BAN THI ĐUA TRUNG ƯƠNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 169-TĐ | Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 1981 |
CỦA BAN THI ĐUA TRUNG ƯƠNG SỐ 169-TĐ NGÀY 10-11-1981 HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC THƯỞNG CỜ TRONG KẾ HOẠCH 5 NĂM (1981 - 1985)
Ngày 7/11/1981, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 245-CT quy định về cờ thưởng trong kế hoạch 5 năm 1981 - 1985, Ban chi đua Trung ương hướng dẫn thi hành như sau:
I. VỀ CỜ THƯỞNG LUÂN LƯU CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG PHÂN BỐ CHO CÁC BỘ.
Cờ luân lưu của Chính phủ trước theo Nghị định số 80-CP ngày 13/5/1981 nay gọi là cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng. Mẫu cờ, mầu sắc, kích thước như cũ chỉ thay chữ để trên nền Cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng thưởng luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng để dùng trong thời gian kế hoạch 5 năm (1981 - 1985). Các ngành Trung ương cử số lượng cờ đã phân bổ theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng để xét chọn vị và đề nghị khen thưởng.
1. Tiêu chuẩn để xét chọn:
Căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định 3 tiêu chuẩn cụ thể của đơn vị được thưởng các ngành căn cứ vào tiêu chuẩn đó lựa chọn đơn vị đề nghị khen thưởng. Báo cáo của đơn vị kèm theo văn bản đề nghị của ngành gửi lên Hội đồng Bộ trưởng cũng phải căn cứ vào 3 tiêu chuẩn đó trình bày cụ thể thành tích đã thực hiện được:
a. Nêu cao tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, khắc phục được những khó khăn, có nhiều tiến bộ trong cải tiến kỹ thuật và cải tiến quản lý, đạt năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và kế hoạch được giao, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa trong ngành.
b. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và chính sách, chế độ của Nhà nước, nhất là thực hiện kỷ luật giao nộp sản phẩm, kỷ luật thu chi tài chính, tiền tệ, hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực trong quản lý sản xuất và phân phối, bảo đảm an toàn lao động, tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
c. Đã có giao ước thi đua hàng năm với đơn vị khác và thực hiện tốt giao ước đó.
2. Thời gian và thủ tục xét thưởng cờ.
Lâu nay việc xét đề nghị thưởng cờ luân lưu của Chính phủ, các ngành làm quá muôn, có ngành đến quý III năm sau vẫn còn đề nghị thưởng cờ, làm như vậy không động viên kịp thời phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa. Nay Hội đồng Bộ trưởng quyết định việc xét thưởng cờ chỉ làm trong quý I, do đó để bảo đảm đúng thời gian quy định của Hội đồng Bộ trưởng, sau khi kết thúc kế hoạch năm, các Bộ, Tổng cục cần kịp thời tổng kết công tác, tổng kết thành tích, tổ chức xét chọn những đơn vị đạt tiêu chuẩn và gửi để nghị lên Hội đồng Bộ trưởng (qua Ban thi đua Trung ương) chậm nhất là cuối tháng hai dương lịch, để Ban thi đua Trung ương có thì giờ thẩm tra, xác minh thành tích trước khi trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định.
Theo quy định tại điểm 3 của Quyết định số 245 - CT ngày 7/11/10981 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: "Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương được hỏi ý kiến đối với đơn vị dự kiến trao cờ thì cần trả lời trong thời hạn 10 ngày; nếu quá hạn mà không trả lời sẽ không có quyền khiếu nại".
Do đó trong khi tiến hành lựa chọn, các ngành cần phối hợp với Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố sở tại để cùng có sự nhất trí xem xét, đánh giá thành tích nhất là về mặt chấp hành chính sách, dù đơn vị trực thuộc ngành Trung ương hay do địa phương quản lý. Văn bản đề nghị của Bộ, Tổng cục gửi lên Hội đồng Bộ trưởng phải kèm theo ý kiến nhận xét của Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoặc thành phố. Giữa ngành Trung ương và địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ, giải quyết đầy đủ các thu tục để khi văn bản của ngành đề nghị đã có cả ý kiến của địa phương kèm theo để khỏi trở ngại trong việc quyết định của Hội đồng Bộ trưởng.
II. CỜ THƯỞNG CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG CHO CÁC TỈNH GIAO ƯỚC THI ĐUA THEO KHU VỰC.
Trong kế hoạch 5 năm (1981 - 1985) Hội đồng bộ trưởng đặt thêm một loại cờ để thưởng cho những tỉnh, thành phố có thành tích thi đua xuất sắc nhất trong việc thực hiện giao ước thi đua ở mỗi khu vực (cụm). Các khu vực tỉnh, thành phố và đặc khu tạm thời phân chia để tổ chức giao ước thi đua như sau:
1. 3 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh.
