BỘ TÀI NGUYÊN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2009/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2009 |
QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT LẬP QUY HOẠCH, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5
năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch
và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUY ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước.
Điều 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước được áp dụng thống nhất trong cả nước và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2009.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
LẬP
QUY HOẠCH, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT ngày 05 tháng 10 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước là định mức về hao phí lao động, hao phí vật liệu và sử dụng dụng cụ, máy móc thiết bị để thực hiện một khối lượng công việc nhất định. Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện trong điều kiện tổ chức và kỹ thuật hiện tại của ngành tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời có tính đến việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước là căn cứ để xây dựng đơn giá và dự toán cho việc lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước cho một lưu vực sông, một vùng lãnh thổ hoặc một đơn vị hành chính (sau đây gọi tắt là vùng quy hoạch).
3. Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước áp dụng cho các công việc (các quy hoạch thành phần) sau:
3.1. Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt;
3.2. Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất;
3.3. Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt;
3.4. Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
3.5. Quy hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
3.6. Lập nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông.
4. Các định mức quy định tại Phần II của Thông tư này là toàn bộ hao phí cho việc thực hiện toàn bộ các bước công việc để hoàn thành một đồ án quy hoạch mới theo trình tự, nội dung các bước công việc cụ thể quy định tại Phần III của Thông tư này.
5. Định mức cho việc điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước được tính trên cơ sở định mức quy hoạch tài nguyên nước lập mới và áp dụng hệ số điều chỉnh như sau:
5.1. Trường hợp quy hoạch đã được lập dưới 5 năm, hệ số K = 0,7;
5.2. Trường hợp quy hoạch đã được lập từ 5 đến dưới 7 năm, hệ số K = 0,85;
5.3. Trường hợp quy hoạch đã được lập từ 7 năm trở lên, hệ số K = 0,95.
6. Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm các thành phần sau:
6.1. Nội dung công việc: bao gồm các thao tác chính, thao tác phụ để thực hiện bước công việc.
6.2. Các công việc chưa tính trong định mức là các công việc không được tính hao phí lao động, vật liệu, dụng cụ, thiết bị, máy móc trong định mức này, gồm:
- Khảo sát, đo đạc tài nguyên nước, thăm dò nước dưới đất, đo vẽ bản đồ; lấy và phân tích chất lượng nước;
- Lập, tiến hành thí nghiệm mô hình và các công việc phục vụ công tác quy hoạch tài nguyên (nếu có);
- Lập mô hình tính toán cân bằng nước, mô hình lan truyền ô nhiễm; mô hình dự báo nhiễm mặn; mô hình dự báo các tác hại do nước gây ra (mô hình dự báo lũ, hạn hán);
- Vận chuyển cán bộ công nhân và các thiết bị máy móc từ đơn vị đến địa điểm tập kết tại nơi điều tra và ngược lại;
- Xây dựng các bản đồ phục vụ quy hoạch;
- Lập và thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
- Thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch.
6.3. Điều kiện áp dụng và hệ số điều chỉnh:
- Điều kiện áp dụng là tổ hợp các yếu tố chính gây ảnh hưởng đến việc thực hiện của bước công việc làm căn cứ để xây dựng tổ hợp điều kiện chuẩn. Các điều kiện của vùng chuẩn được quy định riêng cho lập nhiệm vụ quy hoạch và cho từng loại quy hoạch thành phần;
- Hệ số điều chỉnh: trong trường hợp lập nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông và lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước với điều kiện áp dụng khác với điều kiện chuẩn thì định mức được điều chỉnh theo các hệ số điều chỉnh tương ứng.
6.4. Định biên lao động: bao gồm số lượng, cơ cấu thành phần, trình độ chuyên môn của một nhóm lao động được tổ chức để thực hiện từng bước công việc cụ thể căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp, yêu cầu về chuyên môn của từng nhóm công việc chính.
6.5. Định mức lao động công nghệ (sau đây gọi tắt là định mức lao động): quy định thời gian lao động trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một bước công việc chính, đơn vị tính là công nhóm/đơn vị sản phẩm. Đối với những công việc bình thường, một công làm việc tính là 8 giờ.
6.6. Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị:
- Định mức sử dụng vật liệu: là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính theo đơn vị của từng loại vật liệu/đơn vị sản phẩm;
- Định mức sử dụng dụng cụ và máy móc, thiết bị: là thời gian sử dụng dụng cụ và máy móc, thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính là ca/đơn vị sản phẩm; Thời hạn sử dụng dụng cụ và máy móc, thiết bị: đơn vị là tháng.
- Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, máy móc, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất và định mức dụng cụ, thiết bị và được tính theo công thức:
Định mức điện = (công suất thiết bị/giờ x 8 giờ làm việc x số ca sử dụng máy móc, thiết bị) + 5% hao hụt.
- Định mức cho các dụng cụ nhỏ, phụ được tính bằng 5% định mức dụng cụ chính được tính trong bảng định mức dụng cụ;
- Định mức vật liệu nhỏ nhặt và hao hụt được tính bằng 8% định mức vật liệu chính được tính trong bảng định mức vật liệu.
7. Định mức lập quy hoạch Mtb được xây dựng cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng như sau:
- Diện tích toàn vùng là 1.000 km2;
- Toàn bộ diện tích vùng quy hoạch thuộc phạm vi của một lưu vực sông, tài nguyên nước của vùng quy hoạch không có mối quan hệ quốc tế;
- Toàn bộ diện tích của vùng quy hoạch thuộc phạm vi của một đơn vị hành chính cấp tỉnh (nếu vùng quy hoạch là liên tỉnh) hoặc một đơn vị hành chính cấp huyện (nếu vùng quy hoạch là nội tỉnh);
- Có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đương với trình độ phát triển của vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung;
- Mật độ sông suối trung bình của toàn vùng từ 0,5 - < 1,0km/km2;
- Các điều kiện về phân bố, tàng trữ, vận động của nước dưới đất (điều kiện địa chất thuỷ văn)có mức độ phức tạp trung bình.
8. Cách tính mức cho việc thực hiện một quy hoạch thành phần:
Nếu vùng lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch khác với điều kiện trên được áp dụng các hệ số điều chỉnh khác nhau thì mức cho vùng cụ thể sẽ được tính theo công thức sau:
MV = {Mtb + Mtb x [(K1-1) + (K2-1) + (K3-1) + (K4-1) + (K5-1)]} x KF x Kkh
Trong đó:
- MV là mức (lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị) lập quy hoạch của vùng có các hệ số điều chỉnh;
- Mtb (lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị) lập quy hoạch của vùng có điều kiện chuẩn;
- K1 là hệ số điều chỉnh theo mức độ phức tạp của vùng quy hoạch;
- K2 là hệ số điều chỉnh theo số lượng đơn vị hành chính (cấp tỉnh hoặc cấp huyện);
- K3 là hệ số điều chỉnh theo mức độ phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng;
- K4 là hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn theo mức độ phức tạp của tài nguyên nước mặt;
- K5 là hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn của điều kiện địa chất thủy văn (được quy định tại Phụ lục 07);
- KF là hệ số của quy mô diện tích tự nhiên của vùng quy hoạch;
- Kkh là hệ số điều chỉnh theo mức độ kết hợp của các quy hoạch thành phần (áp dụng trong trường hợp thực hiện từ hai quy hoạch thành phần trở lên).
Bảng 1. Hệ số khó khăn theo mức độ phức tạp của vùng quy hoạch (K1)
TT |
Mức độ phức tạp của vùng quy hoạch |
K1 |
1 |
Vùng có 1 LVS, không có mối quan hệ quốc tế |
1,00 |
2 |
Vùng có 2 LVS, không có mối quan hệ quốc tế |
1,15 |
3 |
Vùng có > 2 LVS, không có mối quan hệ quốc tế |
1,30 |
4 |
Vùng có LVS có mối quan hệ quốc tế |
1,50 |
Bảng 2. Hệ số khó khăn theo số lượng đơn vị hành chính (K2)
TT |
Số lượng đơn vị hành chính (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) |
K2 |
1 |
Một đơn vị |
1,00 |
2 |
Từ 2 đến 5 |
1,05 |
3 |
Từ 6 đến 10 |
1,15 |
4 |
Từ 11 đến 15 |
1,20 |
5 |
Trên 15 |
1,35 |
Bảng 3. Hệ số khó khăn theo mức độ phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng (K3)
TT |
Mức độ phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng |
K3 |
1 |
Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung |
1,0 |
2 |
Đồng bằng sông Cửu Long |
1,2 |
3 |
Đồng bằng sông Hồng |
1,3 |
4 |
Đông Nam Bộ và các Vùng kinh tế trọng điểm |
1,6 |
5 |
TP. Hồ Chí Minh |
2,0 |
6 |
TP. Hà Nội |
2,5 |
Bảng 4. Hệ số khó khăn theo mức độ phức tạp của tài nguyên nước mặt (K4)
TT |
Mật độ sông suối |
K4 |
1 |
Vùng có mật độ sông suối < 0,5 km/km2 |
0,85 |
2 |
Vùng có mật độ sông suối từ 0,5 - < 1,0 km/km2 |
1,00 |
4 |
Vùng có mật độ sông suối từ 1,0 - < 1,2 km/km2 |
1,10 |
5 |
Vùng có mật độ sông suối từ 1,2 - < 1,5 km/km2 |
1,20 |
6 |
Vùng có mật độ sông suối từ 1,5 - < 2,0 km/km2 |
1,35 |
7 |
Vùng có mật độ sông suối > 2,0 km/km2 |
1,50 |
Bảng 5. Hệ số khó khăn theo điều kiện địa chất thủy văn (K5)
TT |
Điều kiện địa chất thủy văn*1 |
K5 |
1 |
Đơn giản |
0,75 |
2 |
Trung bình |
1,00 |
3 |
Phức tạp |
1,20 |
Đối với quy mô diện tích sẽ được nhân theo hệ số điều chỉnh sau:
Bảng 6. Hệ số điều chỉnh quy mô diện tích tự nhiên của vùng quy hoạch (KF)
TT |
Qui mô diện tích tự nhiên vùng quy hoạch (km2) |
Hệ số KF |
1 |
Dưới 500 |
0,60 |
2 |
Từ 500 đến 1.000 |
1,00 |
3 |
Từ lớn hơn 1.000 đến 2.000 |
1,30 |
4 |
Từ lớn hơn 2.000 đến 3.000 |
1,60 |
5 |
Từ lớn hơn 3.000 đến 4.000 |
1,85 |
6 |
Từ lớn hơn 4.000 đến 5.000 |
2,15 |
7 |
Từ lớn hơn 5.000 đến 6.000 |
2,50 |
8 |
Từ lớn hơn 6.000 đến 7.000 |
2,85 |
9 |
Từ lớn hơn 7.000 đến 8.000 |
3,20 |
10 |
Từ lớn hơn 8.000 đến 10.000 |
3,55 |
11 |
Từ lớn hơn 10.000 đến 12.000 |
3,80 |
12 |
Từ lớn hơn 12.000 đến 15.000 |
4,30 |
13 |
Từ lớn hơn 15.000 đến 18.000 |
4,70 |
14 |
Từ lớn hơn 18.000 đến 21.000 |
5,10 |
15 |
Từ lớn hơn 21.000 đến 25.000 |
5,60 |
16 |
Từ lớn hơn 25.000 đến 30.000 |
6,10 |
17 |
Từ lớn hơn 30.000 đến 35.000 |
6,50 |
18 |
Từ lớn hơn 35.000 đến 40.000 |
6,90 |
19 |
Từ lớn hơn 40.000 đến 45.000 |
7,25 |
20 |
Từ lớn hơn 45.000 đến 50.000 |
7,50 |
21 |
Từ lớn hơn 50.000 đến 60.000 |
7,80 |
22 |
Từ lớn hơn 60.000 đến 70.000 |
8,10 |
23 |
Từ lớn hơn 70.000 đến 80.000 |
8,30 |
24 |
Từ lớn hơn 80.000 đến 90.000 |
8,40 |
25 |
Trên 90.000 |
8,50 |
Trong trường hợp thực hiện kết hợp các quy hoạch thành phần, định mức sẽ được nhân theo hệ số điều chỉnh sau:
Bảng 7. Hệ số điều chỉnh mức độ kết hợp của các quy hoạch thành phần (Kkh)
TT |
Mức độ kết hợp của các quy hoạch thành phần |
Kkh |
1 |
Thực hiện 1 công việc quy hoạch |
1,00 |
2 |
Thực hiện kết hợp 2 quy hoạch thành phần |
0,85 |
3 |
Thực hiện kết hợp 3 quy hoạch thành phần |
0,70 |
4 |
Thực hiện kết hợp 4 quy hoạch thành phần |
0,63 |
5 |
Thực hiện kết hợp 5 quy hoạch thành phần |
0,58 |
Các mức độ phức tạp của điều kiện địa chất thủy văn được quy định tại Phần III, Phụ lục số 07 của Thông tư này
9. Cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, gồm:
- Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;
- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;
- Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về điều tra, đánh giá nước dưới đất;
- Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
- Hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 1607/BTNMT-KHTC ngày 18 tháng 4 năm 2006 về việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật;
- Quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng công cụ, dụng cụ, thiết bị, máy móc, bảo hộ lao động cho người sản xuất;
- Quy chế, quy định, quy trình kỹ thuật – công nghệ và hướng dẫn kỹ thuật thi công và an toàn lao động hiện hành;
- Trang bị kỹ thuật hiện đang sử dụng phổ biến trong ngành Tài nguyên Môi trường.
