảo hiểm xã hội, phụ cấp công trường (không kể cán bộ lãnh đạo) phụ cấp khu vực, giường chiếu, nước uống tại hiện trường, phương tiện làm việc, dầu đèn; văn phòng phí, bưu phí; công tác phí, in tài liệu, chi về điện thoại, trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ hiện trường vv…
2. Gián tiếp phí cho công nhân thuê mướn chia làm hai phần:
a) Gián tiếp phí cố định: 7,6% gồm các khoản chi: Lương đơn vị trưởng, thuốc men; lương cấp dưỡng, trạm xá; dầu đèn, động viên chính trị, hội nghị sơ, tổng kết, công trình tạm như nhà hồ, hố vôi, lều lán che mưa nắng, thùng đựng nước, bảo hộ lao động, dụng cụ sản xuất, v.v…
b) Gián tiếp phí không cố định: 2,1% gồm các khoản chi: Nghỉ ốm, bồi dưỡng ốm, viện phí , nghỉ mưa bão (0,7%) v.v…
3. Chi phí khác: 0,1% gồm các khoản chi (chỉ chi cho bộ máy quản lý công trường): kinh phí Công đoàn, phụ cấp con; chi phí quán ăn, dụng cụ cấp dưỡng v.v…
Tỷ lệ gián tiếp phí trên đây (đối với các công trường làm đất, đá; gạch, bê- tông) quy định cho các công trường bình quân có trên 3000 người. Đối với công trường bình quân có dưới 3000 người thì được tính thêm 1% cấp cho bộ máy quản lý công trường.
- Vùng miền núi là nơi nhân công huy động ra làm được cấp thù lao mỗi ngày tám hào (0đ80).
- Vùng đồng bằng là nơi nhân công huy động ra làm được cấp thù lao mỗi ngày sáu hào (0đ60)
Các trường hợp khác như đội thủy lợi tổ chức chưa đúng như đã quy định trong thông tư 93-TTg hoặc huy động ra chỉ làm thời gian ngắn ngày trong khi công trường vẫn còn nhiều việc v.v… thì áp dụng chế độ nghỉ thường lệ theo quy định trong điều lệ dân công (tức là chín ngày làm việc liên tục nghỉ một ngày) và áp dụng tỷ lệ gián tiếp trừ đi 2% (kể cả đồng bằng cũng như miền núi) so với gián tiếp phí chi cho công trường sử dụng đội thủy lợi theo quy định trên.
Số ngày thi công là căn cứ kế hoạch thời gian do Nhà nước quy định hoặc do tiến độ thi công được duyệt mà quy ra. Lấy số nhật công toàn bộ chia cho số ngày thi công đã tính ở trên để tính ra số người bình quân có trên công trường.
Thí dụ 1: Công trình A thi công các hạng mục công trình sau đây:
a) Trạm bơm 300.000 nhật công (kể cả các loại thợ và nhân công huy động)
b) Cống lấy nước 100.000 ---nt---
c) Công trình trên kênh 250.000 ---nt---
d) Kênh mương 400.000 nhật công
đ) Các công tác phụ 100.000 ---nt---
Cộng: 1.150.000 nhật công
Thời gian thi công Nhà nước quy định từ đầu tháng 07-1964 đến hết tháng 06-1965 là 365 ngày.
Vậy số người bình quân trên công trường có :
1.150.000 | = 3.100 người |
365 |
Theo quy định thì gián tiếp phí tính cho công trình A nếu thuộc vùng đồng bằng là 34% vùng miền núi là 35% cho công tác làm đất, 11% cho công tác làm bê–tông, gạch, đá.
Thí dụ 2: Công trình B thi công các hạng mục công trình sau đây:
a) Đập chính 200.000 nhật công
b) Cống lấy nước 150.000 nhật công (kể cả các loại thợ và nhân công huy động)
c) Công trình trên kênh 150.000 ---nt---
d) Kênh mương 300.000 nhật công
đ) Công tác phụ 50.000 ---nt---
Cộng: 850.000 nhật công
Thời gian thi công Nhà nước quy định từ đầu tháng 08-1964 đến hết tháng 07-1965 là 365 ngày.
Vậy số người bình quân trên công trường có:
850.000 | = 2.300 người |
365 |
Theo quy định, nếu bình quân trên công trường dưới 3.000 người thì được cộng thêm 1% cấp cho bộ máy quản lý công trường.
Vậy gián tiếp phí cho công trường B là:
Vùng đồng bằng thì 35%, vùng miền núi thì 36% cho công tác làm đất, 12% chung cả đồng bằng và miền núi cho công tác làm bê-tông gạch, đá.
Trong tỷ lệ đã tính chung cho các công trường phần chi phí về lều lán che mưa nắng, nếu trường hợp dựa vào dân được thì phải tận dụng khả năng đó và sẽ trừ đi 0,66% đối với đồng bằng và 0,5% đối với miền núi trong tỷ lệ gián tiếp đã quy định.
Quy định chung cho việc áp dụng thông tư này bắt đầu từ ngày 01-07-1964.
Để vận dụng thích hợp với hoàn cảnh của các công trình hiện đang thi công, Bộ quy định cụ thể như sau:
a) Tất cả các dự toán lập ra sau ngày 01-07-1964 đều áp dụng tỷ lệ gián tiếp mới.
b) Những công trình làm từ trước nhưng đến ngày 30-06-1964 chưa hoàn thành, khối lượng công việc còn phải làm trong vòng một quý nữa thì vẫn áp dụng tỷ lệ gián tiếp trong thông tư 55-TT-TLĐL ngày 17-08-1962 của Bộ, mặc dầu còn dự toán nào đó lập sau ngày 01-07-1964.
c) Những công trình đã làm từ trước đến ngày 30-06-1964 chưa hoàn thành, khối lượng công việc còn nhiều phải làm trên một quý thì những dự toán đã duyệt trước ngày 01-07-1964 không phải điều chỉnh phần gián tiếp (những dự toán lập sau ngày 01-07-1964 phải áp dụng tỷ lệ gián tiếp mới).
| K.T. BỘ TRƯỞNG THỦY LỢI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.