BỘ TƯ PHÁP | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 1528-P/4 | Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 1946 |
THÔNG TƯ
Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi các ông Chưởng Lý tòa thượng thẩm Hà Nội, Thuận Hóa, Sài Gòn
Điều 113 sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng 1 năm 1946 đã định rằng sắc lệnh ấy sẽ áp dụng dần dần trong nước nên tạm thời ở những nơi nào có toà án đệ nhị cấp biệt lập nhưng chưa đủ thẩm phán chuyên môn thì thủ tục về việc đại hình giống thủ tục về việc tiểu hình, nghĩa là chỉ có một ông chánh án xử thôi, còn hai ông phụ thẩm nhân dân không có quyền biểu quyết.
Sở dĩ phải tạm thi hành như thế là vì trong một tòa án đệ nhị cấp hạng nhất chỉ có 3 thẩm phán: 1 thẩm phán đã giữ ghế công tố viện, 1 thẩm phán đã làm việc dự thẩm thì không có quyền ngồi xử nữa, vì ông này một khi đã ra mệnh lệnh đưa bị cáo ra tòa xử, thì đã có định ý là bị cáo có tội rồi, nên không thể để ông dự thẩm ngồi xử được. Như vậy còn có một ông chánh án thôi mà hiện nay ở Bắc bộ chưa có thẩm phán sơ cấp thì không sao có 3 thẩm phán để xử việc đại hình được. Nếu có một ông chánh án, thì hai ông phụ thẩm nhân dân không có quyền biểu quyết, vì nếu 2 ông này có quyền biểu quyết thì bao giờ thẩm phán chuyên môn cũng kém phiếu.
Vì các lẽ trên, nên Bản bộ quyết định ở Bắc bộ chỉ có tòa án Hà Nội và Hải Phòng là xử đúng sắc lệnh sổ 13 ngày 24 tháng giêng năm 1946, sổ 51 ngày 17 tháng 4 năm 1946 và nghị định 137 ngày 20 tháng 4 năm 1946; còn các tòa án đệ nhị cấp khác phải đợi khi nào có thêm thẩm phán đệ nhị cấp hay sơ cấp, Bản bộ sẽ cho thi hành thủ tục đại hình riêng.
Còn ở Trung Bộ và Nam Bộ, nếu nơi nào chưa đủ thẩm phán để xử theo thủ tục đại hình, thì ông chưởng lý phải báo tin cho bản bộ biết.
| THỪA LỆNH BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.