10. Quy định những chữ viết tắt trong định mức:
TT |
Nội dung viết tắt |
Viết tắt |
1 |
Báo cáo kết quả |
BCKQ |
2 |
Bảo hộ lao động |
BHLĐ |
3 |
Đánh giá tác động môi trường |
ĐTM |
4 |
Đánh giá môi trường chiến lược |
ĐMC |
5 |
Đơn vị tính |
ĐVT |
6 |
Hệ sinh thái |
HST |
7 |
Hệ sinh thái thủy sinh |
HSTTS |
8 |
Kỹ sư bậc 1 |
KS1 |
9 |
Kỹ sư bậc 2 |
KS2 |
10 |
Kỹ sư bậc 3 |
KS3 |
11 |
Kỹ sư bậc 5 |
KS5 |
12 |
Kỹ sư bậc 7 |
KS7 |
13 |
Kỹ sư cao cấp bậc 1 |
KSCC1 |
14 |
Kỹ sư chính bậc 3 |
KSC3 |
15 |
Khai thác sử dụng |
KTSD |
16 |
Lái xe bậc 5 |
LX5 |
17 |
Lưu vực sông |
LVS |
18 |
Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra |
PCKPTH |
19 |
Quy hoạch lưu vực sông |
QH LVS |
20 |
Quy hoạch tài nguyên nước |
QHTNN |
21 |
Quy phạm pháp luật |
QPPL |
22 |
Số thứ tự |
TT |
23 |
Tài nguyên nước |
TNN |
24 |
Tài nguyên nước dưới đất |
TNNDĐ |
25 |
Tài nguyên nước mặt |
TNNM |
26 |
Thời hạn sử dụng dụng cụ, máy móc, thiết bị (tháng) |
Thời hạn |
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT LẬP QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC
LẬP QUY HOẠCH PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
1. Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1):
1.1. Công tác chuẩn bị:
a) Nghiên cứu hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt;
b) Rà soát, kế thừa các dữ liệu, thông tin trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch;
c) Xác định danh mục các dữ liệu, thông tin cần thu thập phục vụ quy hoạch; xác định địa chỉ, liên hệ, lập kế hoạch thu thập.
1.2. Tiến hành thu thập dữ liệu, thông tin về các nội dung chính sau:
a) Các văn bản, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược; các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; điều ước quốc tế về TNN và các văn bản liên quan được sử dụng làm căn cứ lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt; tình hình thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của vùng;
b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng phân bố dân cư, lao động, hiện trạng phát triển của các ngành, lĩnh vực có liên quan đến khai thác, sử dụng, phân bổ, điều hòa, phát triển tài nguyên nước của các địa phương trong vùng quy hoạch và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước mặt;
c) Hiện trạng và diễn biến của tài nguyên nước;
d) Hiện trạng khai thác, sử dụng, điều hòa, phân bổ, phát triển tài nguyên nước mặt và mức độ đáp ứng về số lượng, chất lượng nước so với yêu cầu sử dụng nước của các mục đích sử dụng nước chính;
đ) Các hoạt động dịch vụ cấp nước chính;
e) Nhu cầu sử dụng nước mặt và khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng nước cho các mục đích sử dụng chính trong kỳ quy hoạch;
g) Các yếu tố, hoạt động chính ở trong vùng tác động đến việc phân bổ, điều hòa, phát triển nguồn nước trong kỳ quy hoạch;
h) Thu thập các bản đồ, gồm: hành chính; hệ thống sông, suối, lưu vực sông và hệ thống các hồ chứa, công trình khai thác, sử dụng nước; hiện trạng khai thác, sử dụng nước của các ngành, lĩnh vực; hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất; hiện trạng, quy hoạch phân bố dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề;
i) Thu thập các dữ liệu, thông tin khác có liên quan đến nội dung, nhiệm vụ quy hoạch.
1.3. Rà soát, đánh giá hiện trạng tài liệu, xác định dữ liệu, thông tin còn thiếu và đề xuất nội dung điều tra thực địa, thu thập bổ sung:
a) Thống kê, lập danh mục tài liệu, dữ liệu, thông tin đã thu thập được;
a) Phân tích, tổng hợp, đánh giá tính đầy đủ và độ tin cậy của dữ liệu, thông tin thu thập được;
c) Xác định các dữ liệu, thông tin còn thiếu, nội dung tài liệu cần điều tra, thu thập bổ sung;
d) Nghiên cứu, đề xuất nội dung điều tra, thu thập bổ sung.
1.4. Xây dựng báo cáo tình hình thu thập tài liệu phục vụ quy hoạch.
1.5. Hội thảo.
1.6. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
2. Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2):
2.1. Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra, thu thập bổ sung; lập kế hoạch điều tra; chuẩn bị biểu mẫu điều tra thực địa, các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và liên hệ địa chỉ thu thập, điều tra.
2.2. Tiến hành điều tra, thu thập bổ sung:
a) Làm việc với các Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan để thu thập các dữ liệu, thông tin tổng quát về tình hình tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước ở từng địa phương;
b) Điều tra tại thực địa để thu thập bổ sung dữ liệu, thông tin tổng quan về hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và các vấn đề có liên quan;
c) Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt;
d) Điều tra bổ sung tại các vùng đặc biệt khan hiếm nước;
đ) Điều tra bổ sung tại các vùng có xung đột cao giữa các hộ dùng nước về khai thác sử dụng nước.
2.3. Xử lý, tổng hợp các tài liệu thông tin điều tra, khảo sát thực địa và thu thập bổ sung.
2.4. Hội thảo.
2.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
3. Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3):
3.1. Mô tả thủ tục công việc, nguồn dữ liệu, cách thức xử lý, tổng hợp thông tin.
3.2. Xử lý, phân loại dữ liệu, thông tin theo các nhóm:
a) Dữ liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những vấn đề liên quan đến nội dung phân tích, đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các hoạt động có liên quan đến tài nguyên nước, khai thác sử dụng tài nguyên nước trong kỳ quy hoạch;
b) Các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước và những vấn đề liên quan đến các nội dung phân tích, đánh giá hiện trạng số lượng, chất lượng tài nguyên nước mặt;
c) Các dữ liệu, thông tin về hiện trạng khai thác, sử dụng, điều hòa, phân bổ nguồn nước mặt; tình hình hạn hán, thiếu nước; tình hình thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước và những vấn đề liên quan;
d) Các dữ liệu, thông tin về nhu cầu sử dụng nước, tầm nhìn sử dụng nước mặt, những vấn đề liên quan đến nội dung phân tích, dự báo nhu cầu sử dụng nước, khả năng đáp ứng và ngưỡng giới hạn khai thác nguồn nước mặt;
đ) Dữ liệu, thông tin về các loại bản đồ và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung của quy hoạch.
3.3. Số hóa toàn bộ dữ liệu, thông tin.
3.4. Chuẩn hóa các dữ liệu, thông tin. Xác định và lập danh mục các dữ liệu, thông tin được sử dụng phục vụ lập quy hoạch.
3.5. Tổng hợp dữ liệu thông tin, xây dựng các biểu đồ, bảng thuyết minh, nội dung đồ thị, bản đồ phục vụ các nội dung dự định đánh giá hiện trạng và dự báo:
a) Tổng hợp dữ liệu thông tin, xây dựng các biểu đồ, bảng thuyết minh, đồ thị ứng với các nội dung đánh giá hiện trạng, gồm: hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt; hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt theo từng mục đích sử dụng;
b) Tổng hợp dữ liệu thông tin, xây dựng nội dung các bản đồ ứng với các nội dung đánh giá hiện trạng, gồm: tiềm năng nguồn nước mặt; hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt phục vụ sinh hoạt, công nghiệp; hiện trạng khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, các tuyến công trình thủy lợi, các công trình chuyển nước; phân vùng mức độ khan hiếm nước; phân vùng cấp nước;
c) Chuẩn bị nội dung thông tin cho các bản đồ quy hoạch.
3.6. Hội thảo.
3.7. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
4. Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng, phân bổ, điều hoà và phát triển tài nguyên nước mặt (Bước 4):
4.1. Rà soát các kết quả phân tích, tổng hợp dữ liệu thông tin, bổ sung các thông tin cần thiết phục vụ đánh giá hiện trạng.
4.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng theo các nhóm nội dung:
a) Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các yếu tố liên quan đến tài nguyên nước, khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt trong kỳ quy hoạch;
b) Đánh giá hiện trạng nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử dụng, điều hòa, phân bổ, phát triển nguồn nước mặt và mức độ đáp ứng của nguồn nước mặt cho các mục đích sử dụng chính;
c) Đánh giá tình hình hạn hán, thiếu nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và các ngành, lĩnh vực khác;
d) Đánh giá hiệu quả sử dụng nước và mối quan tâm của cộng đồng đối với tài nguyên nước, hệ sinh thái dưới nước và ven bờ;
đ) Đánh giá tình hình quản lý khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt trong vùng quy hoạch;
e) Xác định các vấn đề nổi cộm liên quan đến hiện trạng phân bổ tài nguyên nước mặt;
g) Tổng hợp các kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng; xác định các vấn đề hiện trạng cần giải quyết liên quan đến phân bổ tài nguyên nước mặt và thứ tự ưu tiên giải quyết;
h) Xác định các bên liên quan chính.
4.3. Hội thảo và lấy ý kiến.
4.4. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
5. Phân tích, dự báo xu thế biến động của tài nguyên nước, nhu cầu khai thác sử dụng nước mặt; xác định các vấn đề về khai thác, sử dụng, phân bổ, điều hòa, phát triển nước mặt trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5):
5.1. Tính toán, xác định nhu cầu nước cho các hộ sử dụng nước, nhu cầu nước để duy trì dòng sông, duy trì HSTTS theo từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch:
a) Nghiên cứu các chỉ tiêu phát triển xã hội; tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt đô thị, nông thôn; quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư tập trung để tính toán nhu cầu nước cho sinh hoạt;
b) Nghiên cứu các chỉ tiêu phát triển của các ngành kinh tế, tiêu chuẩn dùng nước tương ứng đối với từng loại hình sản xuất để tính toán nhu cầu nước cho công nghiệp;
c) Nghiên cứu mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp, nhu cầu nước cho từng loại cây trồng, vật nuôi để tính toán nhu cầu nước cho nông nghiệp;
d) Tính toán nhu cầu nước duy trì dòng sông;
đ) Tính toán nhu cầu nước duy trì HSTTS, HST ven sông.
5.2. Tính toán, dự báo cân bằng nước, xác định ngưỡng giới hạn khai thác đối với nguồn nước mặt và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước mặt theo từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch.
5.3. Tính toán, dự báo tình hình hạn hán, thiếu nước.
5.4. Dự báo mức độ ô nhiễm trên một số sông suối, hồ chứa chính trong vùng quy hoạch; xác định mức độ đáp ứng chất lượng nước mặt đối với các nhu cầu sử dụng cho các mục đích chính.
5.5. Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực, nhu cầu chuyển nước với các lưu vực sông khác.
5.6. Tổng hợp các vấn đề, xác định vấn đề cấp bách cần giải quyết để bảo vệ tài nguyên nước mặt trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết.
5.7. Hội thảo và lấy ý kiến.
5.8. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
6. Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt (Bước 6):
6.1. Xác định quan điểm, nguyên tắc phân bổ tài nguyên nước mặt.
6.2. Xác định tầm nhìn, các mục tiêu tổng quát của quy hoạch.
6.3. Xác định mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu của quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt:
a) Xác định mục tiêu cụ thể của quy hoạch về đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe cộng đồng, duy trì, phát triển hệ sinh thái và đảm bảo công bằng, hợp lý trong phân bổ, điều hòa, chia sẻ nguồn nước mặt;
b) Các chỉ tiêu của quy hoạch về mức độ hài lòng của cộng đồng, lợi ích kinh tế mang lại cho các ngành sử dụng nước mặt và tính hợp lý trong phân bổ, điều hòa, chia sẻ nguồn nước.
6.4. Tổ chức hội thảo và lấy ý kiến để xác định quan điểm, nguyên tắc, tầm nhìn và mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu của quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt.
