BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2020/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2020 |
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng: Vụ Pháp chế; Vụ Kế hoạch - Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp Giấy báo tử và thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Thông tư này quy định cách ghi Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong: Cấp, cấp lại Giấy báo tử và báo cáo thống kê số liệu tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong; cấp, cấp lại Giấy báo tử và báo cáo thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 3. Thẩm quyền ký Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong và cấp, cấp lại Giấy báo tử
Thủ trưởng, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 2 Thông tư này có thẩm quyền ký Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong và cấp, cấp lại Giấy báo tử. Thủ trưởng, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật có thể Ủy quyền bằng văn bản cho người khác ký Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong và cấp, cấp lại Giấy báo tử. Người ủy quyền và người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ủy quyền và văn bản do mình ký.
Điều 4. Quy định về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
1. Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong chi sử dụng cho cơ quan y tế với mục đích thống kê, xây dựng kế hoạch, chính sách, nghiên cứu, phân tích cấu trúc dân cư, đánh giá công tác chăm sóc và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
2. Khi xác định tình trạng người bệnh đã tử vong bằng chết sinh học: ngừng thở, ngừng tim, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh tử vong có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo màu Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không cấp cho người thân thích của người tử vong mà được lưu cùng Bản kiểm thảo tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; làm cơ sở báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Quy định về việc cấp, cấp lại Giấy báo tử
1. Cấp Giấy báo tử
Sau khi xác định tình trạng người bệnh đã tử vong, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy báo tử quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Người thân thích của người tử vong theo quy định tại Khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy báo tử được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho người thân thích của người tử vong để làm thủ tục khai tử và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
2. Cấp lại Giấy báo tử
a) Trường hợp nhầm lẫn khi ghi chép Giấy báo tử:
Người thân thích của người tử vong làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy báo tử lần đầu cho người tử vong. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được các giấy tờ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy báo tử có nhầm lẫn để hủy; đơn và giấy tờ chứng minh được lưu cùng với bệnh án đang lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giấy báo tử được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy báo tử cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 05 ngày làm việc.
Giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn: đối với trường hợp nhầm lẫn về họ, chữ đệm, tên người tử vong, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, số chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân, số định danh cá nhân của người tử vong thì gửi kèm bản phô tô một trong các giấy tờ chứng minh sự nhầm lẫn sau đây: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân thể hiện nội dung nhầm lẫn do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú) và mang theo bản chính các giấy tờ chứng minh sự nhầm lẫn để đối chiếu.
b) Trường hợp mất, rách, nát Giấy báo tử:
Người thân thích của người tử vong phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp Giấy báo tử lần đầu. Trong thời hạn tối đa là 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được Đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy báo tử bị rách, nát; kiểm tra thông tin trong đơn và đối chiếu với bản Giấy báo tử lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp. Giấy báo tử được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy báo tử cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 05 ngày làm việc.
1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Mẫu giấy sau đây:
a) Mẫu Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục I;
b) Mẫu Giấy báo tử tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh quy định tại Phụ lục II;
c) Đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử quy định tại Phụ lục III.
2. Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong là khổ giấy A4 (210 x 297 mm). Được in và ghi các thông tin liên quan đến người tử vong. Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong sẽ được kèm theo và lưu cùng bệnh án của người tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Giấy báo tử được in sắn và đóng thành sổ. Kích thước của Sổ Giấy báo tử là khổ giấy A4 (210 x 297 mm). Mỗi trang trong sổ được chia thành 02 phần có nội dung giống nhau để ghi các thông tin liên quan đến người tử vong. Liên thứ nhất được giao cho người thân thích của người tử vong, liên thứ 02 giữ lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để lưu trữ thông tin. Trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang sử dụng phần mềm quản lý thì không phải đóng thành sổ, nhưng phải bảo đảm in và cấp Giấy báo tử theo đúng mẫu quy định tại Thông tư này.
