BỘ Y TẾ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 17-BYT-TT | Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 1965 |
TUYỂN SINH Y SĨ CÔNG TÁC Ở KHU VỰC PHÒNG BỆNH ĐI HỌC CHUYÊN TU TẬP TRUNG LÊN BÁC SĨ NIÊN KHÓA 1965 – 1966
Kính gửi: | - Ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh, |
Để tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo và bồi dưõng cho cán bộ của ngành từ trình độ trung cấp lên cao cấp theo chế độ học tập trung chuyên tu, Bộ chủ trương đến tháng 9 năm 1965 sẽ tiếp tục mở một lớp chuyên tu tập trung cho anh chị em y sĩ làm công tác phong trào phải đi lưu động luôn và anh em công tác ở miền núi, phụ nữ không có điều kiện học tập bổ túc tại chức.
Để thực hiện chủ trương trên, Bộ quy định một số chính sách, tiêu chuẩn, nguyên tắc và kế hoạch tuyển sinh như sau:
1. Là y sĩ công tác lưu động lâu năm và hiện nay vẫn công tác lưu động;
2. Y sĩ người dân tộc thiểu số.
1. Chính trị: Lý lịch phải thật rõ ràng và trong sạch, phẩm chất chính trị tốt, có nhiệt tình hăng say công tác, chấp hành đầy đủ mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, có ý thức tổ chức và kỷ luật, tư cách đạo đức, tinh thần phục vụ tốt, hoàn thanh mọi nhiệm vụ và chỉ tiêu công tác của cơ quan giao cho, được tín nhiệm với cán bộ và quần chúng chung quanh.
2. Thâm niên chuyên môn:
Là y sĩ đã có 6 năm thâm niên chuyên môn và liên tục công tác kể từ ngày tốt nghiệp đến nay, thâm niên được tính từ ngày tốt nghiệp y sĩ đến ngày 30-09-1965.
Riêng các đối tượng sau đây được rút tiêu chuẩn thâm niên:
a) Thâm niên 5 năm:
- Y sĩ làm công tác lưu động, hải đảo, miền núi liên tục 4 năm liền: 1961, 1962, 1963, 1964;
- Y sĩ đã được Chính phủ tặng thưởng huân chương và huy chương Kháng chiến, Chiến thắng, huân chương Lao động;
- Cán bộ miền Nam tập kết:
- Y sĩ công tác lưu động là chiến sĩ thi đua 1964;
- Y sĩ trưởng phòng huyện, đội trưởng các đội lưu động, y sĩ trưởng phòng nghiệp vụ của các Sở, Ty Y tế.
b) Thâm niên 3 năm:
- Là y sĩ người dân tộc thiếu số;
- Là chiến sĩ thi đua liên tục 3 năm liền: 1962, 1963, 1964.
3. Văn hóa:
Đã học hết văn hóa lớp 8 trở lên (kèm theo bản sao học bạ lớp 8).
4. Sức khỏe: Phải có đầy đủ sức khỏe để theo học và công tác sau này, không mắc các bệnh truyền nhiễm, mãn tính đang trong thời kỳ điều trị.
5. Tuổi: Không quá 45 tuổi.
III. NGUYÊN TẮC, KẾ HOẠCH VÀ THỦ TỤC TUYỂN SINH
1. Việc bồi dưỡng, bổ túc chuyển cấp cho cán bộ là một chính sách đề bạt những cán bộ tốt có nhiều công lao thành tích trong công tác xây dựng ngành, những cán bộ có lập trường, tư tưởng vững vàng được thể hiện ở tinh thần khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt kế hoạch công tác của ngành và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vì vậy khi xét chọn cán bộ đi học các địa phương, các ngành cần tuyển chọn thật đúng đối tượng và tiêu chuẩn đã được quy định.
2. Đối tượng tuyển sinh lớp này chủ yếu là y sĩ công tác ở khu vực phòng bệnh để đào tạo bác sĩ chuyên khoa vệ sinh phòng dịch học theo chế độ chuyên tu tập trung; những y sĩ làm công tác hành chính, tổ chức và điều trị chung, nếu tự nguyện xin học lớp này thì cũng được nằm trong diện xét chọn đi học.