6.5. Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án:
a) Xây dựng 03 phương án quy hoạch về các đối tượng sử dụng nước mặt, mức độ đáp ứng, tỷ lệ phân bổ và lượng nước mặt phân bổ cho từng mục đích sử dụng; thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước mặt; các biện pháp đáp ứng mục tiêu phân bổ, điều hòa, phát triển tài nguyên nước mặt;
b) Chuẩn bị nội dung thông tin các bản đồ phân vùng ngưỡng giới hạn khai thác; bản đồ phân vùng khai thác, vùng hạn chế/cấm khai thác; bản đồ phân vùng mục tiêu chất lượng nước ứng với từng mục đích sử dụng; bản đồ quy hoạch mạng giám sát tài nguyên nước mặt và biên tập các bản đồ ứng với từng phương án quy hoạch;
c) Phân tích, đánh giá tổng hợp hiệu ích kinh tế - xã hội và môi trường ứng với từng phương án.
6.6. Biên tập tài liệu thuyết minh các phương án quy hoạch.
6.7. Hội thảo và lấy ý kiến.
6.8. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
7. Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7):
7.1. Các giải pháp về quản lý, tài chính, tổ chức phối hợp thực hiện; đề xuất các chương trình, dự án trọng điểm và các giải pháp khác để thực hiện quy hoạch.
7.2. Kế hoạch và tiến độ thực hiện.
7.3. Tổ chức thực hiện quy hoạch.
7.4. Hội thảo và lấy ý kiến.
7.5. Hoàn thiện, kiểm tra và nghiệm thu.
8. Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8):
8.1. Thiết kế cấu trúc, bố cục, nội dung của báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch.
8.2. Xây dựng các báo cáo chuyên đề, báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt, báo cáo tóm tắt, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
a) Xây dựng báo cáo tổng hợp thuyết minh đồ án quy hoạch, gồm: hiện trạng và xu hướng biến động của tài nguyên nước; hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt và khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước; dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên nước, nhu cầu sử dụng nước mặt; các vấn đề hiện trạng và vấn đề trong kỳ quy hoạch liên quan đến phân bổ nước mặt; mục tiêu và biện pháp phân bổ nước mặt; tổ chức thực hiện quy hoạch;
b) Báo cáo tóm tắt quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt;
c) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
d) Các báo cáo chuyên đề thuyết minh nội dung về đánh giá hiện trạng tài nguyên nước; tình hình khai thác, sử dụng, phân bổ, điều hòa và phát triển tài nguyên nước mặt và các yếu tố tác động đến hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt; các vấn đề nổi cộm liên quan đến khai thác, sử dụng, phân bổ, điều hòa nguồn nước mặt;
đ) Các báo cáo chuyên đề thuyết minh các nội dung dự báo xu thế biến động tài nguyên nước mặt; nhu cầu sử dụng và khả năng đáp ứng của nguồn nước mặt cho các hộ sử dụng nước, để duy trì dòng sông, duy trì hệ sinh thái thủy sinh, ven bờ; các vấn đề cấp bách cần giải quyết trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết.
8.3. Rà soát nội dung các bản đồ vị trí và phạm vi vùng quy hoạch, các bản đồ hiện trạng và các bản đồ quy hoạch.
8.4. Hội thảo và lấy ý kiến.
8.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
9. Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9):
9.1. Rà soát các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
9.2. Rà soát các loại bản đồ: bản đồ vị trí và phạm vi lưu vực sông quy hoạch; bản đồ vùng, liên vùng (liên quốc gia); các bản đồ hiện trạng; các bản đồ quy hoạch.
9.3. Dự thảo tờ trình, quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9.4. Nhân bản hồ sơ tài liệu quy hoạch để gửi cho các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9.5. Tổng hợp ý kiến góp ý của các địa phương, bộ, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan sau khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉnh sửa theo các nội dung góp ý. Xây dựng văn bản giải trình các nội dung chỉnh sửa.
9.6. Hội thảo và lấy ý kiến.
9.7. Hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch.
9.8. Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ sản phẩm của đồ án quy hoạch.
(Chi tiết nội dung công việc của từng bước theo Phần III, Phụ lục số 01 của Thông tư này).
II. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ CÁC HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH:
1. Điều kiện áp dụng:
Định mức lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt được tính cho đơn vị diện tích chuẩn là 1.000km2 đối với vùng có các điều kiện như sau:
- Toàn bộ diện tích vùng quy hoạch thuộc phạm vi của một lưu vực sông, tài nguyên nước của vùng quy hoạch không có mối quan hệ quốc tế;
- Toàn bộ diện tích của vùng quy hoạch thuộc phạm vi của một đơn vị hành chính cấp tỉnh (nếu vùng quy hoạch là liên tỉnh) hoặc một đơn vị hành chính cấp huyện (nếu vùng quy hoạch là nội tỉnh);
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đương với vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung;
- Mật độ sông suối trung bình của toàn vùng từ 0,5 - < 1,0km/km2.
2. Các hệ số điều chỉnh:
Khi vùng quy hoạch có các điều kiện khác với các quy định về điều kiện áp dụng nêu trên, thì áp dụng các hệ số điều chỉnh cho định mức lao động, định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị được quy định và hướng dẫn áp dụng tại Phần I của Thông tư này.
Các hệ số được áp dụng cho lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt, gồm:
- Hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn K1, K2, K3 và K4;
- Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích KF.
Bảng 8. Định biên lao động lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt
ĐVT: Người/1.000km2
TT |
Nội dung công việc |
Định biên lao động |
||||||||
KSCC1 |
KSC3 |
KS7 |
KS5 |
KS3 |
KS2 |
KS1 |
LX5 |
Nhóm |
||
1 |
Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1) |
1 |
1 |
1 |
2 |
2 |
2 |
3 |
- |
12 |
2 |
Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2) |
- |
- |
1 |
1 |
2 |
4 |
3 |
1 |
12 |
3 |
Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3) |
- |
- |
1 |
3 |
3 |
3 |
2 |
- |
12 |
4 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng, phân bổ, điều hoà và phát triển tài nguyên nước mặt (Bước 4) |
- |
- |
1 |
3 |
4 |
2 |
2 |
- |
12 |
5 |
Phân tích, dự báo xu thế biến động của TNN, nhu cầu KTSD nước mặt; xác định các vấn đề về KTSD, phân bổ, điều hòa, phát triển nước mặt trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5) |
1 |
1 |
1 |
4 |
3 |
1 |
1 |
- |
12 |
6 |
Xây dựng các phương án quy hoạch; lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch phân bổ TNNM (Bước 6) |
1 |
2 |
3 |
2 |
2 |
1 |
1 |
- |
12 |
7 |
Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7) |
1 |
2 |
2 |
3 |
2 |
1 |
1 |
- |
12 |
8 |
Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8) |
1 |
2 |
3 |
2 |
2 |
1 |
1 |
- |
12 |
9 |
Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9) |
1 |
1 |
2 |
2 |
4 |
1 |
1 |
- |
12 |
Bảng 9. Định mức lao động lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt
ĐVT: Công nhóm/1.000km2
TT |
Nội dung công việc |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
||
1 |
Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1) |
17,4 |
- |
2 |
Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2) |
7,0 |
10,0 |
3 |
Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3) |
18,8 |
- |
4 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng, phân bổ, điều hoà và phát triển tài nguyên nước mặt (Bước 4) |
21,2 |
- |
5 |
Phân tích, dự báo xu thế biến động của TNN, nhu cầu KTSD nước mặt; xác định các vấn đề về KTSD, phân bổ, điều hòa, phát triển nước mặt trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5) |
32,4 |
- |
6 |
Xây dựng các phương án quy hoạch; lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch phân bổ TNNM (Bước 6) |
56,7 |
- |
7 |
Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7) |
14,3 |
- |
8 |
Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8) |
23,8 |
- |
9 |
Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9) |
15,0 |
- |
V. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ:
1. Vật liệu
Bảng 10. Định mức sử dụng vật liệu lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt
ĐVT: Mức 1.000km2
TT |
Danh mục vật liệu |
Đơn vị tính |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
|||
1 |
Bản đồ địa hình |
Mảnh |
3,0 |
3,0 |
2 |
Băng dính gáy màu 5cm |
Cuộn |
11,0 |
- |
3 |
Băng dính khổ 1cm |
Cuộn |
2,0 |
- |
4 |
Băng dính trắng khổ 5cm |
Cuộn |
5,0 |
1,0 |
5 |
Bìa kính A4 |
Gram |
3,0 |
- |
6 |
Bìa mầu A4 |
Gram |
3,0 |
- |
7 |
Bóng đèn điện tròn 100W |
Cái |
- |
1,0 |
8 |
Bóng đèn máy quét |
Cái |
3,0 |
- |
9 |
Bóng đèn pin |
Cái |
- |
1,0 |
10 |
Bóng đèn tuýp 40W |
Cái |
6,0 |
- |
11 |
Bút bi |
Cái |
24,0 |
1,0 |
12 |
Bút chì kim |
Cái |
12,0 |
1,0 |
13 |
Bút dạ màu |
Hộp |
3,0 |
1,0 |
14 |
Bút kim |
Cái |
12,0 |
- |
15 |
Bút nhớ dòng (highlight) |
Cái |
24,0 |
- |
16 |
Bút xoá |
Cái |
12,0 |
1,0 |
17 |
Cặp đựng tài liệu |
Cái |
24,0 |
3,0 |
18 |
Dây điện đôi |
Mét |
- |
2,0 |
19 |
Đĩa CD |
Cái |
18,0 |
- |
20 |
Gáy xoắn khổ A4 |
Hộp |
2,0 |
- |
21 |
Ghim dập |
Hộp |
4,0 |
- |
22 |
Ghim kẹp |
Hộp |
6,0 |
- |
23 |
Ghim vòng |
Hộp |
3,0 |
- |
24 |
Giấy A0 |
Tờ |
61,0 |
- |
25 |
Giấy A3 |
Gram |
1,0 |
- |
26 |
Giấy A4 |
Gram |
18,0 |
- |
27 |
Hồ dán khô |
Lọ |
3,0 |
1,0 |
28 |
Hồ dán ướt |
Lọ |
3,0 |
1,0 |
29 |
Hộp đựng bút |
Hộp |
12,0 |
- |
30 |
Hộp đựng tài liệu |
Cái |
26,0 |
- |
31 |
Kẹp sắt |
Hộp |
5,0 |
- |
32 |
Mực in A0 |
Hộp |
1,0 |
- |
33 |
Mực in A3 màu |
Hộp |
3,0 |
- |
34 |
Mực in A4 màu |
Hộp |
4,0 |
- |
35 |
Mực photocopy |
Hộp |
3,0 |
- |
36 |
Pin camera |
Đôi |
2,0 |
3,0 |
37 |
Ruột chì kim |
Hộp |
12,0 |
0,5 |
38 |
Sổ ghi chép |
Quyển |
12,0 |
- |
39 |
Sổ nhật ký |
Quyển |
- |
1,5 |
40 |
TNy chì |
Cái |
12,0 |
1,0 |
41 |
Túi nhựa đựng tài liệu Clear |
Cái |
75,0 |
3,0 |
42 |
Dầu máy (5% xăng) |
Lít |
- |
0,8 |
43 |
Xăng |
Lít |
- |
96,0 |
44 |
Điện năng |
KW |
14.358,7 |
145,2 |
2. Dụng cụ
Bảng 11. Định mức sử dụng dụng cụ lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt
ĐVT: Ca/1.000km2
TT |
Danh mục dụng cụ |
Đơn vị tính |
Thời hạn (tháng) |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
||||
1 |
Ba lô |
Cái |
24 |
- |
96,0 |
2 |
Bàn dập ghim loại lớn |
Cái |
48 |
496,0 |
- |
3 |
Bàn dập ghim loại nhỏ |
Cái |
36 |
1.983,9 |
48,0 |
4 |
Bàn dập ghim loại vừa |
Cái |
36 |
992,0 |
- |
5 |
Bàn đóng gáy xoắn khổ A4 |
Cái |
60 |
165,3 |
- |
6 |
Bàn họp văn phòng |
Cái |
96 |
165,3 |
- |
7 |
Bàn làm việc |
Cái |
96 |
1.983,9 |
- |
8 |
Bàn máy vi tính |
Cái |
96 |
1.983,9 |
- |
9 |
Bảng trắng |
Cái |
96 |
496,0 |
8,0 |
10 |
Bình cứu hoả |
Bình |
24 |
496,0 |
- |
11 |
Bình đựng nước uống |
Cái |
6 |
- |
96,0 |