4. Bộ Y tế có trách nhiệm cung cấp mẫu Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, mẫu Giấy báo tử trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự in ấn Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong và Giấy báo tử để sử dụng.
5. Cách ghi: Hướng dẫn cụ thể tại các Mẫu giấy ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Báo cáo thống kê số liệu Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong và Giấy báo tử
1. Nội dung báo cáo thống kê về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: số lượng Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện lập Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong. Các thông tin có trong Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong sẽ được báo cáo đồng thời cùng với báo cáo thống kê về cấp Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Việc báo cáo thống kê số liệu cấp Giấy báo tử được quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BYT ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản ngành y tế và Thông tư số 37/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành y tế.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.
Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp
Mẫu giấy báo tử do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm xây dựng tài liệu chuyên môn, tập huấn, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 2 Thông tư này triển khai các hoạt động ghi Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới; xây dựng hệ thống quản lý thông tin nguyên nhân tử vong tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 2 Thông tư này báo cáo thống kê số liệu Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong và Giấy báo tử theo quy định về chế độ báo cáo thống kê ngành y tế.
3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng y tế ngành và các đơn vị liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao để chỉ đạo thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020 ngày 28 tháng 12 năm 2020)
PHIẾU CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TỬ VONG
Thông tin chung về hành chính Họ và tên:…………………………………………………………………………………………………... Mã số người bệnh:………………………………………………………………………………………… |
|||||||||||||||||
Giới tính |
£ Nữ |
£ Nam |
£ Không rõ |
||||||||||||||
Ngày/tháng/năm sinh |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày/tháng/năm tử vong |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần A: Thông tin về Y tế: Mục 1 và 2 |
|||||||||||||||||
Mục 1. |
Chuỗi sự kiện |
|
Chẩn đoán nguyên nhân tử vong |
Khoảng thời gian ước tính từ khi khởi phát sự kiện đến khi tử vong |
|||||||||||||
nguyên nhân tử vong trực tiếp* |
|
a |
|
|
|||||||||||||
Chuỗi sự kiện (bệnh dòng dưới dẫn đến nguyên nhân của bệnh dòng trên) Dòng cuối cùng của chuỗi là nguyên nhân chính gây tử vong |
|
b |
|
|
|||||||||||||
|
c |
|
|
||||||||||||||
|
d |
|
|
||||||||||||||
Mục 2. Bệnh/tình trạng quan trọng khác góp phần vào tử vong |
|
|
|||||||||||||||
Lưu ý: Đây không phải là hình thức tử vong, ví dụ: suy tim, suy hô hấp mà là bệnh, chấn thương hoặc biến chứng gây ra tử vong.
Phần B: Các thông tin y tế khác |
|||||||||||||||||||||||||||||
1. Phẫu thuật có được thực hiện trong vòng 4 tuần qua? |
£ Có |
£ Không |
£ Không biết |
||||||||||||||||||||||||||
1.1 Nếu có xin vui lòng ghi rõ ngày phẫu thuật (ngày,tháng,năm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||
1.2 Nếu có, vui lòng ghi rõ lý do phải phẫu thuật (bệnh hoặc tình trạng) |
|
