BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16-TBXH | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 1976 |
Tại thông tư số 8-NV ngày 3-3-1964, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Thương binh và xã hội) hướng dẫn thi hành tiền tuất đối với công nhân, viên chức là người miền Nam chết, có quy định những công nhân, viên chức chết không có thân nhân ở miền Nam thì sau này khi có điều kiện được xem xét giải quyết tiền tuất hàng tháng cho những thân nhân đó.
Ngày 18 tháng 06 năm 1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành nghị định số 10-ND và thông tư số 6-TT/76 về các chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó cũng quy định những công nhân, viên chức và quân nhân chết từ trước ngày ban hành nghị định, nếu nay còn có thân nhân phải nuôi dưỡng cũng được xét cho hưởng chế độ tiền tuất.
Để thực hiện điểm đã quy định trong thông tư số 8-NV nói trên phù hợp với đặc điểm tình hình vùng mới giải phóng, nay Bộ hướng dẫn giải quyết tiền tuất cho thân nhân miền Nam tập kết đã chết ở miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ như sau:
1. Đối tượng và điều kiện được hưởng tiền tuất hàng tháng.
a) Công nhân, viên chức Nhà nước và quân nhân miền Nam tập kết đã chết ở miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nếu có đủ các điều kiện sau đây thì được xét cho hưởng tiền tuất hàng tháng:
Những công nhân, viên chức và quân nhân (kể cả người đã về hưu) vì ốm đau hay vì tai nạn rủi ro đã chết trong quãng thời gian từ ngày 1 tháng 1 năm 1962 (ngày ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội) đến trước ngày 30-4-1975 (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng) tính đến ngày chết đã có đủ 5 năm công tác liên tục
Riêng những người chết vì tai nạn lao động, kể cả thương binh hạng 6, 7, 8 đã xuất ngũ và công nhân, viên chức đã nghỉ việc vì bị tai nạn lao động (được hưởng trợ cấp thương tật hạng 6, 7, 8) thì không cần có đủ điều kiện về thời gian công tác như trên cũng được hưởng chế độ:
Những người chưa phải là cán bộ thoát ly, tập kết ra miền Bắc ốm đau, bệnh tật lâu ngày rồi chết và những người là công nhân, viên chức Nhà nước nhưng đã tự ý bỏ việc ra ngoài làm ăn hay bị kỷ luật buộc thôi việc, rồi chết thì không thuộc diện giải quyết chế độ quy định tại thông tư này.
b) Thân nhân được hưởng tiền tuất:
Thân nhân được giải quyết hưởng tiền tuất hàng tháng phải là những thân nhân chủ yếu như vợ, chồng, con, cha mẹ đẻ. Nếu là vợ, chồng, cha, mẹ đẻ thì phải là những người hiện nay không có nguồn trợ cấp nào khác của Nhà nước, đời sống thực sự có khó khăn và không còn sức lao động (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi trở lên). Nếu là con thì phải là những người chưa đến tuổi lao động từ 16 tuổi trở xuống hoặc còn đi học thì đến hết 18 tuổi.
Những thân nhân còn đang trong độ tuổi lao động thì phải là những người bệnh hoạn, bị tàn tật không còn khả năng lao động (có giấy chứng nhận của phòng y tế huyện, quận, khu phố, thị xã).
Những người nói trên được hưởng tiền tuất hàng tháng cho tới khi có đủ khả năng tự giải quyết được đời sống hay có người khác đảm nhận nuôi dưỡng.
Khi xét giải quyết cho những thân nhân được hưởng tiền tuất cần phải xem xét thái độ chính trị của từng người, từng gia đình kết hợp với nhận xét của nhân dân như đã hướng dẫn tại điêm 3 mục III thông tư số 6-TT/76 ngày 18-6-1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt nam.
Thân nhân của những người đã chết nói trên được hưởng tiền tuất hàng tháng kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định.
Cách tính trợ cấp tiền tuất hàng tháng cho những thân nhân ở vùng mới giải phóng cũng áp dụng theo đoạn b, điểm 2, mục III thông tư số 6-TT/76 ngày 18-6-1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt nam (tính theo tiền miền Nam).
Riêng đối với những công nhân, viên chức và quân nhân chết có thân nhân ở miền Bắc đã được giải quyết tiền tuất rồi nay lại còn thân nhân ở miền Nam có đủ điều kiện hưởng chế độ thì những người này được trợ cấp hàng tháng mỗi định suất 7 đồng (tiền miền Nam). Các khoản trợ cấp này do ngân sách trung ương (quỹ hưu tuất) đài thọ.
Để có cơ sở xét duyệt chế độ, các Ty, Sở thương binh và xã hội cần căn cứ vào danh sách và hồ sơ của công nhân, viên chức và quân nhân chết ở miền Bắc mà Bộ đã chuyển về, kết hợp với việc hướng dẫn cho gia đình người chết khai báo mà lập thành hồ sơ tuất. Cụ thể hồ sơ gồm có:
- Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (nơi thân nhân người chết cư trú) cho hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
- Phiếu cá nhân (hoặc lý lịch) của người chết lấy từ hồ sơ tử vong do Bộ chuyển về.
- Giấy khai tử (hoặc công văn báo tử của cơ quan) lấy từ hồ sơ tử vong nói trên.
- Giấy chứng nhận của nhà trường đối với các con còn đang đi học.
- Tờ khai hoàn cảnh gia đình người chết. Trong tờ khai này cần chú ý những điểm chính sau đây:
+ Họ tên tuổi những thân nhân chủ yếu. Đời sống hiện nay của những thân nhân đó.
+ Thái độ chính trị của từng thân nhân được xét hưởng tiền tuất
Tờ khai nói trên phải được Ủy ban nhân dân xã, phường (nơi thân nhân cư trú) chứng nhận, kết hợp với sự thẩm tra của phòng thương binh và xã hội huyện, quận, khu phố.
Nếu có trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng hoặc người chết không có hồ sơ tử vong, nhưng thân nhân yêu cầu hưởng chế độ thì Ty, Sở thương binh và xã hội cần làm công văn gửi các cơ quan, xí nghiệp nơi người đó đã công tác trước khi chết, để các nơi này lập hồ sơ gửi vào làm cơ sở xem xét giải quyết.
công nhân, viên chức và quân nhân đã chết từ lâu nhưng nay mới được xem xét giải quyết tiền tuất hàng tháng cho thân nhân là một việc làm khá phức tạp, đòi hỏi phải được tiến hành thận trọng, chu đáo và chính xác. Các Ty, Sở thương binh và xã hội cần phổ biến rộng rãi thông tư này xuống tận cơ sở và tổ chức thẩm tra kỹ từng trường hợp đảm bảo đúng quy định trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định cho hưởng trợ cấp tuất.
| K. T. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỨ TRƯỞNG
Lê Tất Đắc |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.