12 |
Bộ lưu điện UPS |
Cái |
96 |
1.983,9 |
- |
13 |
Camera kỹ thuật số |
Cái |
60 |
165,3 |
24,0 |
14 |
Chuột máy tính |
Cái |
12 |
1.983,9 |
- |
15 |
Dao dọc giấy |
Cái |
12 |
496,0 |
8,0 |
16 |
Dao gọt bút chì |
Cái |
12 |
496,0 |
24,0 |
17 |
Đèn neon 40W |
Bộ |
24 |
1.983,9 |
- |
18 |
Đèn pin |
Cái |
24 |
- |
24,0 |
19 |
Đồng hồ treo tường |
Cái |
36 |
496,0 |
- |
20 |
Ghế họp văn phòng |
Cái |
96 |
1.983,9 |
- |
21 |
Ghế máy tính |
Cái |
96 |
1.983,9 |
- |
22 |
Ghế văn phòng |
Cái |
96 |
1.983,9 |
- |
23 |
Giá đựng tài liệu |
Cái |
96 |
496,0 |
- |
24 |
Giá kê máy |
Cái |
96 |
1.157,3 |
- |
25 |
Giầy BHLĐ |
Đôi |
6 |
- |
96,0 |
26 |
Hòm tôn đựng tài liệu |
Cái |
60 |
- |
8,0 |
27 |
Kéo cắt giấy |
Cái |
24 |
496,0 |
24,0 |
28 |
Khóa hòm |
Cái |
36 |
- |
8,0 |
29 |
Kính BHLĐ |
Cái |
12 |
- |
96,0 |
30 |
Kính lúp |
Cái |
36 |
496,0 |
24,0 |
31 |
Máy đo pH cầm tay |
Cái |
120 |
- |
24,0 |
32 |
Máy Fax |
Cái |
60 |
496,0 |
- |
33 |
Máy GPS cầm tay |
Cái |
60 |
- |
24,0 |
34 |
Máy hút Nm 1,5KW |
Cái |
60 |
496,0 |
- |
35 |
Máy hút bụi 1,5KW |
Cái |
60 |
165,3 |
- |
36 |
Máy hủy tài liệu |
Cái |
60 |
165,3 |
- |
37 |
Máy in màu A3 0,5KW |
Cái |
60 |
165,3 |
- |
38 |
Máy in màu A4 0,5KW |
Cái |
60 |
496,0 |
- |
39 |
Máy scan A4 0,02KW |
Cái |
60 |
496,0 |
- |
40 |
Máy tính 0,6KW |
Cái |
60 |
1.983,9 |
- |
41 |
Máy tính bỏ túi |
Cái |
60 |
1.983,9 |
24,0 |
42 |
Mũ BHLĐ |
Cái |
12 |
- |
96,0 |
43 |
Ô che mưa, che nắng |
Cái |
24 |
- |
24,0 |
44 |
Ổ ghi CD 0,04 KW |
Cái |
60 |
1.983,9 |
- |
45 |
Ổn áp 10A |
Cái |
96 |
496,0 |
- |
46 |
Ống đựng bản đồ, bản vẽ |
Cái |
12 |
496,0 |
24 |
47 |
Phao cứu sinh |
Chiếc |
24 |
- |
96,0 |
48 |
Phông máy chiếu Slide |
Cái |
60 |
165,3 |
- |
49 |
Quần áo BHLĐ |
Bộ |
12 |
- |
96,0 |
50 |
Quần áo mưa |
Bộ |
12 |
- |
96,0 |
51 |
Quạt điện cây 0,06KW |
Cái |
60 |
992,0 |
- |
52 |
Quạt thông gió 0,04KW |
Cái |
60 |
496,0 |
- |
53 |
Thiết bị đun nước |
Cái |
60 |
496,0 |
- |
54 |
Tủ đựng tài liệu |
Cái |
96 |
992,0 |
- |
55 |
Ủng BHLĐ |
Đôi |
6 |
- |
96,0 |
56 |
USB |
Cái |
12 |
1.983,9 |
24,0 |
3. Máy móc, thiết bị
Bảng 12. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt
ĐVT: Ca/1.000km2
TT |
Danh mục thiết bị |
Đơn vị tính |
Thời hạn (tháng) |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
||||
1 |
Điều hòa 2 chiều 12000 BTU - 2,2 KW |
Bộ |
96 |
372,0 |
- |
2 |
Máy chiếu Slide 0,5KW |
Cái |
60 |
124,0 |
- |
3 |
Máy đo dòng chảy |
Cái |
60 |
- |
18,0 |
4 |
Máy đo TDS |
Cái |
120 |
- |
18,0 |
5 |
Máy in màu A0 - 0,8KW |
Cái |
60 |
124,0 |
- |
6 |
Máy Photocopy - 1KW |
Cái |
96 |
124,0 |
- |
7 |
Máy scan A0 - 2KW |
Cái |
60 |
124,0 |
- |
8 |
Máy Scan A3 - 0,5KW |
Cái |
60 |
124,0 |
- |
9 |
Máy tính xách tay - 0,04KW |
Cái |
60 |
372,0 |
18,0 |
10 |
Ô tô 12 chỗ |
Cái |
120 |
- |
6,0 |
Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ, máy móc thiết bị cho công tác nội nghiệp của từng bước công việc được tính theo hệ số được quy định trong bảng sau:
Bảng 13. Hệ số tính mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị cho công tác nội nghiệp của lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt
TT |
Nội dung công việc |
Hệ số |
1 |
Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1) |
0,08 |
2 |
Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2) |
0,03 |
3 |
Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3) |
0,09 |
4 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng, phân bổ, điều hoà và phát triển tài nguyên nước mặt (Bước 4) |
0,10 |
5 |
Phân tích, dự báo xu thế biến động của TNN, nhu cầu KTSD nước mặt; xác định các vấn đề về KTSD, phân bổ, điều hòa, phát triển nước mặt trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5) |
0,16 |
6 |
Xây dựng các phương án quy hoạch; lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch phân bổ TNNM (Bước 6) |
0,27 |
7 |
Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7) |
0,07 |
8 |
Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8) |
0,12 |
9 |
Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9) |
0,07 |
VI. CÁC CÔNG VIỆC CHƯA TÍNH TRONG ĐỊNH MỨC:
- Khảo sát, đo đạc tài nguyên nước, đo vẽ bản đồ; lấy mẫu và phân tích chất lượng nước;
- Lập, tiến hành thí nghiệm mô hình và các công việc phục vụ công tác quy hoạch tài nguyên (nếu có);
- Lập mô hình tính toán cân bằng nước, mô hình lan truyền ô nhiễm; mô hình dự báo nhiễm mặn; mô hình dự báo các tác hại do nước gây ra (mô hình dự báo lũ, hạn hán);
- Vận chuyển cán bộ công nhân và các thiết bị máy móc từ đơn vị đến địa điểm tập kết tại nơi điều tra và ngược lại;
- Xây dựng các bản đồ phục vụ quy hoạch;
- Lập và thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
- Thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch.
LẬP QUY HOẠCH PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
1. Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1):
1.1. Công tác chuẩn bị:
a) Nghiên cứu hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt;
b) Rà soát, kế thừa các dữ liệu, thông tin trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch;
c) Xác định danh mục các dữ liệu, thông tin cần thu thập phục vụ quy hoạch; xác định địa chỉ, liên hệ; lập kế hoạch thu thập.
1.2. Tiến hành thu thập dữ liệu, thông tin với các nội dung chính sau:
a) Các văn bản, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược và các văn bản liên quan được sử dụng làm căn cứ lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất; tình hình thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của vùng;
b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng phát triển của các ngành, lĩnh vực có liên quan đến khai thác, sử dụng, phân bổ, điều hòa và phát triển tài nguyên nước của các địa phương trong vùng quy hoạch và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất;
c) Đặc điểm nguồn nước dưới đất, nguồn hình thành nước dưới đất và trữ lượng khai thác; hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất và mối liên hệ với các nguồn nước khác;
d) Các thông tin, dữ liệu về hiện trạng khai thác sử dụng, điều hòa, phân bổ, phát triển tài nguyên nước; các đối tượng sử dụng và tỷ lệ sử dụng nước dưới đất;
đ) Số liệu, thông tin về tình hình cạnh tranh, xung đột, mâu thuẫn, sự phân bổ bất hợp lý nguồn nước dưới đất;
e) Các thông tin, dữ liệu về hiện trạng suy thoái, ô nhiễm, cạn kiện nguồn nước dưới đất và các tác động đến môi trường do khai thác nước dưới đất gây ra;
g) Các tài liệu khác có liên quan;
h) Các bản đồ hành chính; bản đồ địa chất thủy văn; bản đồ hệ thống sông suối; bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất và phân bố khu dân cư, các khu/cụm công nghiệp/làng nghề, khu nuôi trồng thủy sản, phân bố các bãi rác thải, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang.
1.3. Rà soát, đánh giá hiện trạng tài liệu; xác định dữ liệu, thông tin còn thiếu và đề xuất nội dung điều tra, thu thập bổ sung.
1.4. Xây dựng báo cáo tình hình thu thập tài liệu phục vụ quy hoạch.
1.5. Hội thảo.
1.6. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
2. Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2):
2.1. Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra, thu thập bổ sung; lập kế hoạch điều tra; chuẩn bị biểu mẫu điều tra thực địa, các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và liên hệ địa chỉ thu thập, điều tra.
2.2. Tiến hành điều tra, thu thập bổ sung:
a) Điều tra tổng quan vùng quy hoạch;
b) Điều tra thực địa để thu thập bổ sung dữ liệu, thông tin về hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất; đối tượng cấp nước, quy mô cấp nước và hiệu quả của các công trình khai thác nước dưới đất;
c) Điều tra bổ sung tại các các lưu vực sông/tiểu lưu vực sông, các khu vực có nhiều công trình khai thác nước dưới đất tập trung: xác định khoảng cách giữa các công trình khai thác, mực nước/lưu lượng các giếng khai thác và một số chỉ tiêu chất lượng nước đo tại hiện trường các giếng khai thác;
d) Điều tra bổ sung tại các khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm, nhiễm mặn;
đ) Điều tra bổ sung tại các vùng có nhiều cơ sở sản xuất, nguồn ô nhiễm có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước dưới đất.
2.3. Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin điều tra thực địa, thu thập bổ sung.
2.4. Hội thảo.
2.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu bước 2.
3. Xử lý, tổng hợp dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra thu thập bổ sung (Bước 3):
3.1. Mô tả thủ tục công việc, nguồn dữ liệu, cách thức xử lý, tổng hợp thông tin.
3.2. Xử lý, phân loại dữ liệu, thông tin theo các nhóm:
a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; những vấn đề liên quan đến nội dung phân tích, đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các hoạt động có liên quan đến tài nguyên nước, khai thác sử dụng, phân bổ, điều hòa và phát triển tài nguyên nước trong kỳ quy hoạch;
b) Các dữ liệu, thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng nguồn nước, khả năng khai thác tài nguyên nước; hiện trạng khai thác, sử dụng, phân bổ nước dưới đất;
c) Các thông tin phục vụ dự báo nhu cầu sử dụng và khả năng đáp ứng của nguồn nước dưới đất theo từng thời kỳ trong năm, theo từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch; dự báo khả năng khai thác nước dưới đất theo thời gian và không gian; định hướng khai thác, phân bổ, điều hòa và phát triển nguồn nước dưới đất.
3.3. Số hóa toàn bộ dữ liệu, thông tin.
3.4. Chuẩn hóa các dữ liệu, thông tin. Xác định và lập danh mục các dữ liệu, thông tin được sử dụng phục vụ lập quy hoạch.
3.5. Tổng hợp dữ liệu thông tin, xây dựng các biểu đồ, bảng thuyết minh, nội dung đồ thị, nội dung bản đồ phục vụ các nội dung đánh giá hiện trạng và dự báo:
a) Tổng hợp dữ liệu thông tin, xây dựng các biểu đồ, bảng thuyết minh, đồ thị về hiện trạng và diễn biến chất lượng nước dưới đất; hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất theo từng mục đích sử dụng;
b) Tổng hợp dữ liệu thông tin, xây dựng nội dung các bản đồ tài nguyên nước dưới đất; chất lượng nước dưới đất; hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất; hiện trạng và quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, phân bố dân cư; hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ khác có liên quan;
c) Chuẩn bị nội dung thông tin cho các bản đồ quy hoạch.
3.6. Hội thảo.
3.7. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
4. Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề về phân bổ, điều hòa, phát triển tài nguyên nước dưới đất (Bước 4):
4.1. Rà soát các kết quả phân tích, tổng hợp dữ liệu, thông tin; bổ sung các thông tin cần thiết phục vụ đánh giá hiện trạng.
