BỘ LAO ĐỘNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 24-LĐ/TT | Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 1957 |
HƯỚNG DẪN VIỆC MỞ RỘNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THƯỞNG TĂNG NĂNG SUẤT
BỘ LAO ĐỘNG
Kính gửi: | - Các Bộ, |
Chế độ thưởng tăng năng suất thi hành ở các xí nghiệp từ năm 1952 đã có tác dụng nhất định đối với việc đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất và bồi dưỡng cho những công nhân tích cực cố gắng trong sản xuất. Từ đầu năm 1957 đến nay dựa vào Thông tư số 03-LĐ ngày 22 tháng 01 năm 1957 của Bộ Lao động, một số ngành và địa phương đã thực hiện thí điểm các chế độ thưởng chủ yếu là thưởng tăng năng suất, thu được kết quả bước đầu và rút ra được một số kinh nhiệm.
Hiện nay ở một số xí nghiệp đã thực hiện dần chế độ lương khoán. Nhưng vì hoàn cảnh có nhiều khó khăn, phức tạp như việc quản lý xí nghiệp chưa được thực củng cố, tổ chức lao động chưa được hợp lý, cán bộ có khả năng chuyên trách về lương khoán còn thiếu, định mức kỹ thuật chưa được chính xác, v.v.... còn có nhiều cơ sở, nhiều bộ phận chưa thực hiện được lương khoán. Cho nên với những kinh nghiệm đã đút rút được, cần mở rộng một cách có kế hoạch, có lãnh đạo việc thực hiện chế độ thưởng tăng năng suất để khuyến khích công nhân phát huy nhiệt tình lao động, nâng cao năng suất thi đua hoàn thành kế hoạch Nhà nước đồng thời bồi dưỡng kịp thời những người tích cực cố gắng thi đua sản xuất, có nhiều thành tích.
Những kinh nghiệm đã đúc kết được và những ý kiến xây dựng của các ngành, các địa phương, Bộ Lao động đang tập hợp lao động lại để nghiên cứu xây dựng một điều lệ thưởng tăng năng suất trình Chính phủ chính thức ban hành. Căn cứ vào những kinh nghiệm bước đầu rút được, Bộ Lao động ra Thông tư này để hướng dẫn việc mở rộng thực hiện chế độ thưởng tăng năng suất.
Trong khi thi hành các ngành, các xí nghiệp dựa theo Thông tư số 03-LĐ và Thông tư này và căn cứ đặc điểm của ngành mình, xí nghiệp mình mà xây dựng thể lệ hoặc nội quy cụ thể và thông qua Bộ Lao động góp ý kiến trước khi thi hành.
I. – ĐIỀU KIỆN CHUẨN BỊ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG TĂNG NĂNG SUẤT.
Những xí nghiệp hoặc bộ phận có những điều kiện sau đây thì có thể thực hiện chế độ thưởng tăng năng suất:
a) Tổ chức sản xuất của xí nghiệp tương đối ổn định và yêu cầu sản xuất cần đẩy mạnh tăng số lượng hoặc rút ngắn thời gian sản xuất để đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.
b) Tính chất sản xuất có thể định mức và theo dõi được số lượng và chất lượng của sản phẩm.
Có những điều kiện căn bản nói trên nhưng còn cần phải chuẩn bị tốt về tư tưởng, về tổ chức và về định mức kỹ thuật thì mới đảm bảo cho việc thực hiện chế độ thưởng tăng năng suất đạt được mục đích chủ yếu của nó là nâng cao sản xuất, hạ giá thành, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước. Cụ thể là phải:
1) Tổ chức học tập cho cán bộ, công nhân nắm vững mục đích ý nghĩa nội dụng của chế độ khen thưởng, thấy rõ thực hiện thưởng tăng năng suất cũng như các chế độ thưởng khác. Trước tiên và chủ yếu nhằm đẩy mạnh sản xuất. Nó còn có tác dụng nâng đến một hạn độ nhất định thu nhập của công nhân, kết hợp được lợi ích Nhà nước và lợi ích của công nhân. Nhưng phải tránh thiên hướng cho thực hiện thưởng tăng năng suất là để tăng thu nhập cho công nhân mà tiến hành một cách đơn giản, thiếu kế hoạch, hạ thấp mức, khiến cho công nhân dễ vượt. Ngược lại cũng phải chống tư tưởng cầu toàn, ngại khó không tích cực khắc phục khó khăn, tạo điều kiện để thực hiện thưởng tăng năng suất.
