BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2018/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2018 |
Căn cứ Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật thành lập, cập nhật bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia và thể hiện đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên các sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
Thông tư này quy định về thành lập, cập nhật bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia và thể hiện đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên các sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý; thành lập, cập nhật bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia; xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý; thành lập bản đồ; sản xuất xuất bản phẩm bản đồ có thể hiện đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
1. Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia là bản đồ biên giới quốc gia được thành lập trong hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia; bản đồ chuẩn biên giới quốc gia được lập ở các tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000, 1:2.500.000, 1:3.500.000, 1:6.000.000, 1:9.000.000, 1:15.000.000.
2. Điểm đặc trưng đường biên giới quốc gia trên đất liền là vị trí nơi đường biên giới quốc gia bắt đầu, kết thúc, chuyển hướng; vị trí giao nhau của đường biên giới quốc gia với các đối tượng địa lý; điểm đặc trưng địa hình trên đường biên giới được mô tả trong các tài liệu pháp lý về biên giới.
3. Điểm đặc trưng phân bố lãnh thổ là vị trí xa nhất liên quan tới phạm vi chủ quyền lãnh thổ phần đất liền, vùng biển Việt Nam về các hướng; các đối tượng địa lý để xác định các đường ranh giới trên biển.
4. Bản đồ phụ là bản đồ có tỷ lệ lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn tỷ lệ của bản đồ chính để bổ sung nội dung cho bản đồ chính.
Điều 4. Cơ sở toán học và độ chính xác bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia
1. Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000 theo quy định của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ tương ứng.
2. Cơ sở toán học của bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:2.500.000, 1:3.500.000, 1:6.000.000, 1:9.000.000, 1:15.000.000 quy định như sau:
a) Lưới chiếu hình nón đứng đồng góc 2 vĩ tuyến chuẩn là 11o vĩ độ Bắc, 21o vĩ độ Bắc; kinh tuyến trục 108 o kinh độ Đông; vĩ tuyến gốc 4o vĩ độ Bắc;
b) Mật độ lưới kinh tuyến, vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ quy định như sau:
Tỷ lệ | Tỷ lệ | Tỷ lệ | Tỷ lệ | Tỷ lệ |
2o x 2o | 3o x 3o | 4o x 4o | 4o x 4o | 4o x 4o |
3. Độ chính xác bản đồ thuộc phạm vi lãnh thổ quốc gia láng giềng theo độ chính xác của tài liệu sử dụng.
Điều 5. Nội dung bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia
Nội dung bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia bao gồm:
1. Địa hình, thủy văn, giao thông, dân cư, địa giới hành chính, địa danh, phủ thực vật và các đối tượng có liên quan.
2. Đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, điểm cơ sở, đường cơ sở, điểm đặc trưng đường biên giới quốc gia, điểm đặc trưng phân bố lãnh thổ và các đối tượng địa lý có liên quan; tọa độ các điểm của ranh giới vùng biển Việt Nam.
Điều 6. Phạm vi thành lập và thể hiện của bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia
1. Phạm vi thành lập bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia quy định như sau:
a) Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 được thành lập cho các khu vực đô thị, khu vực phát triển đô thị, khu chức năng đặc thù, khu vực cần lập quy hoạch phân khu và quy hoạch nông thôn, khu vực biên giới các tỉnh từ Tây Ninh đến Kiên Giang theo đề nghị của các tỉnh có biên giới quốc gia;
b) Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000 được thành lập cho toàn tuyến biên giới quốc gia trên đất liền;
c) Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:2.500.000, 1:3.500.000, 1:6.000.000, 1:9.000.000, 1:15.000.000 thành lập cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
2. Phạm vi thể hiện nội dung của bản đồ chuẩn biên giới quốc gia trong lãnh thổ Việt Nam quy định như sau:
a) 1 km chiều rộng trong lãnh thổ Việt Nam tính từ đường biên giới đối với tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000;
b) 5 đến 7 km chiều rộng trong lãnh thổ Việt Nam tính từ đường biên giới đối với tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000;
c) 3 cm chiều rộng trên bản đồ trong lãnh thổ Việt Nam tính từ đường biên giới đối với tỷ lệ 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000.
3. Nội dung trên bản đồ chuẩn biên giới quốc gia thuộc lãnh thổ quốc gia láng giềng theo quy định tương ứng với khoản 2 Điều này và thể hiện theo tài liệu thu thập được.