4.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng theo các nhóm nội dung:
a) Đánh giá những tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các yếu tố liên quan đến sự biến động của nguồn nước dưới đất, đến việc khai thác, sử dụng, phân bổ nước dưới đất;
b) Phân tích, đánh giá tổng quan tài nguyên nước; đặc điểm địa chất thủy văn, nguồn hình thành nước dưới đất, mối liên hệ với nguồn nước mưa, nước mặt và trữ lượng khai thác nước dưới đất; tiềm năng khai thác tổng hợp nguồn nước mưa, nước mặt, nước dưới đất;
c) Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất; tỷ lệ khai thác nước dưới đất so với tổng trữ lượng có thể khai thác; hiệu quả khai thác, sử dụng nước dưới đất;
d) Đánh giá tình hình hạn hán, thiếu nước; xác định khu vực đặc biệt khan hiếm nước, thiếu nước cho sinh hoạt; hiện trạng tranh chấp và các vấn đề bất cập trong khai thác sử dụng nước;
đ) Phân tích, xác định những bất cập trong khai thác sử dụng, phân bổ nguồn nước dưới đất và khai thác sử dụng tổng hợp tài nguyên nước;
e) Tổng hợp các đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề hiện trạng cần giải quyết liên quan đến phân bổ, điều hòa nguồn nước và khai thác, sử dụng nước dưới đất và thứ tự ưu tiên giải quyết;
g) Xác định các bên liên quan chính.
4.3. Hội thảo và lấy ý kiến.
4.4. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
5. Phân tích, dự báo xu thế biến động về nhu cầu khai thác sử dụng nước dưới đất; xác định các vấn đề về phân bổ, điều hòa, phát triển tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước dưới đất trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5):
5.1. Tính toán, xác định nhu cầu sử dụng tài nguyên nước, nhu cầu sử dụng nước dưới đất cho các tháng trong năm theo từng thời kỳ trong kỳ quy hoạch:
a) Tính toán, xác định tổng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, du lịch và các mục đích khác;
b) Xác định các đối tượng sử dụng nước dưới đất;
c) Tính toán nhu cầu sử dụng nước dưới đất cho từng tháng trong năm theo từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch.
5.2. Phân tích, dự báo xu thế biến động tài nguyên nước và các yếu tố liên quan tác động đến khai thác, sử dụng nước dưới đất trong kỳ quy hoạch:
a) Phân tích, xác định xu thế biến động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất;
b) Phân tích xu thế biến đổi về điều kiện thời tiết, khí tượng, thủy văn, thảm phủ thực vật, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, phát triển dân số, kinh tế - xã hội;
c) Dự báo những biến đổi, suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất (mực nước, lưu lượng, chất lượng nước) trong các lưu vực sông/tiểu lưu vực sông, các khu vực thuộc vùng quy hoạch đến cuối kỳ quy hoạch và các giai đoạn của kỳ quy hoạch;
d) Dự báo xu thế thay đổi tập quán sử dụng nước dưới đất.
5.3. Thiết lập cân bằng nước, xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước dưới đất cho từng tầng chứa nước theo thời gian trong năm ứng với các giai đoạn trong kỳ quy hoạch:
a) Phân tích, đánh giá tương quan giữa nhu cầu sử dụng nước dưới đất và khả năng đáp ứng;
b) Phân tích, dự báo khả năng khai thác nguồn nước dưới đất trong các lưu vực sông/tiểu lưu vực sông, các khu vực thuộc vùng quy hoạch và trên toàn vùng quy hoạch; xác định ngưỡng giới hạn khai thác đối với từng tầng chứa nước.
5.4. Tổng hợp các nội dung dự báo theo các nhóm vấn đề, xác định vấn đề cấp bách cần giải quyết trong phân bổ tài nguyên nước dưới đất trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết.
5.5. Hội thảo và lấy ý kiến.
5.6. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
6. Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất (Bước 6):
6.1. Xác định quan điểm, nguyên tắc phân bổ tài nguyên nước dưới đất và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.
6.2. Xác định tầm nhìn, mục tiêu tổng quát của quy hoạch:
a) Phân tích các vấn đề về hiện trạng, dự báo diễn biến nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất; về mục tiêu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước; về nhu cầu khai thác sử dụng nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và các vấn đề liên quan;
b) Xác định tầm nhìn, mục tiêu tổng quát của quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất.
6.3. Xác định mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu của quy hoạch:
a) Xác định mục tiêu cụ thể của quy hoạch về đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của các ngành, các lĩnh vực; sử dụng tài nguyên nước bền vững, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe của cộng đồng và xoá đói giảm nghèo;
b) Xác định các chỉ tiêu của quy hoạch về mức độ đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của các hộ dùng nước; tính bền vững trong khai thác, sử dụng nước dưới đất và khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.
6.4. Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và các bên liên quan chính để xác định quan điểm, nguyên tắc, tầm nhìn và mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu của quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất.
6.5. Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án:
a) Xây dựng 03 phương án quy hoạch về mục tiêu phân bổ nước dưới đất, thứ tự ưu tiên phân bổ nước dưới đất và các biện pháp để đáp ứng mục tiêu phân bổ nước dưới đất trong kỳ quy hoạch;
b) Chuẩn bị nội dung thông tin bản đồ và biên tập các bản đồ phân vùng giới hạn khai thác; phân vùng khai thác và tỷ lệ phân bổ nước dưới đất, bản đồ quy hoạch mạng lưới giám sát nước dưới đất ứng với từng phương án quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất;
c) Phân tích, đánh giá tổng hợp hiệu ích kinh tế - xã hội, những tác động đến môi trường như làm biến đổi, suy giảm mực nước dưới đất, gia tăng nhiễm bẩn, xâm nhập mặn nguồn nước dưới đất, cạn kiệt dòng mặt, sụt lún đất ứng với từng phương án. Luận chứng, lựa chọn phương án tối ưu.
6.6. Xây dựng báo cáo thuyết minh các phương án quy hoạch.
6.7. Hội thảo và lấy ý kiến.
6.8. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
7. Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7):
7.1. Các giải pháp về quản lý, tài chính, tổ chức phối hợp thực hiện, đề xuất các chương trình, dự án trọng điểm và các giải pháp khác để thực hiện quy hoạch.
7.2. Kế hoạch và tiến độ thực hiện.
7.3. Tổ chức thực hiện quy hoạch.
7.4. Hội thảo và lấy ý kiến.
7.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
8. Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8):
8.1. Thiết kế cấu trúc, nội dung của báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất.
8.2. Xây dựng các báo cáo:
a) Xây dựng báo cáo tổng hợp thuyết minh đồ án quy hoạch, gồm: hiện trạng và xu hướng biến động của tài nguyên nước; hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất và khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước; dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên nước, nhu cầu sử dụng nước dưới đất; các vấn đề hiện trạng và vấn đề trong kỳ quy hoạch liên quan đến phân bổ nước dưới đất; mục tiêu và biện pháp phân bổ nước dưới đất; tổ chức thực hiện quy hoạch;
b) Báo cáo tóm tắt quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất;
c) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
d) Các báo cáo chuyên đề thuyết minh nội dung đánh giá hiện trạng và dự báo.
8.3. Rà soát các bản đồ vị trí và phạm vi vùng quy hoạch, các bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch.
8.4. Hội thảo và lấy ý kiến.
8.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
9. Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9):
9.1. Rà soát các báo cáo chuyên đề, báo cáo thuyết minh tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
9.2. Rà soát các loại bản đồ.
9.3. Dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định.
9.4. Nhân bản hồ sơ tài liệu quy hoạch để gửi cho các cấp có thẩm quyền thẩm định.
9.5. Tổng hợp ý kiến góp ý của các địa phương, bộ, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan sau khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định; chỉnh sửa theo các nội dung góp ý và xây dựng văn bản giải trình các nội dung chỉnh sửa.
9.6. Hội thảo và lấy ý kiến.
9.7. Hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch.
9.8. Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ sản phẩm của đồ án quy hoạch.
(Chi tiết nội dung công việc của từng bước theo Phần III, Phụ lục số 02 của Thông tư này).
II. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ CÁC HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH:
1. Điều kiện áp dụng:
Định mức lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất được tính cho đơn vị diện tích chuẩn là 1.000km2 đối với vùng có các điều kiện như sau:
- Toàn bộ diện tích vùng quy hoạch thuộc phạm vi của một lưu vực sông, tài nguyên nước của vùng quy hoạch không có mối quan hệ quốc tế;
- Toàn bộ diện tích của vùng quy hoạch thuộc phạm vi của một đơn vị hành chính cấp tỉnh (nếu vùng quy hoạch là liên tỉnh) hoặc một đơn vị hành chính cấp huyện (nếu vùng quy hoạch là nội tỉnh);
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đương với vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung;
- Các điều kiện về phân bố, tàng trữ, vận động của nước dưới đất có mức độ phức tạp trung bình (chi tiết quy định tại Phần III, Phụ lục số 07 kèm theo Thông tư này).
2. Các hệ số điều chỉnh:
Khi vùng quy hoạch có các điều kiện khác với các quy định về điều kiện áp dụng nêu trên, thì áp dụng các hệ số điều chỉnh cho định mức lao động, định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị được quy định và hướng dẫn áp dụng tại Phần I của Thông tư này.
Các hệ số được áp dụng cho lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất, gồm:
- Hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn K1, K2, K3 và K5;
- Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích KF.
Bảng 14. Định biên lao động lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất
ĐVT: Người/1.000km2
TT |
Nội dung công việc |
Định biên lao động |
||||||||
KSCC1 |
KSC3 |
KS7 |
KS5 |
KS3 |
KS2 |
KS1 |
LX5 |
nhóm |
||
1 |
Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1) |
1 |
1 |
1 |
2 |
2 |
2 |
3 |
- |
12 |
2 |
Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2) |
- |
- |
1 |
1 |
2 |
4 |
3 |
1 |
12 |
3 |
Xử lý, tổng hợp dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra thu thập bổ sung (Bước 3) |
- |
- |
1 |
2 |
4 |
3 |
2 |
- |
12 |
4 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề về phân bổ, điều hòa, phát triển tài nguyên nước dưới đất (Bước 4) |
- |
- |
1 |
3 |
4 |
2 |
2 |
- |
12 |
5 |
Phân tích, dự báo xu thế biến động về nhu cầu KTSD NDĐ; xác định các vấn đề về phân bổ, điều hòa, phát triển TNN, KTSD NDĐ trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5) |
- |
1 |
2 |
4 |
3 |
1 |
1 |
- |
12 |
6 |
Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất (Bước 6) |
1 |
2 |
3 |
2 |
2 |
1 |
1 |
- |
12 |
7 |
Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7) |
1 |
2 |
2 |
3 |
2 |
1 |
1 |
- |
12 |
8 |
Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8) |
1 |
1 |
3 |
3 |
2 |
1 |
1 |
- |
12 |
9 |
Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9) |
1 |
1 |
2 |
2 |
4 |
1 |
1 |
- |
12 |
Bảng 15. Định mức lao động lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất
ĐVT: Công nhóm/1.000km2
TT |
Nội dung công việc |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
||