2) Cải tiến việc quản lý xí nghiệp, có kế hoạch sản xuất cụ thể của từng đơn vị, từng bộ phận sản xuất.
Cần nghiên cứu bố trí cho thích hợp tổ chức lao động sát với yêu cầu sản xuất từng đơn vị, từng bộ phận, tránh chỗ thừa chỗ thiếu, đảm bảo sản xuất được liên tục.
3) Quy định chế độ trách nhiệm rõ ràng, thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm tra, nghiệm thu về số lượng, chất lượng giá cả của sản phẩm và tăng cường công tác bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật.
4) Nghiên cứu định mức kỹ thuật sản xuất được tốt. Trong quá trình sản xuất phải nắm chắc tình hình và điều kiện sản xuất mới, phân tích được khả người ăng sản xuất tiềm tàng, đúc rút kinh nghiệm dần dần bổ sung, làm cho việc định mức thêm chính xác.
Tóm lại trước khi thực hiện thưởng tăng năng suất cần xác định rõ yêu cầu và điều kiện thưởng, kiểm điểm lại tình hình tổ chức sản xuất, quản lý xí nghiệp và tùy tình hình thực tế của xí nghiệp có kế hoạch cụ thể chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, về tổ chức và về định mức.
II. - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. - Định mức kỹ thuật sản xuất hàng tháng:
Thông tư số 03-LĐ quy định được thưởng tăng năng suất những người đã cố gắng vượt mức hàng tháng (ngày tăng bù cho ngày hụt mức) và đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn nguyên vật liệu.
Định mức kỹ thuật gồm có định mức thời gian và định mức sản lượng.
Định mức thời gian là quy định thời gian cần thiết của một người thợ phải đúng để hoàn thành một sản phẩm nhất định với những chỉ tiêu về kỹ thuật và máy móc thiết bị nhất định.
Định mức sản lượng là căn cứ vào định mức thời gian của từng sản phẩm để quy định số lượng sản phẩm của người thợ phảii hoàn thành trong một thời gian nhất định.
Định mức kỹ thuật sản xuất hàng tháng là căn cứ vào định mức thời gian của từng sản phẩm mà quy định số sản phẩm người thợ phải hoàn với số giờ làm việc tiêu chuẩn trong tháng đó.
2. - Mức để tính thưởng là mức trung bình tiên tiến có căn cứ kỹ thuật.
Thông tư số 03-LĐ quy định cùng cấp bậc cùng làm một tiêu chuẩn công việc, cùng sử dụng những phương tiện sản xuất như máy móc, nguyên vật liệu giống nhau thì định một mức như nhau.
Mức đó phải là mức trung bình tiên tiến có căn cứ kỹ thuật. Nó phản ảnh kịp thời những cái mới trong sản xuất; (kỹ thuật đổi mới, sáng kiến của chiến sĩ, tổ chức lao động và tổ chức sản xuất đổi mới). Nó là mục tiêu phấn đấu của người công nhân để hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất. Tuyệt đối không thể dùng định mức lạc hậu được.
Phương pháp định mức tốt nhất là phải:
a) Nghiên cứu, kiểm tra đầy đủ xem địa điểm công tác, điều kiện và hoàn cảnh làm việc, việc sử dụng công suất máy, phương pháp làm việc của công nhân, việc phân phối sử dụng nhân công, việc cung cấp nguyên vật liệu dụng cụ, v.v.... đã hợp lý chưa.
b) Căn cứ vào kết quả đã phân tích được, thu thập kinh nghiệm tiên tiến của công nhân mà xây dựng cải tiến lại chế độ công tác, sử dụng công suất của máy móc thiết bị có hiệu quả hơn trước, tổ chức địa điểm công tác và phương pháp làm việc hợp lý hơn.
c) Trên cơ sở đã cải tiến chế độ công tác, bố trí sử dụng máy móc thiết bị và phương pháp làm việc mới mà tính toán phân tích định ra mức thời gian hoặc mức sản lượng.