Điều 7. Tài liệu sử dụng thành lập bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia
1. Tài liệu về biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất, trên không theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
2. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia, hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính.
3. Văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu về điều chỉnh địa giới hành chính.
4. Danh mục địa danh quốc tế; danh mục địa danh hành chính; danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn và kinh tế - xã hội do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
5. Tài liệu chuyên ngành về địa hình, thủy văn, dân cư, giao thông, kinh tế - xã hội và các tài liệu khác có liên quan.
6. Tài liệu có liên quan của các quốc gia láng giềng.
Điều 8. Nội dung công việc thành lập bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia
1. Công tác chuẩn bị.
2. Thành lập, cập nhật bản đồ nền.
3. Chuyển vẽ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới và các đối tượng liên quan tới đường biên giới quốc gia.
4. Đối soát, xác định đường biên giới trên thực địa.
5. Biên tập bản đồ chuẩn biên giới quốc gia.
6. Kiểm tra, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm.
Điều 9. Cập nhật bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia
1. Việc cập nhật bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tuân thủ theo quy định đối với bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ tương ứng.
2. Hàng năm, bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia được rà soát, cập nhật để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của bản đồ chuẩn biên giới ở các tỷ lệ.
3. Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia được cập nhật ngay sau khi có sự biến động về biên giới quốc gia theo kết quả kiểm tra liên hợp đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT THÀNH LẬP, CẬP NHẬT BỘ BẢN ĐỒ CHUẨN BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1. Thu thập, phân tích, đánh giá tài liệu
a) Thu thập tài liệu sử dụng thành lập bản đồ chuẩn biên giới quốc gia quy định tại Điều 7 của Thông tư này;
b) Phân tích, đánh giá về nội dung và độ chính xác tài liệu dùng thành lập bản đồ chuẩn biên giới quốc gia; xác định mức độ sử dụng đối với từng loại tài liệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Khảo sát, xác định mức độ biến động của nội dung bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ chuẩn biên giới quốc gia
a) Đánh giá sự biến động của các đối tượng địa lý khu vực thành lập bản đồ chuẩn biên giới quốc gia theo các tài liệu thu thập, phân tích và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc cập nhật biến động bản đồ nền;
b) Khảo sát thực địa khi các tài liệu không đủ để đánh giá mức độ biến động của khu vực cập nhật bản đồ nền, xác định phương pháp cập nhật và mức độ nội dung cần cập nhật bản đồ nền.
Điều 11. Thành lập, cập nhật bản đồ nền
1. Bản đồ nền sử dụng thành lập bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia được quy định như sau:
a) Đối với bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, 1:25.000, 1: 50.000, 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000, bản đồ nền là bản đồ địa hình quốc gia có tỷ lệ tương ứng; khu vực chưa có bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ tương ứng thì phải đo đạc, thành lập mới; trường hợp không thể thực hiện việc đo đạc, thành lập nội dung bản đồ thuộc phạm vi lãnh thổ quốc gia láng giềng thì thể hiện theo tài liệu hiện có thu thập được;
b) Đối với bản đồ chuẩn biên giới quốc gia ở tỷ lệ 1:2.500.000, 1:3.500.000, 1:6.000.000, 1:9.000.000, 1:15.000.000, bản đồ nền được thành lập từ bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:1.000.000 bao gồm các đối tượng thủy văn, giao thông, dân cư, địa giới hành chính, địa danh và các đối tượng địa lý liên quan.
2. Việc cập nhật bản đồ nền sử dụng thành lập bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia quy định như sau:
a) Đối với bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, việc cập nhật bản đồ nền được thực hiện theo quy định kỹ thuật đối với việc thành lập, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia; trường hợp không thể thực hiện việc cập nhật nội dung bản đồ thuộc phạm vi lãnh thổ quốc gia láng giềng thì thể hiện theo tài liệu hiện có thu thập được;
b) Đối với bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:25.000, 1: 50.000, 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000, bản đồ nền được cập nhật từ bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000 và các tài liệu liên quan;
c) Đối với bản đồ chuẩn biên giới quốc gia ở tỷ lệ 1:2.500.000, 1:3.500.000, 1:6.000.000, 1:9.000.000, 1:15.000.000, bản đồ nền được cập nhật từ bản đồ nền tỷ lệ lớn hơn và các tài liệu liên quan.