1 |
Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1) |
12,31 |
- |
2 |
Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2) |
6,06 |
8,1 |
3 |
Xử lý, tổng hợp dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra thu thập bổ sung (Bước 3) |
13,07 |
- |
4 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề về phân bổ, điều hòa, phát triển tài nguyên nước dưới đất (Bước 4) |
23,13 |
- |
5 |
Phân tích, dự báo xu thế biến động về nhu cầu KTSD NDĐ; xác định các vấn đề về phân bổ, điều hòa, phát triển TNN, KTSD NDĐ trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5) |
25,83 |
- |
6 |
Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất (Bước 6) |
44,54 |
- |
7 |
Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7) |
12,25 |
- |
8 |
Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8) |
19,67 |
- |
9 |
Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9) |
12,00 |
- |
V. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ:
1. Vật liệu
Bảng 16. Định mức sử dụng vật liệu lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất
ĐVT: Mức/1.000km2
TT |
Danh mục vật liệu |
Đơn vị tính |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
|||
1 |
Bản đồ địa hình |
Mảnh |
3,0 |
3,0 |
2 |
Băng dính gáy màu 5cm |
Cuộn |
12,3 |
- |
3 |
Băng dính khổ 1cm |
Cuộn |
2,2 |
- |
4 |
Băng dính trắng khổ 5cm |
Cuộn |
5,6 |
0,8 |
5 |
Bìa kính A4 |
Gram |
3,4 |
- |
6 |
Bìa mầu A4 |
Gram |
3,4 |
- |
7 |
Bóng đèn điện tròn 100W |
Cái |
- |
0,8 |
8 |
Bóng đèn máy quét |
Cái |
3,4 |
- |
9 |
Bóng đèn pin |
Cái |
- |
0,8 |
10 |
Bóng đèn tuýp 40W |
Cái |
6,7 |
- |
11 |
Bút bi |
Cái |
26,9 |
0,8 |
12 |
Bút chì kim |
Cái |
13,5 |
0,8 |
13 |
Bút dạ màu |
Hộp |
3,4 |
0,8 |
14 |
Bút kim |
Cái |
13,5 |
- |
15 |
Bút nhớ dòng (highlight) |
Cái |
26,9 |
- |
16 |
Bút xoá |
Cái |
13,5 |
- |
17 |
Cặp đựng tài liệu |
Cái |
26,9 |
1,6 |
18 |
Dây điện đôi |
Mét |
- |
2,4 |
19 |
Đĩa CD |
Cái |
20,2 |
- |
20 |
Gáy xoắn khổ A4 |
Hộp |
2,2 |
- |
21 |
Ghim dập |
Hộp |
4,5 |
- |
22 |
Ghim kẹp |
Hộp |
6,7 |
- |
23 |
Ghim vòng |
Hộp |
3,4 |
- |
24 |
Giấy A0 |
Tờ |
68,4 |
- |
25 |
Giấy A3 |
Gram |
1,1 |
- |
26 |
Giấy A4 |
Gram |
20,2 |
- |
27 |
Hồ dán khô |
Lọ |
3,4 |
0,8 |
28 |
Hồ dán ướt |
Lọ |
3,4 |
0,8 |
29 |
Hộp đựng bút |
Hộp |
13,5 |
- |
30 |
Hộp đựng tài liệu |
Cái |
29,2 |
- |
31 |
Kẹp sắt |
Hộp |
5,6 |
- |
32 |
Mực in A0 |
Hộp |
1,1 |
- |
33 |
Mực in A3 màu |
Hộp |
3,4 |
- |
34 |
Mực in A4 màu |
Hộp |
4,5 |
- |
35 |
Mực photocopy |
Hộp |
3,4 |
- |
36 |
Pin camera |
Đôi |
2,2 |
2,4 |
37 |
Ruột chì kim |
Hộp |
13,5 |
0,8 |
38 |
Sổ ghi chép |
Quyển |
13,5 |
- |
39 |
Sổ nhật ký |
Quyển |
- |
0,8 |
40 |
TNy chì |
Cái |
13,5 |
0,8 |
41 |
Túi nhựa đựng tài liệu Clear |
Cái |
84,1 |
2,4 |
42 |
Dầu máy (5% xăng) |
Lít |
- |
0,8 |
43 |
Xăng |
Lít |
- |
96,0 |
44 |
Điện năng |
KW |
11.732,3 |
117,0 |
2. Dụng cụ
Bảng 17. Định mức sử dụng dụng cụ lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất
ĐVT: Ca/1.000km2
TT |
Danh mục dụng cụ |
Đơn vị tính |
Thời hạn (tháng) |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
||||
1 |
Ba lô |
Cái |
24 |
- |
77,4 |
2 |
Bàn dập ghim loại lớn |
Cái |
48 |
405,3 |
- |
3 |
Bàn dập ghim loại nhỏ |
Cái |
36 |
1.621,1 |
- |
4 |
Bàn dập ghim loại vừa |
Cái |
36 |
810,5 |
- |
5 |
Bàn đóng gáy xoắn khổ A4 |
Cái |
60 |
135,1 |
- |
6 |
Bàn họp văn phòng |
Cái |
96 |
135,1 |
- |
7 |
Bàn làm việc |
Cái |
96 |
1.621,1 |
- |
8 |
Bàn máy vi tính |
Cái |
96 |
1.621,1 |
- |
9 |
Bảng trắng |
Cái |
96 |
405,3 |
6,4 |
10 |
Bình cứu hoả |
Bình |
24 |
405,3 |
- |
11 |
Bình đựng nước uống |
Cái |
6 |
- |
77,4 |
12 |
Bộ lưu điện UPS |
Cái |
96 |
1.621,1 |
- |
13 |
Camera kỹ thuật số |
Cái |
60 |
135,1 |
19,3 |
14 |
Chuột máy tính |
Cái |
12 |
1.621,1 |
- |
15 |
Dao dọc giấy |
Cái |
12 |
405,3 |
6,4 |
16 |
Dao gọt bút chì |
Cái |
12 |
405,3 |
19,3 |
17 |
Đèn neon 40W |
Bộ |
24 |
1.621,1 |
- |
18 |
Đèn pin |
Cái |
24 |
- |
19,3 |
19 |
Đồng hồ treo tường |
Cái |
36 |
405,3 |
- |
20 |
Ghế họp văn phòng |
Cái |
96 |
1.621,1 |
- |
21 |
Ghế máy tính |
Cái |
96 |
1.621,1 |
- |
22 |
Ghế văn phòng |
Cái |
96 |
1.621,1 |
- |
23 |
Giá đựng tài liệu |
Cái |
96 |
405,3 |
- |
24 |
Giá kê máy |
Cái |
96 |
945,6 |
- |
25 |
Giầy BHLĐ |
Đôi |
6 |
- |
77,4 |
26 |
Hòm tôn đựng tài liệu |
Cái |
60 |
- |
6,4 |
27 |
Kéo cắt giấy |
Cái |
24 |
405,3 |
19,3 |
28 |
Khóa hòm |
Cái |
36 |
- |
6,4 |
29 |
Kính BHLĐ |
Cái |
12 |
- |
77,4 |
30 |
Kính lúp |
Cái |
36 |
405,3 |
19,3 |
31 |
Máy đo pH cầm tay |
Cái |
120 |
- |
19,3 |
32 |
Máy Fax |
Cái |
60 |
405,3 |
- |
33 |
Máy GPS cầm tay |
Cái |
60 |
- |
19,3 |
34 |
Máy hút Nm 1,5KW |
Cái |
60 |
405,3 |
- |
35 |
Máy hút bụi 1,5KW |
Cái |
60 |
135,1 |
- |
36 |
Máy hủy tài liệu |
Cái |
60 |
135,1 |
- |
37 |
Máy in màu A3 0,5KW |
Cái |
60 |
135,1 |
- |
38 |
Máy in màu A4 0,5KW |
Cái |
60 |
405,3 |
- |
39 |
Máy scan A4 0,02KW |
Cái |
60 |
405,3 |
- |
40 |
Máy tính 0,6KW |
Cái |
60 |
1.621,1 |
- |
41 |
Máy tính bỏ túi |
Cái |
60 |
1.621,1 |
19,3 |
42 |
Mũ BHLĐ |
Cái |
12 |
- |
77,4 |
43 |
Ô che mưa, che nắng |
Cái |
24 |
- |
19,3 |
44 |
Ổ ghi CD 0,04 KW |
Cái |
60 |
1.621,1 |
- |
45 |
Ổn áp 10A |
Cái |
96 |
405,3 |
- |
46 |
Ống đựng bản đồ, bản vẽ |
Cái |
12 |
405,3 |
19,344 |
47 |
Phao cứu sinh |
Chiếc |
24 |
- |
77,4 |
48 |
Phông máy chiếu Slide |
Cái |
60 |
135,1 |
- |
49 |
Quần áo BHLĐ |
Bộ |
12 |
- |
77,4 |
50 |
Quần áo mưa |
Bộ |
12 |
- |
77,4 |
51 |
Quạt điện cây 0,06KW |
Cái |
60 |
810,5 |
- |
52 |
Quạt thông gió 0,04KW |
Cái |
60 |
405,3 |
- |
53 |
Thiết bị đun nước |
Cái |
60 |
405,3 |
- |
54 |
Tủ đựng tài liệu |
Cái |
96 |
810,5 |
- |
55 |
Ủng BHLĐ |
Đôi |
6 |
- |
77,4 |
56 |
USB |
Cái |
12 |
1,621,1 |
77,4 |
3. Máy móc, thiết bị
Bảng 18. Định mức sử dụng thiết bị máy móc lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất
ĐVT: Ca/1.000km2
TT |
Danh mục thiết bị |
Đơn vị tính |
Thời hạn (tháng) |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
||||
1 |
Điều hòa 2 chiều 12000 BTU - 2,2 KW |
Bộ |
96 |
303,9 |
- |
2 |
Máy chiếu Slide 0,5KW |
Cái |
60 |
101,3 |
- |
3 |
Máy đo dòng chảy |
Cái |
60 |
- |
14,5 |
4 |
Máy đo TDS |
Cái |
120 |
- |
14,5 |
5 |
Máy in màu A0 - 0,8KW |
Cái |
60 |
101,3 |
- |
6 |
Máy Photocopy - 1KW |
Cái |
96 |
101,3 |
- |
7 |
Máy scan A0 - 2KW |
Cái |
60 |
101,3 |
- |
8 |
Máy Scan A3 - 0,5KW |
Cái |
60 |
101,3 |
- |
9 |
Máy tính xách tay - 0,04KW |
Cái |
60 |
303,9 |
14,5 |
10 |
Ô tô 12 chỗ |
Cái |
120 |
- |
4,8 |
Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ, máy móc thiết bị cho công tác nội nghiệp của từng bước công việc được tính theo hệ số sau:
Bảng 19. Hệ số tính mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị cho công tác nội nghiệp của lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất
TT |
Nội dung công việc |
Hệ số |
1 |
Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1) |
0,07 |
2 |
Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2) |
0,04 |
3 |
Xử lý, tổng hợp dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra thu thập bổ sung (Bước 3) |
0,08 |
4 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề về phân bổ, điều hòa, phát triển tài nguyên nước dưới đất (Bước 4) |
0,14 |
5 |
Phân tích, dự báo xu thế biến động về nhu cầu KTSD NDĐ; xác định các vấn đề về phân bổ, điều hòa, phát triển TNN, KTSD NDĐ trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5) |
0,15 |
6 |
Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất (Bước 6) |
0,26 |
7 |
Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7) |
0,07 |
8 |
Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8) |
0,12 |
9 |
Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9) |
0,07 |
VI. CÁC CÔNG VIỆC CHƯA TÍNH TRONG ĐỊNH MỨC:
- Khảo sát, đo đạc tài nguyên nước, thăm dò nước dưới đất, đo vẽ bản đồ; lấy mẫu và phân tích chất lượng nước;
- Lập, tiến hành thí nghiệm mô hình và các công việc phục vụ công tác quy hoạch tài nguyên (nếu có);
- Lập mô hình tính toán cân bằng nước, mô hình lan truyền ô nhiễm; mô hình dự báo nhiễm mặn;
- Vận chuyển cán bộ công nhân và các thiết bị máy móc từ đơn vị đến địa điểm tập kết tại nơi điều tra và ngược lại;
- Xây dựng các bản đồ phục vụ quy hoạch;
- Lập và thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
- Thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch.
LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
1. Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1):
1.1. Công tác chuẩn bị:
a) Nghiên cứu hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt;
b) Rà soát, kế thừa các dữ liệu thông tin trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch;
c) Xác định danh mục dữ liệu, thông tin cần thu thập phục vụ quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt; xác định địa chỉ liên hệ, kế hoạch thu thập.
1.2. Tiến hành thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin với các nội dung chính sau:
a) Các văn bản, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược và các văn bản liên quan được sử dụng làm căn cứ lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt; tình hình thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của vùng;
b) Điều kiện tự nhiên, hiện trạng và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng phát triển của các ngành, lĩnh vực có liên quan đến bảo vệ nguồn nước mặt;
c) Các dữ liệu, thông tin tổng hợp về tài nguyên nước; hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong vùng;
d) Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt, phân vùng chất lượng nước mặt, mức độ đáp ứng của nguồn nước mặt và xu hướng yêu cầu về số lượng, chất lượng nước cho các hộ dùng nước, cho mục đích duy trì dòng sông, duy trì HSTTS;
đ) Ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn nước mặt, phân vùng ô nhiễm theo mức độ và loại hình ô nhiễm, các khu vực cần khoanh vùng bảo vệ đặc biệt;
e) Nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt từ các nguồn thải như sinh hoạt, công nghiệp, canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, y tế và từ các bãi rác thải gần nguồn nước mặt;
g) Mối tương tác giữa tài nguyên nước và cộng đồng, hệ sinh thái thủy sinh, các ngành kinh tế, lĩnh vực dịch vụ công trong phạm vi vùng quy hoạch;
h) Tình hình bảo vệ nguồn nước mặt; các biện pháp, chủ trương và chính sách bảo vệ nguồn nước mặt;
i) Các bản đồ địa hình, bản đồ hành chính; bản đồ hiện trạng xả thải, phân vùng cấp độ và loại hình ô nhiễm, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng các vùng khai thác khoáng sản; các bản đồ quy hoạch các khu/cụm công nghiệp, khu dân cư, khu kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt; bản đồ quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch vùng khai thác khoáng sản;
k) Các dữ liệu, thông tin và bản đồ khác có liên quan đến quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt.
1.3. Rà soát, đánh giá hiện trạng tài liệu; thống kê danh mục tài liệu thu thập; xác định các dữ liệu, thông tin còn thiếu và đề xuất nội dung điều tra, thu thập bổ sung.
1.4. Xây dựng báo cáo tình hình thu thập tài liệu phục vụ quy hoạch.
1.5. Hội thảo.
1.6. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
2. Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2):
2.1. Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra, thu thập bổ sung; lập kế hoạch điều tra; chuẩn bị biểu mẫu điều tra thực địa, các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và liên hệ địa chỉ thu thập, điều tra.