||||||||||||||||||||||||||||
2. Đã khám nghiệm tử thi? |
£ Có |
£ Không |
£ Không biết |
||||||||||||||||||||||||||
Nếu có khám nghiệm tử thi, kết quả khám nghiệm tử thi có được sử dụng để ghi trong phiếu chẩn đoán NNTV? |
£ Có |
£ Không |
£ Không biết |
||||||||||||||||||||||||||
3. Hình thức tử vong |
|||||||||||||||||||||||||||||
£ Bệnh |
£ Bị tấn công |
£ Không thể xác định |
|||||||||||||||||||||||||||
£ Tai nạn |
£ Liên quan đến pháp luật (Chấp hành bản án tử hình hoặc bị lực lượng chức năng bắn chết khi phạm tội hoặc do bị trúng đạn...) |
£ Chờ điều tra |
|||||||||||||||||||||||||||
£ Cố ý làm hại bản thân |
£ Chiến tranh |
£ Không biết |
|||||||||||||||||||||||||||
Thông tin về nguyên nhân bên ngoài của chấn thương hoặc ngộ độc: |
Ngày bị chấn thương |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||
Mô tả nguyên nhân bên ngoài dẫn đến chấn thương (Nếu ngộ độc, vui lòng ghi rõ chất gây ngộ độc) |
|
||||||||||||||||||||||||||||
4. Nơi xảy ra tử vong do nguyên nhân bên ngoài |
|||||||||||||||||||||||||||||
£ Tại nhà |
£ Khu dân cư |
£ Trường học, khu hành chính khác, |
£ Khu thể thao |
||||||||||||||||||||||||||
£ Trên đường đi |
£ Khu thương mại và dịch vụ |
£ Khu công nghiệp |
£ Nông trại |
||||||||||||||||||||||||||
£ Địa điểm khác (vui lòng ghi rõ): |
£ Không biết |
||||||||||||||||||||||||||||
Tử vong thai nhi hoặc trẻ sơ sinh |
|||||||||||||||||||||||||||||
Đa thai |
£ Có |
£ Không |
£ Không biết |
||||||||||||||||||||||||||
Sinh non |
£ Có |
£ Không |
£ Không biết |
||||||||||||||||||||||||||
Nếu chết trong vòng 24h, ghi rõ số giờ sống sót sau sinh |
|
Cân nặng khi sinh (gram) |
|||||||||||||||||||||||||||
Số tuần mang thai của thai kỳ |
|
Tuổi của mẹ (năm) |
|||||||||||||||||||||||||||
Nếu là chết chu sinh, xin vui lòng cho biết tình trạng của người mẹ có ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh |
|
||||||||||||||||||||||||||||
Người chết có đang mang thai không? |
£ Có |
£ Không |
£ Không biết |
||||||||||||||||||||||||||
£ Tại thời điểm tử vong |
£ Trong vòng 42 ngày trước khi tử vong |
||||||||||||||||||||||||||||
£ Từ 43 ngày đến 1 năm trước khi chết |
□ Không biết |
||||||||||||||||||||||||||||
Việc mang thai có góp phần gây ra tử vong không? |
£ Có |
£ Không |
£ Không biết |
||||||||||||||||||||||||||
Kết luận: Chẩn đoán nguyên nhân chính gây tử vong: …………………………………………
Mã TCD 10: ………………
Người lập phiếu |
…..ngày…..
tháng….. năm 20….. |
Lưu ý: Trường hợp bệnh nhân tử vong khi đang trên đường đi cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn làm Phiếu chuẩn đoán nguyên nhân tử vong, trường hợp không rõ nguyên nhân tử vong thì ghi không xác định.
HƯỚNG DẪN ĐIỀN PHIẾU CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TỬ VONG
Thông tin chung về hành chính:
- Họ và tên: Họ, chữ đệm, tên của người tử vong ghi bằng chữ in hoa, có dấu. Trường hợp trẻ sơ sinh tử vong chưa có tên thì ghi tên của cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ.
- Giới tính: tích (ü) vào ô tương ứng
- Ngày/tháng/năm sinh (năm dương lịch): ghi bằng số vào các ô tương ứng. Ví dụ: 15/01/1950
- Ngày/tháng/năm tử vong (năm dương lịch): ghi bằng số vào các ô tương ứng. Ví dụ: 02/11/2020
Phần A: Thông tin về y tế gồm 2 mục: Mục 1 để mô tả những bệnh có liên quan trong chuỗi các sự kiện trực tiếp dẫn đến tử vong với các cột bên phải về nguyên nhân tử vong, khoảng thời gian ước tính từ khi khởi phát sự kiện đến khi tử vong; Mục 2 là bệnh hoặc tình trạng quan trọng khác góp phần vào tử vong.