Điều 12. Chuyển vẽ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới và các đối tượng địa lý liên quan
1. Chuyển vẽ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, điểm đặc trưng đường biên giới quốc gia, tọa độ các điểm cơ sở, tọa độ các cồn, bãi đã quy thuộc, tọa độ các điểm của ranh giới vùng biển Việt Nam, các đối tượng liên quan tới đường biên giới quốc gia, điểm đặc trưng phân bố lãnh thổ theo tài liệu pháp lý về biên giới lên bản đồ nền đảm bảo độ chính xác đường biên giới và độ chính xác thể hiện các đối tượng theo quy định ở từng tỷ lệ trong hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia.
2. Phương pháp chuyển vẽ
a) Đối với các tài liệu về biên giới quốc gia được thành lập trong hệ tọa độ quốc tế WGS-84 phải thực hiện việc chuyển tọa độ các đối tượng địa lý sang hệ tọa độ quốc gia theo quy định kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Đối với các tài liệu về biên giới quốc gia được thành lập trong các hệ tọa độ khác phải xác định các điểm song trùng, xác định tham số tính chuyển giữa các hệ tọa độ trên tài liệu sử dụng với hệ tọa độ quốc gia. Thực hiện việc chuyển tọa độ các đối tượng địa lý sang hệ tọa độ quốc gia theo tham số tính chuyển đảm bảo độ chính xác của bản đồ chuẩn biên giới quốc gia;
c) Kiểm tra sự tương quan địa lý và sự phù hợp của các đối tượng địa lý liên quan đến đường biên giới quốc gia.
Điều 13. Đối soát, xác định đường biên giới quốc gia trên thực địa
1. Đối soát, xác định các khu vực không chuyển vẽ được đường biên giới quốc gia trong nội nghiệp.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý, bảo vệ đường biên giới tổ chức đối soát, xác định đường biên giới trên thực địa, lập biên bản điều tra ngoại nghiệp.
3. Lập bản mô tả đường biên giới đối với khu vực không chuyển vẽ được do địa hình, địa vật liên quan tới đường biên giới thay đổi so với tài liệu pháp lý.
1. Các đối tượng địa lý trên bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 thể hiện theo quy định như sau:
a) Đường biên giới quốc gia được thể hiện trên bản đồ chuẩn biên giới quốc gia theo kết quả chuyển vẽ và đối soát, xác định đường biên giới trên thực địa;
b) Thể hiện đầy đủ các điểm cơ sở, các đảo có điểm cơ sở kèm theo ghi chú địa danh; đường cơ sở theo tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Tọa độ các điểm của ranh giới vùng biển Việt Nam theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định;
d) Mốc quốc giới phải thể hiện đầy đủ và chính xác về vị trí và số hiệu mốc theo tài liệu pháp lý về biên giới;
đ) Điểm đặc trưng đường biên giới quốc gia, điểm đặc trưng phân bố lãnh thổ, các đối tượng địa lý liên quan tới đường biên giới quốc gia phải thể hiện và ghi chú đầy đủ;
e) Điểm giao của đường biên giới quốc gia trên đất liền và đường địa giới hành chính phải thể hiện chính xác theo văn bản pháp lý của Nhà nước;
g) Các đảo, quần đảo có trên bản đồ phải ghi chú tên đơn vị hành chính được giao quản lý;
h) Các đối tượng địa lý phần lãnh thổ nước ngoài phải đảm bảo tương quan địa lý với đường biên giới quốc gia, ghi chú theo quy định địa danh quốc tế thể hiện trên bản đồ;
i) Địa hình, thủy văn, giao thông, dân cư, địa giới hành chính, địa danh, phủ thực vật và các đối tượng có liên quan được thể hiện theo quy định của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ tương ứng.
2. Việc biên tập và trình bày bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, 1:25.000 1:50.000 được thực hiện theo quy định của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ tương ứng.