2. 9 tỉnh đồng bằng Nam bộ, bao gồm: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang, Cửu Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Minh Hải.
3. 7 tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ, bao gồm: Hà Sơn Bình, Hà Bắc, Hà Nam Ninh, Thái Bình, Hải Hưng, Vĩnh Phú, Bắc Thái.
4. 7 tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm: Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên, Quảng Ninh.
5. 3 tỉnh Tây Nguyên, bao gồm: Đắc Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai - Kon Tum.
6. 4 tỉnh Đông Nam bộ và đặc khu, bao gồm: Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
7. 7 tỉnh ven biển miền Trung, bao gồm: Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Bình Trị Thiên, Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá.
(Có thể sang năm 1982 sẽ điều chỉnh lại các cụm trên theo yêu cầu cầu các tỉnh). Ban thi đua Trung ương và Tổng cục Thống kê phối hợp với các ngành có liên quan giúp Hội đồng Bộ trưởng xét chọn những tỉnh, thành phố có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện giao ước thi đua để thưởng cờ cho mỗi cụm cũng phải hoàn thành trong quí I năm sau. Cách xếp hạng thi đua sẽ căn cứ theo nguyên tắc và bảng chấm điểm do Ban thi đua Trung ương quy định.
Đơn vị được thưởng cờ của Hội đồng Bộ trưởng có kèm theo hiện vật trị giá năm nghìn đồng (5.000 đồng). Cờ của Hội đồng Bộ trưởng phân bổ cho các ngành thì do ngành làm dự trù kinh phí tiền thưởng và tiền may thêu cờ với Bộ Tài chính. Cờ của Hội đồng Bộ trưởng thưởng cho các tỉnh đã giao ước thi đua theo cụm do Cục quản trị I Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng dự trù kinh phí mày thêu cờ và tiền thưởng kèm theo.
a. Nguyên tắc chung là mỗi ngành kinh tế - kỹ thuật của Bộ, Tổng cục được treo một cờ, mỗi ngành của tỉnh được treo một cờ dựa theo tiêu chuẩn cờ thưởng luân lưu của Hội đồng bộ trưởng đã nêu ở trên để vận dụng, đặc biệt là tiêu chuẩn thứ ba. Nếu ngành không có đơn vị đủ tiêu chuẩn thì không thưởng cờ. Số lượng cờ của ngành trung ương, sau khi đã làm việc cụ thể giữa Ban thi đua Trung ương và các Bộ, Tổng cục đã thống nhất số lượng cờ cho từng ngành. Đối với tỉnh, thành phố và đặc khu, ngoài số lượng cờ thưởng cho đơn vị xuất sắc theo ngành có hệ thống dọc, có thể thưởng cờ cho một huyện và một xã có thành tích xuất sắc toàn diện của tỉnh và thành phố. Số lượng cờ của tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương được sử dụng tối đa 30 cờ.
Tránh thưởng cờ trùng lặp, đơn vị được thưởng cờ của Hội đồng Bộ trưởng không chọn để thưởng cờ của Bộ và của tỉnh. Đơn vị được thưởng cờ của Bộ không được chọn để thưởng cờ của tỉnh nữa.
b. Về thủ tục, các đồng chí Bộ trưởng, Tổng cục trưởng, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương căn cứ tiêu chuẩn thi đua và thành tích đạt được, căn cứ phong trào thi đua chung của mỗi ngành và địa phương mà xét chọn quyết định đối tượng cụ thể, sau khi đã bàn bạc với đại diện các đoàn thể cùng cấp.
Sau khi đã quyết định thưởng cờ, các Bộ, Tổng cục và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương gửi về Ban thi đua trung ương danh sách và thành tích đơn vị được khen thưởng để theo dõi, kiểm tra và tuyên truyền cho phong trào thi đua chung.
c. Tiền thưởng kèm theo cờ tổng kết thi đua của các ngành, các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương:
- Đơn vị hoặc địa phương được thưởng cờ của Bộ, Tổng cục có kèm theo hiện vật trị giá tối đa hai nghìn đồng (2 000 đồng).
- Đơn vị hoặc địa phương được thưởng cờ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương có kèm theo hiện vật trị giá tối đa một nghìn đồng (1 000 đồng).
Nhận được Thông tư này các ngành và địa phương khẩn trương có kế hoạch hướng dẫn cho cơ sở chuẩn bị tốt việc xét duyệt khen thưởng thành tích thi đua năm 1981 và phát động phong trào thi đua giành cờ của những năm sau.
| Nguyễn Thọ Chân (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.