Định mức như trên là định mức theo phương pháp định ngạch kỹ thuật. Với định mức đó, đa số công nhân được cán bộ giúp đỡ nắm được kỹ thuật mới của công việc mình làm và nếu cố gắng thì sẽ đạt và vượt định mức.
Trong khi chưa định được mức kỹ thuật theo phương pháp nói trên, có thể tạm thời làm theo phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với việc suy xét kỹ càng các nhân tố tiên tiến có thể nâng cao được tiêu chuẩn mà xác định. Định mức theo phương pháp thống kê kinh nghiệm tức là căn cứ vào kinh nghiệm và tài liệu thống kê trong quá trình sản xuất của từng cấp bậc thợ để định mức, nhưng cần chú trọng phân tích tổ chức lao động, phương pháp làm việc,… trước có những điểm nào chưa hợp lý cần sửa đổi lại để xác định mức.
Tránh cách làm chỉ căn cứ theo số liệu thống kê được rồi dùng phương pháp tính toán đơn thuần theo một công thức nhất định để định mức, mà không có sự nghiên cứu phân tích đầy đủ.
Việc định mức thời gian do Ban Giám đốc xí nghiệp dự kiến và công đoàn cùng cấp tham gia ý kiến trước khi công bố, tránh áp dụng phương pháp dân chủ bình nghị để định mức.
3. – Cách tính mức sản xuất hàng tháng:
a) Khi một công nhân hoặc một tổ sản xuất một loại sản phẩm nhất định suốt hàng tháng thì lấy thời gian tiêu chuẩn tháng đó chia cho định mức thời gian một sản phẩm của một người thợ nhất định.
Nếu trong tháng đó hoàn thành được một số sản phẩm nhiều hơn số đã quy định thì gọi là vượt mức. Thí dụ:
Thời gian làm việc tiêu chuẩn trong
Tháng………………………200 giờ
Định mức thời gian tiện một pít-tông
(piston) của anh A là…………..2 giờ
Thì định mức sản xuất trong tháng đó
……….100 “pit-tông”
Nếu trong tháng anh A hoàn thành 105 “pit-tông” tức là vượt mức quy định (105-100) 5 “pit-tông” .
b) Khi một công nhân, hoặc một tổ sản xuất trong một tháng phải sản xuất nhiều thứ sản phẩm khác nhau và không thể tính trước được thì cuối tháng cộng gộp số định mức thời gian của những sản phẩm đã hoàn thành để tính, nếu thời gian thực tế đã rút ngắn được so với thời gian quy định thị gọi là vượt định mức
Thí dụ: Trong tháng 11, anh B đã làm việc với thời gian tiêu chuẩn là 200 giờ và đã hoàn thành 4 sản phẩm theo mức quy định thì:
- Sản phẩm thứ 1 phải hoàn thành trong 60giờ
- Sản phẩm thứ 2 phải hoàn thành trong 70giờ
- Sản phẩm thứ 3 phải hoàn thành trong 30giờ
- Sản phẩm thứ 4 phải hoàn thành trong 50giờ
210 giờ
Như vậy là trong tháng 11, anh B đã vượt mức quy định (210-200) 10 giờ.
4) Thời gian tiêu chuẩn dùng để định mức hàng tháng là giờ tiêu chuẩn trong một ngày nhân với số ngày làm việc trung bình hàng tháng theo quy định chung của kế hoạch. Ví dụ: Nếu giờ tiêu chuẩn trong một ngày là 8 tiếng, số ngày trung bình làm việc trong tháng là 25 ngày, thì thời gian để định mức hàng tháng là 200 gờ.
Trong khi định mức sản xuất hàng tháng gặp một trong những trường hợp sau đây được trừ bớt thời gian tiêu chuẩn:
a) Công nhân nghỉ việc vì đau ốm chỉ được trừ một số thời gian theo tỷ lệ ốm trung bình đã quy định trong kế hoạch sản xuất tài vụ của đơn vị, nếu thời gian ốm thực tế nhiều hơn tỷ lệ đã quy định không được tính để trừ thêm. Số thời gian đau ốm cũng chỉ được trừ cho những người trong tháng đó bị ốm được cơ quan Y tế và thủ trưởng đơn vị cho nghỉ để điều dưỡng mà thôi.