3. Ký hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới và trình bày ngoài khung theo quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Các đối tượng địa lý trên bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.1.000.000 thể hiện theo quy định như sau:
a) Đường biên giới quốc gia được tổng quát hóa từ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ lớn hơn, đảm bảo thể hiện đúng hình dạng đặc trưng của đường biên giới quốc gia, phù hợp và tương quan địa lý với các đối tượng có liên quan;
b) Thể hiện đầy đủ các điểm cơ sở, các đảo có điểm cơ sở kèm theo ghi chú địa danh; đường cơ sở theo tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Tọa độ các điểm của ranh giới vùng biển Việt Nam theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định;
d) Mốc quốc giới lựa chọn thể hiện ở các vị trí đặc trưng của đường biên giới quốc gia, chính xác về vị trí và số hiệu mốc theo tài liệu pháp lý về biên giới quốc gia;
đ) Điểm đặc trưng đường biên giới quốc gia, điểm đặc trưng phân bố lãnh thổ phải thể hiện và ghi chú đầy đủ;
e) Điểm giao nhau của đường biên giới quốc gia trên đất liền và đường địa giới hành chính phải thể hiện chính xác theo văn bản pháp lý của Nhà nước;
g) Các đảo, quần đảo có trên bản đồ phải ghi chú tên đơn vị hành chính được giao quản lý;
h) Các đối tượng địa lý phần lãnh thổ nước ngoài được thể hiện trên bản đồ phải đảm bảo tương quan địa lý với đường biên giới quốc gia, được ghi chú theo bản đồ pháp lý về biên giới quốc gia và Danh mục địa danh quốc tế thể hiện trên bản đồ;
i) Địa hình, thủy văn, giao thông, dân cư, địa giới hành chính, địa danh, phủ thực vật và các đối tượng có liên quan được thể hiện theo quy định của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ tương ứng.
2. Việc biên tập và trình bày bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.1.000.000 thực hiện theo quy định của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ tương ứng.
3. Ký hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới và trình bày ngoài khung theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Các đối tượng địa lý trên bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:2.500.000, 1:3.500.000, 1:6.000.000, 1:9.000.000, 1:15.000.000 thể hiện theo quy định như sau:
a) Đường biên giới quốc gia được tổng quát hóa từ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ lớn hơn, đảm bảo thể hiện đúng hình dạng đặc trưng của đường biên giới quốc gia, phù hợp và tương quan địa lý với các đối tượng có liên quan;
b) Thể hiện đầy đủ các điểm cơ sở, các đảo có điểm cơ sở kèm theo ghi chú địa danh; đường cơ sở theo tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Tọa độ các điểm của ranh giới vùng biển Việt Nam điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định;
d) Các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1:2.500.000, 1:3.500.000, 1:6.000.000, 1:9.000.000, 1:15.000.000 trong phạm vi lãnh thổ trong giới hạn từ 4°30’ đến 23°30’ vĩ độ Bắc, từ 102°00’ đến 118°00’ kinh độ Đông bao gồm lưới kinh vĩ tuyến, địa giới hành chính, các thành phố, thị xã, các điểm dân cư lớn, thủy văn chính, giao thông chính;
đ) Nội dung bản đồ được khái quát tùy theo tỷ lệ bản đồ, đảm bảo giữ được các nét đặc trưng và sự tương quan của các đối tượng địa lý; thể hiện các đối tượng địa lý kèm theo địa danh ở các vị trí đặc trưng phạm vi phân bố lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các đối tượng địa lý ở điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây trên đất liền và các đảo, quần đảo nằm gần đường phân định trên biển, trong vùng chồng lấn, tranh chấp; các đảo, quần đảo có trên bản đồ phải ghi chú tên đơn vị hành chính được giao quản lý; các đối tượng địa lý phần lãnh thổ quốc gia láng giềng phải đảm bảo tương quan địa lý với đường biên giới quốc gia, ghi chú theo bản đồ pháp lý về biên giới quốc gia và Danh mục địa danh quốc tế thể hiện trên bản đồ.
2. Việc trình bày các đối tượng địa lý thuộc nội dung của bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:2.500.000, 1:3.500.000, 1:6.000.000, 1:9.000.000, 1:15.000.000 theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, Phục lục 4 ban hành theo Thông tư này.
Điều 17. Kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu
Công tác kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tuân thủ quy định về kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
1. Việc đóng gói, giao nộp sản phẩm chỉ được thực hiện sau khi đã thông qua công tác kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu các cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Sản phẩm giao nộp bao gồm:
a) Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia in trên giấy và dạng số ghi trên thiết bị lưu trữ;
b) Bản đồ nền dạng số đã được cập nhật, bổ sung đối tượng địa lý có sự thay đổi ghi trên thiết bị lưu trữ;
c) Bản mô tả đường biên giới đã được bổ sung đối tượng địa lý có sự thay đổi so với tài liệu pháp lý và bản đồ đính kèm hiệp định về biên giới.
