BỘ Y TẾ | VIỆT |
Số: 21-BYT-TT | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 1962 |
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG PHÙ HIỆU KIỂM DỊCH VÀ CHẾ ĐỘ TRANG PHỤC CHO CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC KIỂM DỊCH TẠI CÁC HẢI CẢNG, SÂN BAY VÀ CÁC CỬA KHẨU DỌC THEO BIÊN GIỚI
Kính gửi: | - Ủy ban hành chính khu Tự trị Việc Bắc, |
Thi hành Nghị định số 248-TTg ngày 19-5-1959, của Phủ thủ tướng về tổ chức kiểm dịch, Bộ Y tế đã có Thông tư số 01-BYT-TT ngày 08-02-1960 quy định mẫu cờ, dấu, phù hiệu kiểm dịch và chế độ trang phục cho cán bộ làm công tác kiểm dịch tại các Hải cảng, sân bay và các cửa khẩu dọc theo biên giới.
Để phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo thống nhất về chế độ trang phục đối với các cán bộ làm công tác kiểm dịch, sau khi trao đổi và được sự thỏa thuận của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính theo Công văn số 307-TC-HCVX ngày 26-11-1962 của Bộ Tài chính, Bộ sửa đổi mẫu phù hiệu và bổ sung về chế độ trang phục cho các cán bộ làm công tác kiểm dịch như sau:
Thông tư số 01-BYT-TT ngày 08-02-1960 quy định phù hiệu hình quả tim, thêu bằng kim tuyến, cao 42 ly rộng 45 ly, nền tím than, quanh phía ngoài viền màu vàng phía trong viền có hai cành từng màu vàng phía trên có dấu Hồng Thập tự màu đỏ nằm trên một nền tròn nhỏ màu trắng. Trong lòng phù hiệu có hai cánh chim nằm ngang màu trắng. Bánh xe lửa màu đen và mỏ neo nằm dọc màu đỏ, chồng lên nhau.
Nay sửa đổi và bổ sung:
a) Phù hiệu đính ở trước mũ lưỡi trai.
- Hình quả tim, cao 5,5cm, rộng 5,5cm, nền tím than, hai cành tùng viền xung quanh thêu màu vàng.
- Khối hình mẫu. Mỏ neo cao 3cm sơn màu vàng, hai cánh chim, nằm ngang màu trắng dài 3,5cm làm nổi, mạ kèn, bánh xe sơn màu xanh lá cây. Chữ thập sơn màu đỏ nằm trong một nền tròn nhỏ màu trắng. Tất cả được dập bằng một khối kim loại liền và đính lên trên nền phù hiệu.
b) Phù hiệu đeo ở hai ve cổ áo.
- Hình bình hành dài 5,5cm rộng 3,5cm.
- Nền tím than.
- Khối hình mẫu (mỏ neo, cánh chim, bánh xe, chữ thập) cũng là khối hình mẫu đính ở phù hiệu cũ.
c) Hai loại phù hiệu trên do Bộ làm thống nhất và phát cho các cán bộ làm công tác kiểm dịch ở các địa phương.
Nay sửa đổi và bổ sung:
1. Những cán bộ chuyên tránh làm công tác kiểm dịch được cấp phát:
- Hai bộ quần áo ka-ki
- Một ruột áo bông dài tay (một mặt bọc bằng vải sô, một mặt bọc bằng vải thường, tất cả nặng ba lạng) để lồng vào áo dài tay mùa đông và cứ bốn năm được cấp lại một lần.
2. Những trang phục trên, nếu hết thời gian sử dụng, thì được cấp phát cái mới. Nếu dùng chưa hết hạn mà thôi việc hoặc đổi công tác khác thì phải trả lại cơ quan.
3. Những trang phục cấp phát cho cán bộ làm công tác kiểm dịch do kinh phí của các địa phương dự trù may sắm.
4. Ngoài ra mỗi cán bộ phải tự may thêm một bộ quần áo ka-ki nữa để cần dùng vào trong khi cộng tác.
- Những điểm trong Thông tư số 01-BYT-TT ngày 08-02-1960 nếu không sửa đổi và bổ sung thì vẫn còn hiệu lực.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Trong khi thi hành có gì khó khăn, phản ánh về Bộ để nghiên cứu giải quyết.
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.