Ví dụ: Số ngày thực tế người thợ phải làm trong tháng là 25 ngày tức là 200 giờ. Tỷ lệ ốm trung bình của xí nghiệp quy định là 10% tính ra trong tháng mỗi người nếu ốm nghỉ việc được trừ là 2 ngày ½ hoặc 20 giờ. Nếu người thợ chỉ ốm nghỉ 8 giờ thì được trừ mức thời gian là 8 giờ. Ngược lại ốm phải nghỉ 24 giờ thì cũng chỉ được trừ mức thời gian là 20 giờ quy định của xí nghiệp.
b) Công nhân tạm thời phân công làm một việc khác trong dây chuyền sản xuất nhà máy khi máy móc thiết bị hỏng chưa sửa chữa kịp hoặc thiếu nguyên vật liệu hoặc vì trở ngại vì mưa bão… thì được trừ mức. Truờng hợp máy móc thiết bị hỏng hoặc thiết nguyên vật liệu hoặc vì trở ngại vì mưa bão… mà người thợ nghỉ việc hoặc làm công việc linh tinh để chờ đợi thì không được trừ mức.
c) Công nhân được cấp trên triệu tập và thủ trưởng đơn vị chỉ định đi dự hội nghị hoặc tham gia vào công tác kiến thiết hay xã hội chung thì được trừ mức. Ở xí nghiệp cần phải giữ đúng kỷ luật sản xuất, những cuộc hội nghị của xí nghiệp phải tránh họp trong giờ sản xuất.
d) Khi công nhân đang sản xuất mà phát hiện sự hư hỏng về vật liệu mà không do bản thân gây nên. (Thí dụ: Người thợ tiện pít- tông (piston)đang tiện nửa chừng phát hiện vật liệu bị rỗ do bộ phận đúc làm không đúng phẩm chất) thì được trừ mức sản xuất thời gian tiện pít-tông đó.
e) Công nhân nghỉ vì tai nạn lao động, công nhân nghỉ về thai sản, cho con bú thì được trừ mức theo thể lệ hiện hành.
f) Đối với cán bộ công đoàn bán thoát ly sản xuất ở xí nghiệp được trừ mức trong những ngày hoạt động cho công đoàn theo đúng luật công đoàn và quy định cụ thể của mỗi xí nghiệp.
Những thời gian nghỉ việc khác ngoài những trường hơp trên đây đều không được trừ vào thời gian làm việc tiêu chuẩn để tính mức sản xuất hàng tháng. Cấp lãnh đạo xí nghiệp cũng như công nhân cần nhận rõ thêm, việc trừ mức trên đây là để chiếu cố tinh hình thực tế hiện nay, nhưng phải cố gắng tìm mọi biện pháp khắc phục làm giảm bớt những ngày nghỉ để đẩy mạnh sản xuất được liên tục hơn.
5 – Cách trả tiền thưởng:
a) Giá tiền lương của một sản phẩm (gọi tắt là giá lương) tạm thời quy định là tiền lương tiêu chuẩn (kể cả phụ cấp khu vực) trong mức thời gian đã quy định để hoàn thành sản phẩm đó.
Cách tính lương tiêu chuẩn hàng giờ của công nhân:
Cách tính theo cấp bậc trong một tháng + Phụ cấp khu vực |
Số giờ làm việc trung bình trong tháng |
Thí dụ: Lương tháng của một công nhân của bậc 4 sản nghiệp 3 là 35.620đ phụ cấp khu vực 18% là 6.411đ, số giờ làm việc trung bình hàng tháng là 200 giờ, thì lương tiêu chuẩn hàng giờ của công nhân đó là:
35.620đ + 6.411đ | = 210đ |
200 giờ |
b) Cách tính giá lương của sản phẩm:
Tiền lương tiêu chuẩn hàng giờ |
Định mức sản lượng mỗi giờ |
Cách tính này áp dụng trong trường hợp làm ra nhiều sản phẩm trong giờ. Thí dụ: Thợ bậc 4 nói trên trong một giờ phải làm 30 sản phẩm thì giá lương của một sản phẩm là: 210đ: 30 = 7 đ. Hoặc tiền lương tiêu chuẩn hàng giờ X định mức thời gian.