Điều 19. Thể hiện đường biên giới quốc gia trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ
1. Sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ thể hiện lãnh thổ Việt Nam phải sử dụng đường biên giới quốc gia, điểm đặc trưng phân bố lãnh thổ theo bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia được công bố.
2. Đường biên giới quốc gia thể hiện trên các sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ được thực hiện theo các bước sau:
a) Chọn bản đồ chuẩn biên giới quốc gia có tỷ lệ gần nhất với sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ cần thực hiện;
b) Chuyển vẽ đường biên giới quốc gia từ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia lên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ cần thực hiện;
c) Kiểm tra, cập nhật tương quan địa lý, vị trí đặc trưng trên đường biên giới giữa đường biên giới quốc gia và đối tượng địa lý trên bản đồ cần thành lập;
d) Kiểm tra, cập nhật các điểm đặc trưng phân bố lãnh thổ giữa bản đồ chuẩn biên giới quốc gia và sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ cần thành lập.
1. Sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam phải thể hiện đầy đủ đường biên giới quốc gia, điểm đặc trưng phân bố lãnh thổ trong giới hạn tọa độ địa lý từ 4°30’ đến 23°30’ vĩ độ Bắc, từ 102°00’ đến 118°00’ kinh độ Đông.
2. Sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ thể hiện một phần lãnh thổ đất liền có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam phải có bản đồ phụ thể hiện toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
3. Sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ thể hiện toàn bộ hoặc một phần thành phố Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Kiên Giang phải có bản đồ phụ thể hiện các đảo, quần đảo trực thuộc.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BTNMT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I. Tài liệu sử dụng thành lập bản đồ nền
1. Loại dữ liệu:……………………………………………………..….…
2. Số hiệu:……………………………………………………………….
3. Tỷ lệ:………………………………………………………..…..…….
4. Định dạng dữ liệu:…………………………………………………….
5. Hệ tọa độ:……………………………………………………..…….…
6. Hệ độ cao:………..……………………………………….….…….…
7. Năm thành lập:………………………………………………….….…
8. Đơn vị thành lập:………………………………………………………
9. Tổ chức cung cấp:………………………………………….…………
Đánh giá:
……………………………………………………….……………………
……………………………………………………….……………………
Kết luận về việc sử dụng bản đồ…………………….…………….…….
……………………………………………………….……………………
II. Tài liệu liên quan đến biên giới quốc gia
1. Bản đồ biên giới đính kèm nghị định thư về biên giới
- Số hiệu:………………………………………………………….………
- Tỉ lệ:………………………………………………………….…………
- Hệ tọa độ:…………………………………………………….…………
- Hệ độ cao:……………………………………………………………….
- Định dạng:………………………………………………………………
- Năm thành lập:………………………………………….………………
- Đơn vị thành lập:………………………………………………….……
- Tổ chức cung cấp: ……………………………………………..….….…
Đánh giá:…………………………………………………….…….….…
……………………………………………………….……….……...……
……………………………………………………….…………..….……
Kết luận về việc sử dụng bản đồ…………………….………….….…….
……………………………………………………….……………...……
2. Bản đồ khác về biên giới
- Bản đồ, hải đồ kèm theo hiệp ước hoạch định biên giới:………………
- Bản đồ khảo sát thực địa:………………………………………….……
……………………………………………………………………………
Đánh giá:…………………………………………………………………
……………………………………………………….……………..….…
…………………………………..……………………….………….……
Kết luận về việc sử dụng bản đồ…………………….………….….…….
……………………………………………………….……………………
3. Tài liệu văn bản
- Văn bản pháp lý về biên giới:………………………………………
- Tài liệu tham khảo:…………………………………………………
- Tổ chức cung cấp:………………………………….…………….…
Đánh giá:
……………………………………………………….…….…………….
……………………………………………………….……………………
……………………………………………………….……………………
Kết luận về việc sử dụng tài liệu…………………….……………….….
……………………………………………………….……………………
……………………………………………………….……………………
| ……….., ngày tháng năm |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.