2.2. Tiến hành điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu:
a) Làm việc với các Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan để thu thập các tài liệu, thông tin tổng quát về hiện trạng tài nguyên nước, hiện trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tình hình bảo vệ tài nguyên nước và các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước mặt;
b) Điều tra hiện trạng các sông/đoạn sông chính, hồ;
c) Điều tra các điểm có nguồn nước mặt bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và nguyên nhân; phân loại loại hình ô nhiễm, mức độ ô nhiễm;
d) Điều tra, thống kê, phân loại các nguồn xả chất thải vào nguồn nước mặt, các nguồn gây ô nhiễm chính; hiệu quả các công trình xử lý nước thải; tình hình quản lý và xử lý rác thải;
đ) Hiện trạng và tầm quan trọng của các HSTTS, HST ven bờ;
e) Điều tra bổ sung tại các điểm có nguồn nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng, các điểm có HSTTS bị suy thoái/ có dấu hiệu suy thoái;
g) Thu thập dữ liệu thông tin về hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tác động của nó đến việc bảo vệ nước mặt.
2.3. Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin điều tra thực địa và thu thập bổ sung.
2.4. Hội thảo.
2.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
3. Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3):
3.1. Mô tả thủ tục công việc, nguồn dữ liệu, cách thức xử lý, tổng hợp thông tin.
3.2. Xử lý, phân loại dữ liệu, thông tin theo các nhóm:
a) Dữ liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những vấn đề liên quan đến nội dung phân tích, đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các hoạt động có liên quan đến tài nguyên nước và bảo vệ nguồn nước mặt trong kỳ quy hoạch;
b) Các dữ liệu, thông tin tổng quan về tài nguyên nước, xu thế biến đổi của nguồn nước;
c) Các dữ liệu, thông tin chi tiết phục vụ đánh giá hiện trạng, gồm: hiện trạng chất lượng nước mặt; tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt; các nguồn xả thải có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt; tình hình bảo vệ nguồn nước mặt; các vấn đề nổi cộm liên quan đến nguồn nước mặt và các vấn đề liên quan khác;
d) Các dữ liệu, thông tin phục vụ công tác dự báo, gồm: dự báo diễn biến chất lượng nước mặt và các tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội; xu thế thay đổi nhu cầu và tập quán sử dụng nước mặt; nguy cơ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt và các vấn đề liên quan khác.
3.3. Số hóa toàn bộ dữ liệu, thông tin.
3.4. Chuẩn hóa các dữ liệu, thông tin. Xác định và lập danh mục các dữ liệu, thông tin được sử dụng phục vụ lập quy hoạch.
3.5. Tổng hợp dữ liệu, thông tin; xây dựng các biểu đồ, bảng thuyết minh, đồ thị, bản đồ phục vụ các nội dung đánh giá hiện trạng và dự báo:
a) Tổng hợp dữ liệu thông tin, xây dựng các biểu đồ, bảng thuyết minh, đồ thị ứng với các nội dung đánh giá hiện trạng và dự báo, gồm: danh mục các cơ sở xả chất thải vào nguồn nước mặt; danh mục các sông, hồ, HSTTS bị ô nhiễm; danh mục các điểm quan trắc tài nguyên nước mặt; đồ thị biểu diễn biến động số lượng và chất lượng nguồn nước mặt; đồ thị mối tương quan giữa nhu cầu sử dụng cho các mục đích và khả năng đáp ứng của nguồn nước mặt; đồ thị khác có liên quan;
b) Tổng hợp dữ liệu, thông tin, xây dựng nội dung các bản đồ ứng với các nội dung đánh giá hiện trạng, gồm: bản đồ tài nguyên nước mặt; bản đồ hiện trạng công trình khai thác sử dụng nước mặt; bản đồ các điểm xả chất thải vào nguồn nước mặt; bản đồ khoanh vùng ô nhiễm theo loại hình và mức độ ô nhiễm, các điểm ô nhiễm nghiêm trọng; bản đồ các HSTTS có nguy cơ bị suy thoái/ đã suy thoái nghiêm trọng do tác động của suy thoái tài nguyên nước mặt; bản đồ các khu vực có cảnh quan môi trường bị suy giảm do ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt;
c) Chuẩn bị nội dung thông tin cho các bản đồ quy hoạch.
3.6. Hội thảo.
3.7. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
4. Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề liên quan đến quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt (Bước 4):
4.1. Rà soát các kết quả phân tích, tổng hợp dữ liệu, thông tin; bổ sung các thông tin cần thiết phục vụ đánh giá hiện trạng.
4.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước mặt:
a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội đến nguồn nước mặt trong vùng quy hoạch;
b) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước đang được sử dụng; tình hình ban hành các quy định, chính sách và tình hình quản lý tài nguyên nước trong vùng quy hoạch, gồm: các văn bản QPPL đang được sử dụng, hiệu quả của việc áp dụng các văn bản vào thực tiễn, tình hình ban hành các quy định, chính sách về TNN, tình hình quản lý TNN trong vùng quy hoạch;
c) Hiện trạng thải chất thải vào nguồn nước, gồm: các loại hình xả thải: công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, y tế, các nguồn khác; vị trí, quy mô xả thải, đặc tính nguồn thải, chất gây ô nhiễm chính, cấp độ ô nhiễm, số lượng và loại chất thải rắn y tế, sinh hoạt; các cơ sở gây ô nhiễm nước mặt; các nguồn nước mặt bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng;
d) Hiện trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và các ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, hệ sinh thái thủy sinh, các hoạt động kinh tế, lĩnh vực dịch vụ công, gồm: các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt/có nguy cơ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; tốc độ suy thoái của nguồn nước; tầm quan trọng của các HSTTS, các HSTTS bị suy giảm do tác động của nguồn nước mặt; các biểu hiện sức khỏe cộng đồng bị suy giảm do ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt; các trở ngại của việc ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt đối với phát triển kinh tế - xã hội;
đ) Hiện trạng và diễn biến của nguồn nước mặt giai đoạn 5 năm trước kỳ quy hoạch, gồm: hiện trạng chất lượng nước; phân vùng chất lượng nước theo loại hình và mức độ ô nhiễm; mức độ duy trì dòng chảy tối thiểu trên các sông chính đảm bảo sự phát triển lành mạnh của sông và hệ sinh thái trong sông, ven sông; diễn biến chất lượng, số lượng nước theo thời gian, không gian;
e) Tình hình bảo vệ nguồn nước mặt; các chính sách, chủ trương bảo vệ nguồn nước mặt; vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn nước, gồm: các biện pháp, chủ trương, chính sách bảo vệ nguồn nước mặt và hiệu quả; ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn nước mặt;
g) Tổng hợp về tài nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nước; mức độ đáp ứng về số lượng và chất lượng của nước mặt đối với các mục đích sử dụng chính, gồm: tiềm năng nước mặt, hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt, mức độ đáp ứng về số lượng và chất lượng của nước mặt đối với các mục đích sử dụng chính;
h) Tổng hợp các kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng; xác định các vấn đề nổi cộm cần giải quyết liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước mặt tại thời điểm đánh giá, thứ tự ưu tiên giải quyết;
i) Xác định các bên liên quan chính.
4.3. Hội thảo và lấy ý kiến.
4.4. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
5. Phân tích, dự báo xu thế biến động của nguồn nước mặt; xác định các vấn đề về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước mặt trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5):
5.1. Tính toán, xác định nhu cầu sử dụng nước mặt, nước dưới đất, lượng nước thải và các chất thải vào nguồn nước mặt trong kỳ quy hoạch.
5.2. Phân tích, dự báo xu thế biến động của nguồn nước mặt, mức độ đáp ứng của nguồn nước mặt; nguy cơ ô nhiễm, suy thoái cạn kiệt nguồn nước mặt, khả năng ngăn ngừa, khắc phục, xử lý ô nhiễm và tác động của các yếu tố liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước mặt trong kỳ quy hoạch:
a) Dự báo xu thế biến động của nguồn nước mặt và nước dưới đất theo từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch;
b) Dự báo mức độ đáp ứng về số lượng, chất lượng nước mặt đối với nhu cầu nước cho các mục đích sử dụng theo từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch;
c) Dự báo khả năng đáp ứng dòng chảy tối thiểu để duy trì dòng sông theo từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch;
d) Dự báo khả năng đáp ứng dòng chảy tối thiểu để duy trì hệ sinh thái trong sông, ven sông và trong vùng đất ngập nước theo từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch;
đ) Dự báo mức độ ô nhiễm; khả năng ngăn ngừa, khắc phục, xử lý ô nhiễm đối với các nguồn nước thải chính; mức độ tác động của hoạt động kinh tế - xã hội đến ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt theo từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch;
e) Dự báo khả năng tự phục hồi, mức độ khôi phục các nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt theo từng giai đoạn trong thời kỳ quy hoạch;
g) Phân tích, đánh giá, dự báo tác động của các yếu tố liên quan đến diễn biến của nguồn nước trong kỳ quy hoạch;
h) Dự báo những thách thức và thuận lợi đối với việc bảo vệ tài nguyên nước mặt theo từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch.
5.3. Tổng hợp các vấn đề, xác định vấn đề cấp bách cần giải quyết để bảo vệ tài nguyên nước mặt trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết.
5.4. Hội thảo và lấy ý kiến.
5.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
6. Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt (Bước 6):
6.1. Xác định quan điểm, nguyên tắc của quy hoạch:
a) Nghiên cứu các chương trình mục tiêu quốc gia, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và bảo vệ môi trường, thứ tự ưu tiên về phòng, chống và giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt;
b) Xác định quan điểm, nguyên tắc của quy hoạch.
6.2. Xác định tầm nhìn, mục tiêu tổng quát của quy hoạch:
a) Phân tích, đánh giá nhu cầu khai thác sử dụng nước mặt, nhu cầu chất lượng nước mặt cho các mục đích chính, nhu cầu bảo vệ cảnh quan môi trường trong kỳ quy hoạch;
b) Xác định tầm nhìn, mục tiêu tổng quát của quy hoạch.
6.3. Xác định mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu của quy hoạch:
a) Xác định các mục tiêu cụ thể về đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội; ngăn ngừa ô nhiễm, xử lý, khắc phục ô nhiễm; duy trì sự phát triển lành mạnh của dòng sông và HSTTS; các mục tiêu về quản lý nguồn nước mặt;
b) Xác định các chỉ tiêu về nguồn nước, về hiệu quả kinh tế, lợi ích đối với môi trường và cộng đồng của quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt.
6.4. Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và các bên liên quan chính để xác định quan điểm, nguyên tắc, tầm nhìn và mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu của quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt.
6.5. Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án:
a) Xây dựng 03 phương án quy hoạch về mục tiêu bảo vệ tài nguyên nước mặt và thứ tự ưu tiên bảo vệ; mục tiêu chất lượng nước mặt và các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt;
b) Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ phân vùng bảo vệ tài nguyên nước mặt; bản đồ phân vùng mục tiêu chất lượng nước mặt; bản đồ phân vùng mức độ duy trì dòng chảy tối thiểu trên các sông chính ứng với từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch; bản đồ vị trí các điểm ô nhiễm nước mặt nghiêm trọng cần ưu tiên xử lý, khắc phục trong kỳ quy hoạch; bản đồ quy hoạch mạng lưới giám sát chất lượng nước mặt, giám sát xả chất thải vào nguồn nước mặt ứng với từng phương án quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt;
c) Phân tích, đánh giá tổng hợp hiệu ích kinh tế - xã hội và môi trường ứng với từng phương án; luận chứng lựa chọn phương án quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt.
6.6. Xây dựng báo cáo thuyết minh các phương án quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt.
6.7. Hội thảo và lấy ý kiến.
6.8. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
7. Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7):
7.1. Các giải pháp về quản lý, tài chính, tổ chức phối hợp thực hiện, đề xuất các chương trình, dự án trọng điểm và các giải pháp khác để thực hiện quy hoạch.
7.2. Kế hoạch và tiến độ thực hiện.
7.3. Tổ chức thực hiện quy hoạch.
7.4. Hội thảo và lấy ý kiến.
7.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
8. Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8):
8.1. Thiết kế cấu trúc, nội dung chi tiết của báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt.
8.2. Xây dựng các báo cáo:
a) Báo cáo tổng hợp thuyết minh đồ án quy hoạch, gồm: hiện trạng chất lượng nước và dự báo xu thế biến động; hiện trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt; các HST phụ thuộc vào nguồn nước chịu tác động bởi sự suy thoái nguồn nước mặt; dự báo mức độ gia tăng lượng nước thải, rác thải và nguy cơ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt và khả năng ngăn ngừa, khắc phục, xử lý ô nhiễm; mục tiêu, biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt và tổ chức thực hiện quy hoạch;
b) Báo cáo tóm tắt quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt;
c) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
d) Các báo cáo chuyên đề thuyết minh các nội dung đánh giá hiện trạng thải chất thải vào nguồn nước; hiện trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt và ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm đến cộng đồng, đến HSTTS; phân vùng chất lượng nước mặt; tình hình quản lý, bảo vệ nguồn nước mặt; các vấn đề nổi cộm liên quan đến hiện trạng nguồn nước mặt;
đ) Các báo cáo chuyên đề thuyết minh các nội dung dự báo lượng nước thải vào nguồn nước; xu thế diễn biến về số lượng, chất lượng của nguồn nước mặt và các yếu tố chịu tác động; nhu cầu và khả năng đáp ứng dòng chảy tối thiểu; các vấn đề cấp bách cần giải quyết để bảo vệ nguồn nước mặt trong kỳ quy hoạch.