Cách tính này áp dụng trong trường hợp làm ra một sản phẩm trong nhiều giờ. Thí dụ: Thợ bậc 4 nói trên làm ra một sản phẩm phải 2 giờ thì giá lương của một sản phẩm là: 210đ X 2giờ = 420 đ.
c) Nếu nhiều người thợ cấp bậc khác nhau cùng làm một loại sản phẩm như nhau thì lấy lương bình quân của những người thợ đó để tính giá lương như đã quy định trong Thông tư số 03-LĐ.
d) Cách tính giá lương một sản phẩm của một tổ hoặc nhóm sản xuất:
- Mức lương giờ bình quân mỗi người:
Tiền lương tháng của tổng số công nhân trong tổ + Phụ cấp khu vực |
200 giờ X Tổng số công nhân trong tổ |
- Giá lương của sản phẩm:
Lương giờ bình quân mỗi người X Số người trong tổ |
Định mức sản lượng mỗi giờ |
(Trường hợp 1 giờ làm ra nhiều sản phẩm) hoặc: Lương giờ bình quân mỗi người X Số người trong tổ X định mức thời gian của sản phẩm (trường hợp làm một sản phẩm phải nhiều giờ).
6. - Tỷ lệ thưởng:
Thông tư số 03-LĐ quy định tỷ lệ thưởng từ 40 đến 60% của giá trị tiền công của những sản phẩm vượt mức. Torng phạm vi từ 40 đến 60% mà tùy tính chất quan trọng của từng đơn vị , từng phân xưởng đối với sản xuất mà quy định tỷ lệ cho tích hợp chủ yếu nhằm khuyến khích nâng cao trình độ kỹ thuật.
Cách tính tiền thưởng:
a) Giá lương mỗi sản phẩm X số sản phẩm vượt mức X tỷ lệ thưởng.
Thí dụ: Tỷ lệ thưởng quy định là 50%. Người công nhân bậc 4 (ở trên) trong tháng vược được mức sản xuất 5 cái pit-tông thì tiền thưởng là
b)
(Lương tháng + Phụ cấp khu vực X Số giờ vượt mức X Tỷ lệ) |
Số giờ làm việc trung bình hàng tháng |
Thí dụ: Người công nhân bậc 4 (nói trên) làm 4 loại sản phẩm trong một tháng và vượt mức quy định 10 tiếng (theo thí dụ ở mục 3b) thì tiền thưởng là:
Cách trả tiền thưởng:
- Tiền thưởng tăng năng sấut tính trả hàng tháng như đã quy định trong Thông tư số 03-LĐ. Nhưng nếu trong quá trình sản xuất của tháng đó người công nhân tự mình làm hỏng dụng cụ, máy móc, nguyên vật liệu hoặc phế phẩm quá tỷ lệ đã quy định, xí nghiệp sẽ căn cứ vào sự thiệt hại để giảm cả hoặc giảm bớt một phần số tiền thưởng người công nhân đó được tính.
- Tiền thưởng lấy ở quỹ tiền lương quy định trong kế hoạch sản xuất tài vụ của xí nghiệp.
7. Đối tượng áp dụng thưởng tang năng suất:
Thông tư số 03-LĐ quy định thưởng tăng năng suất áp dụng cho công nhân ăn lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ đã vượt mức sản xuất hoặc rút ngắn tiêu chuẩn thời gian sản xuất. Đối với những công nhân khuân vác vật liệu công việc có mức và yêu cầu tăng số lượng thì vẫn quy định thưởng tăng năng suất.
Hiện nay việc thi hành chế độ thưởng tăng năng suất, tuy đã có ít nhiều kết quả và đúc rút được một số kinh nghiệm, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn mắc mứu và phạm nhiều khuyết điểm trong khi thực hiện ở các cơ sở. Đề nghị các Bộ, các ngành, các cơ quan Lao động và Liên hiệp Công đoàn các địa phương tổ chức phổ biến Thông tư này và có kế hoạch hướng dẫn cụ thể cho các cơ sở thi hành từng bước tiến tới mở rộng dần dần việc thực hiện sau khi đã có những kinh nghiệm thực tế.
| BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.