*Cách ghi cột chẩn đoán nguyên nhân gây tử vong:
Nguyên nhân chính gây tử vong là một bệnh, một tình trạng hay một hoàn cảnh tai nạn mà nếu không có nó thì bệnh nhân đã không tử vong. Khi một bệnh dẫn đến nhiều biến chứng liên tiếp để gây tử vong, thì nguyên nhân chính gây tử vong là bệnh ban đầu.
Thuật ngữ “chuỗi sự kiện” đề cập đến hai hoặc nhiều bệnh được ghi vào các dòng b, c hoặc d ở Mục 1.; Mỗi bệnh ghi ở dòng phía dưới là nguyên nhân có thể của bệnh ghi ở dòng phía trên (mối quan hệ nhân quả giữa 2 bệnh).
• Nếu chỉ có một nguyên nhân tử vong, chỉ cần điền nguyên nhân vào dòng thứ nhất (a), lấy nguyên nhân này là nguyên nhân chính.
Ví dụ: tử vong do tự tử hoặc do đánh nhau
• Nếu có nhiều nguyên nhân tử vong:
Nguyên nhân trực tiếp điền vào (a), nguyên nhân gây ra (a) được ghi vào dòng (b), và tương tự như vậy cho dòng tiếp sau. Như vậy nguyên nhân khởi đầu chuỗi sự kiện dẫn đến tử vong sẽ được điền vào dòng dưới cùng.
*Cách ghi cột khoảng thời gian ước tính từ khi khởi phát đến khi tử vong:
Khoảng thời gian là thời gian từ khi khởi phát của mỗi tình trạng/bệnh được ghi trên giấy chứng nhận và ngày tử vong.
Ví dụ về việc ghi thông tin Phần A của phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong:
Phần A: Thông tin y tế: Mục 1 và Mục 2 |
|||||
Mục 1 - Nguyên nhân/bệnh trực tiếp dẫn đến tử vong ghi vào dòng (a) - Tình trạng bệnh tật/nguyên nhân dẫn đến tình trạng bên trên (nguyên nhân trung gian) - Nguyên nhân chính gây tử vong được ghi ở dòng suối cùng của chuỗi sự kiện |
|
|
Nguyên nhân |
Khoảng thời gian từ khi khởi phát bệnh đến khi tử vong |
|
a |
Xuất huyết não |
4 tiếng |
|||
b |
Ung thư di căn nào |
4 tháng |
|||
c |
Ung thư vú. |
5 năm |
|||
d |
………………………………………….. |
|
|||
Mục 2 Các tình trạng, điều kiện sức khỏe khác góp phần dẫn đến tử vong (khoảng thời gian, xuất hiện tình trạng bệnh ghi trong dấu ngoặc đơn) |
Tăng huyết áp (3 năm), Tiểu đường (10 năm) |
||||
* Chẩn đoán nguyên nhân chính gây tử vong: Ung thư vú
Phần A - Mục 2 ghi thông tin về bất kỳ bệnh điển hình nào khác góp phần vào hậu quả tử vong nhưng không liên quan trực tiếp đến bệnh hoặc tình trạng bệnh gây ra tử vong.
Phần B- Các thông tin y tế khác của giấy chứng nhân tử vong để thu thập các thông tin liên quan đến phẫu thuật (nếu tử vong liên quan đến phẫu thuật), thông tin về hình thức tử vong, nơi xảy ra tử vong do nguyên nhân bên ngoài, tử vong đối với thai nhi và trẻ sơ sinh và thông tin liên quan đến tử vong mẹ. Tích chọn vào ô tương ứng
Phần Kết luận: Ghi rõ chẩn đoán nguyên nhân chính gây tử vong và mã ICD 10 tương ứng, Trường hợp người bệnh tử vong trên đường chuyển tuyến/ được chuyển từ nơi khác đến thì đơn vị được chuyển đến không xác định được nguyên nhân tử vong sẽ ghi là không xác định
Cuối cùng ghi rõ người lập biểu.
Thủ trưởng cơ quan khám chữa bệnh ký, đóng dấu./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.