BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2016/TT-BYT | Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016 |
QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN - MỨC TIẾP XÚC CHO PHÉP TIẾNG ỒN TẠI NƠI LÀM VIỆC
Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
Điều 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
Ban hành kèm theo Thông tư này QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.
Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN - MỨC TIẾP XÚC CHO PHÉP TIẾNG ỒN TẠI NƠI LÀM VIỆC
National Technical Regulation on Noise - Permissible Exposure Levels of Noise in the Workplace
Lời nói đầu
QCVN 24:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động biên soạn, Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN - MỨC TIẾP XÚC CHO PHÉP TIẾNG ỒN TẠI NƠI LÀM VIỆC
National Technical Regulation on Noise - Permissible Exposure Levels of Noise in the Workplace
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn tại nơi làm việc.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có các hoạt động gây ra tiếng ồn tại nơi làm việc tác động đến thính lực người lao động.
Quy chuẩn này không áp dụng cho người làm việc sử dụng tai nghe.
1. Mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc không vượt quá các giá trị quy định tại bảng 1.
Bảng 1. Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc
Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn | Giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) - dBA |
8 giờ | 85 |
4 giờ | 88 |
2 giờ | 91 |
1 giờ | 94 |
30 phút | 97 |
15 phút | 100 |
7 phút | 103 |
3 phút | 106 |
2 phút | 109 |
1 phút | 112 |
30 giây | 115 |
Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.
2. Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động quy định tại bảng 2.
Bảng 2. Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động ở các dải ốc ta
Vị trí lao động | Mức áp suất âm chung hoặc tương đương không quá (dBA) | Mức áp suất âm ở các dải ốc ta với tần số trung tâm (Hz) không vượt quá (dB) | |||||||
63 | 125 | 250 | 500 | 1000 | 2000 | 4000 | 8000 | ||
1. Tại vị trí làm việc, lao động, sản xuất trực tiếp | 85 | 99 | 92 | 86 | 83 | 80 | 78 | 76 | 74 |
2. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa không có thông tin bằng điện thoại, các phòng thí nghiệm, thực nghiệm, các phòng thiết bị máy có nguồn ồn. | 80 | 94 | 87 | 82 | 78 | 75 | 73 | 71 | 70 |
3. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa có thông tin bằng điện thoại, phòng điều phối, phòng lắp máy chính xác, đánh máy chữ. | 70 | 87 | 79 | 72 | 68 | 65 | 63 | 61 | 59 |
4. Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch. | 65 | 83 | 74 | 68 | 63 | 60 | 57 | 55 | 54 |
5. Các phòng lao động trí óc, nghiên cứu thiết kế, thống kê, lập chương trình máy tính, phòng thí nghiệm lý thuyết và xử lý số liệu thực nghiệm. | 55 | 75 | 66 | 59 | 54 | 50 | 47 | 45 | 43 |
Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.
3. Trang bị bảo hộ cá nhân: Tại nơi làm việc, nếu chưa thực hiện được các giải pháp giảm mức áp suất âm xuống dưới 85 dBA thì phải thực hiện chế độ bảo vệ thính lực cho người lao động. Trang bị bảo vệ thính lực cho người lao động phải đạt yêu cầu ở bảng 3.
Bảng 3. Yêu cầu trang bị cá nhân bảo vệ thính lực
Mức áp âm (dBA) | Hiệu suất giảm ồn của trang bị bảo vệ thính lực (dBA) |
<90 | 10-13 |
Từ 90 đến <95 | 14-17 |
Từ 95 đến <100 | 18-21 |
Từ 100 đến <105 | 22-25 |
Từ 105 đến <110 | ≥ 26 |
4. Trường hợp tiếp xúc với các mức áp suất âm khác nhau trong một ca làm việc: Tổng mức tiếp xúc với tiếng ồn không được vượt quá 1 và được tính theo công thức sau:
D = [C1/T1 + C2/T2 + ... + Cn/Tn] ≤ 1
Trong đó:
D là tổng mức tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày làm việc.
C1, C2 ,…. Cn là khoảng thời gian tiếp xúc thực tế thứ 1, 2,...n tương ứng với mức tiếng ồn thực tế đo được trong khoảng thời gian đó.
T1, T2 …. Tn là khoảng thời gian tiếp xúc cho phép tương ứng với mức tiếng ồn thực tế đo được trong khoảng thời gian C1, C2, ….Cn.
Đo tiếng ồn nơi làm việc theo các phương pháp sau:
1. TCVN 9799:2013 (ISO 9612:2009) Âm học - Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp - Phương pháp kỹ thuật.
2. Phương pháp 1910.95 App G (OSHA - Monitoring noise levels).
1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với tiếng ồn phải định kỳ tổ chức đo kiểm tra tiếng ồn nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc.
3. Nếu tiếng ồn nơi làm việc vượt mức giới hạn cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho tiêu chuẩn về tiếng ồn trong Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức việc thực hiện quy chuẩn này.
3. Căn cứ thực tiễn yêu cầu quản lý, Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
4. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế về tiếng ồn được viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.