3. Những y sĩ mắc sai lầm khuyết điểm đã bị thi hành kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả kỷ luật của chính quyền và đoàn thể) trong năm 1963 và năm 1964 đều không được nằm trong diện xét chọn đi học.
4. Những y sĩ, năm 1961 đã được Bộ tuyển chọn học hàm thụ văn hóa khóa 3 theo chương trình văn hóa cấp III của ngành, năm nay các Sở, Ty Y tế và các cơ quan trung ương cũng xét duyệt tuyển sinh theo nguyên tắc chung, nếu ai đủ tiêu chuẩn như thông tư này đã quy định thì các Sở, Ty Y tế và các cơ quan trung ương lập hồ sơ tuyển sinh và xét duyệt theo thủ tục chung.
5. Tất cả các y sĩ được xét chọn đi học đều phải qua kỳ thi kiểm tra văn hóa lớp 8 để vào học lớp 9 và 10 và nghiệp vụ chuyên môn, không một trường hợp nào được miễn thi.
Nội dung thi: toán, lý, hóa và nghiệp vụ chuyên môn theo chương trình y sĩ trung cấp.
6. Việc tuyển sinh và thi kiểm tra văn hóa Bộ giao cho trường Đại học Y khoa phụ trách, sau khi xét duyệt hồ sơ và thi kiểm tra văn hóa xong; trường Đại học Y khoa sẽ lập danh sách và điểm thi của từng thí sinh để trình Bộ xét duyệt.
Hồ sơ và danh sách của các cán bộ được các cơ quan xét duyệt cho đi học gửi về cho trường Đại học Y khoa sau khi đã được Ủy ban hành chính thành, tỉnh và các Bộ sở quan xét duyệt.
Việc ra quyết định cử cán bộ đi học quy định như sau:
- Cán bộ công tác ở các Sở, Ty Y tế thuộc quyền quản lý của Ủy ban hành chính thành, tỉnh thì do Ủy ban hành chính thành, tỉnh xét duyệt và ra quyết định cử cán bộ đi học;
- Cán bộ công tác ở các đơn vị trực thuộc trung ưong, nếu đơn vị đó thuộc Bộ nào thì do Bộ đó ra quyết định cử cán bộ đi học;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thì Bộ ủy nhiệm cho các thủ trưởng các đơn vị xét duyệt và ra quyết định cử cán bộ đi học và báo cáo danh sách về Bộ. Các đơn vị xét duyệt cử cán bộ đi học cần phải báo cáo và thống nhất với Bộ trước khi ra quyết định.
7. Hồ sơ xin học gồm có:
- Đơn xin học;
- Quyết định cử cán bộ đi học;
- Một bản sơ yếu lý lịch (theo mẫy lý lịch quản lý cán bộ của cơ quan);
- Một bản kiểm điểm về lập trường tư tưởng, tư cách đạo đức, tinh thần công tác, có nhận xét của cơ quan;
- Giấy khám sức khỏe;
- Một bản sao văn bằng tốt nghiệp y sĩ hoặc quyết định công nhận tốt nghiệp y sĩ;
- Một bản sao giấy chứng nhận trình độ văn hóa;
- Một giấy chứng nhận là chiến sĩ thi đua và giấy chứng nhận làm công tác lưu động.
(Tất cả các bản sao đều phải do Ủy ban hành chính từ cấp huyện hoặc tương đương trở lên ký sao).
8. Thời hạn nộp hồ sơ về cho trường Đại học Y khoa hạn cuối cùng là 30 tháng 06 năm 1965.
Nhận được thông tư này, đề nghị các Sở, Ty Y tế và các cơ quan trung ương cho phổ biến và tiến hành tuyển sinh đúng theo tiêu chuẩn, thủ tục và kế hoạch như thông tư đã quy định; khi thi hành nếu có những khó khăn gì thì báo cáo ngày về Bộ để nghiên cứu và giải quyết.
| BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.