8.3. Rà soát nội dung các bản đồ:
a) Bản đồ vị trí và phạm vi lưu vực sông quy hoạch và liên hệ vùng, liên vùng (liên quốc gia);
b) Các bản đồ hiện trạng tài nguyên nước mặt, hiện trạng công trình khai thác, sử dụng nước mặt, hiện trạng xả chất thải vào nguồn nước, phân vùng ô nhiễm và các điểm ô nhiễm nghiêm trọng và các bản đồ khác;
c) Các bản đồ phân vùng mức độ duy trì dòng chảy tối thiểu trên các sông chính; phân vùng mục tiêu chất lượng nước; phân vùng bảo vệ tài nguyên nước mặt và các điểm cần bảo vệ đặc biệt hoặc ưu tiên khắc phục, xử lý ô nhiễm; quy hoạch mạng lưới giám sát chất lượng nước, giám sát xả chất thải vào nguồn nước.
8.4. Hội thảo và lấy ý kiến.
8.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
9. Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9):
9.1. Rà soát các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
9.2. Rà soát các loại bản đồ.
9.3. Dự thảo tờ trình, quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9.4. Nhân bản hồ sơ tài liệu quy hoạch để gửi cho các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9.5. Tổng hợp ý kiến góp ý của các địa phương, bộ, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan sau khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉnh sửa theo các nội dung góp ý. Xây dựng văn bản giải trình các nội dung chỉnh sửa.
9.6. Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và các bên liên quan chính.
9.7. Hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch.
9.8. Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ sản phẩm của đồ án quy hoạch.
(Chi tiết nội dung công việc của từng bước theo Phần III, Phụ lục số 03 của Thông tư này).
II. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ CÁC HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH:
1. Điều kiện áp dụng:
Định mức lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt được tính cho đơn vị diện tích chuẩn là 1.000km2 đối với vùng có các điều kiện như sau:
- Toàn bộ diện tích vùng quy hoạch thuộc phạm vi của một lưu vực sông, tài nguyên nước của vùng quy hoạch không có mối quan hệ quốc tế;
- Toàn bộ diện tích của vùng quy hoạch thuộc phạm vi của một đơn vị hành chính cấp tỉnh (nếu vùng quy hoạch là liên tỉnh) hoặc một đơn vị hành chính cấp huyện (nếu vùng quy hoạch là nội tỉnh);
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đương với vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung;
- Mật độ sông suối trung bình của toàn vùng từ 0,5 - < 1,0km/km2.
2. Các hệ số điều chỉnh:
Khi vùng quy hoạch có các điều kiện khác với các quy định về điều kiện áp dụng nêu trên, thì áp dụng các hệ số điều chỉnh cho định mức lao động, định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị được quy định và hướng dẫn áp dụng tại Phần I của Thông tư này.
Các hệ số được áp dụng cho lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt, gồm:
- Hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn K1, K2, K3 và K4;
- Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích KF.
Bảng 20. Định biên lao động lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt
ĐVT: Người/1.000km2
TT |
Nội dung công việc |
Định biên lao động |
||||||||
KSCC1 |
KSC3 |
KS7 |
KS5 |
KS3 |
KS2 |
KS1 |
LX5 |
Nhóm |
||
1 |
Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1) |
1 |
1 |
1 |
2 |
2 |
2 |
3 |
- |
12 |
2 |
Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2) |
- |
- |
1 |
1 |
3 |
3 |
3 |
1 |
12 |
3 |
Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3) |
- |
- |
1 |
3 |
4 |
2 |
2 |
- |
12 |
4 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề liên quan đến quy hoạch bảo vệ TNNM (Bước 4) |
- |
1 |
1 |
4 |
4 |
1 |
1 |
- |
12 |
5 |
Phân tích, dự báo xu thế biến động của nguồn nước mặt; xác định các vấn đề về quản lý, bảo vệ TNNM trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5) |
- |
1 |
2 |
4 |
3 |
1 |
1 |
- |
12 |
6 |
Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch bảo vệ TNNM (Bước 6) |
1 |
3 |
3 |
2 |
1 |
1 |
1 |
- |
12 |
7 |
Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7) |
1 |
2 |
3 |
3 |
1 |
1 |
1 |
- |
12 |
8 |
Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8) |
1 |
1 |
3 |
3 |
2 |
1 |
1 |
- |
12 |
9 |
Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9) |
1 |
1 |
2 |
2 |
4 |
1 |
1 |
- |
12 |
Bảng 21. Định mức lao động lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt
ĐVT: Công nhóm/1.000km2
TT |
Nội dung công việc |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
||
1 |
Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1) |
11,53 |
- |
2 |
Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2) |
6,00 |
10,0 |
3 |
Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3) |
14,53 |
- |
4 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề liên quan đến quy hoạch bảo vệ TNNM (Bước 4) |
20,03 |
- |
5 |
Phân tích, dự báo xu thế biến động của nguồn nước mặt; xác định các vấn đề về quản lý, bảo vệ TNNM trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5) |
23,94 |
- |
6 |
Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch bảo vệ TNNM (Bước 6) |
36,15 |
- |
7 |
Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7) |
10,78 |
- |
8 |
Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8) |
15,56 |
- |
9 |
Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9) |
10,88 |
- |
V. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ:
1. Vật liệu
Bảng 22. Định mức sử dụng vật liệu lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt
ĐVT: Mức/1.000km2
TT |
Danh mục vật liệu |
Đơn vị tính |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
|||
1 |
Bản đồ địa hình |
Mảnh |
3,0 |
3,0 |
2 |
Băng dính gáy màu 5cm |
Cuộn |
11,0 |
- |
3 |
Băng dính khổ 1cm |
Cuộn |
2,0 |
- |
4 |
Băng dính trắng khổ 5cm |
Cuộn |
5,0 |
1,0 |
5 |
Bìa kính A4 |
Gram |
3,0 |
- |
6 |
Bìa mầu A4 |
Gram |
3,0 |
- |
7 |
Bóng đèn điện tròn 100W |
Cái |
- |
3,0 |
8 |
Bóng đèn máy quét |
Cái |
3,0 |
- |
9 |
Bóng đèn pin |
Cái |
- |
3,0 |
10 |
Bóng đèn tuýp 40W |
Cái |
6,0 |
- |
11 |
Bút bi |
Cái |
24,0 |
3,0 |
12 |
Bút chì kim |
Cái |
12,0 |
3,0 |
13 |
Bút dạ màu |
Hộp |
3,0 |
3,0 |
14 |
Bút kim |
Cái |
12,0 |
- |
15 |
Bút nhớ dòng (highlight) |
Cái |
24,0 |
- |
16 |
Bút xoá |
Cái |
12,0 |
|
17 |
Cặp đựng tài liệu |
Cái |
24,0 |
3,0 |
18 |
Dây điện đôi |
Mét |
- |
3,0 |
19 |
Đĩa CD |
Cái |
18,0 |
- |
20 |
Gáy xoắn khổ A4 |
Hộp |
2,0 |
- |
21 |
Ghim dập |
Hộp |
4,0 |
- |
22 |
Ghim kẹp |
Hộp |
6,0 |
- |
23 |
Ghim vòng |
Hộp |
3,0 |
- |
24 |
Giấy A0 |
Tờ |
61,0 |
- |
25 |
Giấy A3 |
Gram |
1,0 |
- |
26 |
Giấy A4 |
Gram |
18,0 |
- |
27 |
Hồ dán khô |
Lọ |
3,0 |
1,0 |
28 |
Hồ dán ướt |
Lọ |
3,0 |
1,0 |
29 |
Hộp đựng bút |
Hộp |
12,0 |
- |
30 |
Hộp đựng tài liệu |
Cái |
26,0 |
- |
31 |
Kẹp sắt |
Hộp |
5,0 |
- |
32 |
Mực in A0 |
Hộp |
1,0 |
- |
33 |
Mực in A3 màu |
Hộp |
3,0 |
- |
34 |
Mực in A4 màu |
Hộp |
4,0 |
- |
35 |
Mực photocopy |
Hộp |
3,0 |
- |
36 |
Pin camera |
Đôi |
2,0 |
6,0 |
37 |
Ruột chì kim |
Hộp |
12,0 |
1,0 |
38 |
Sổ ghi chép |
Quyển |
12,0 |
- |
39 |
Sổ nhật ký |
Quyển |
- |
3,0 |
40 |
TNy chì |
Cái |
12,0 |
1,0 |
41 |
Túi nhựa đựng tài liệu Clear |
Cái |
75,0 |
3,0 |
42 |
Dầu máy (5% xăng) |
Lít |
- |
0,8 |
43 |
Xăng |
Lít |
- |
96,0 |
44 |
Điện năng |
KW |
10.380,1 |
145,2 |
2. Dụng cụ
Bảng 23. Định mức sử dụng dụng cụ lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt
ĐVT: Ca/1.000km2
TT |
Danh mục dụng cụ |
Đơn vị tính |
Thời hạn (tháng) |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
||||
1 |
Ba lô |
Cái |
24 |
- |
96,0 |
2 |
Bàn dập ghim loại lớn |
Cái |
48 |
358,6 |
- |
3 |
Bàn dập ghim loại nhỏ |
Cái |
36 |
1.434,2 |
- |
4 |
Bàn dập ghim loại vừa |
Cái |
36 |
717,1 |
- |
5 |
Bàn đóng gáy xoắn khổ A4 |
Cái |
60 |
119,5 |
- |
6 |
Bàn họp văn phòng |
Cái |
96 |
119,5 |
- |
7 |
Bàn làm việc |
Cái |
96 |
1.434,2 |
- |
8 |
Bàn máy vi tính |
Cái |
96 |
1.434,2 |
- |
9 |
Bảng trắng |
Cái |
96 |
358,6 |
8,0 |
10 |
Bình cứu hoả |
Bình |
24 |
358,6 |
- |
11 |
Bình đựng nước uống |
Cái |
6 |
- |
96,0 |
12 |
Bộ lưu điện UPS |
Cái |
96 |
1.434,2 |
- |
13 |
Camera kỹ thuật số |
Cái |
60 |
119,5 |
24,0 |
14 |
Chuột máy tính |
Cái |
12 |
1.434,2 |
- |
15 |
Dao dọc giấy |
Cái |
12 |
358,6 |
24,0 |
16 |
Dao gọt bút chì |
Cái |
12 |
358,6 |
24,0 |
17 |
Đèn neon 40W |
Bộ |
24 |
1.434,2 |
- |
18 |
Đèn pin |
Cái |
24 |
- |
24,0 |
19 |
Đồng hồ treo tường |
Cái |
36 |
358,6 |
- |
20 |
Ghế họp văn phòng |
Cái |
96 |
1.434,2 |
- |
21 |
Ghế máy tính |
Cái |
96 |
1.434,2 |
- |
22 |
Ghế văn phòng |
Cái |
96 |
1.434,2 |
- |
23 |
Giá đựng tài liệu |
Cái |
96 |
358,6 |
- |
24 |
Giá kê máy |
Cái |
96 |
836,6 |
- |
25 |
Giầy BHLĐ |
Đôi |
6 |
- |
96,0 |
26 |
Hòm tôn đựng tài liệu |
Cái |
60 |
- |
8,0 |
27 |
Kéo cắt giấy |
Cái |
24 |
358,6 |
24,0 |
28 |
Khóa hòm |
Cái |
36 |
- |
8,0 |
29 |
Kính BHLĐ |
Cái |
12 |
- |
96,0 |
30 |
Kính lúp |
Cái |
36 |
358,6 |
24,0 |
31 |
Máy đo nhiệt độ, độ Nm, tốc độ gió |
Cái |
60 |
- |
24,0 |
32 |
Máy đo pH cầm tay |
Cái |
120 |
- |
24,0 |
33 |
Máy Fax |
Cái |
60 |
358,6 |
- |
34 |
Máy GPS cầm tay |
Cái |
60 |
- |
24,0 |
35 |
Máy hút Nm 1,5KW |
Cái |
60 |
358,6 |
- |
36 |
Máy hút bụi 1,5KW |
Cái |
60 |
119,5 |
- |
37 |
Máy hủy tài liệu |
Cái |
60 |
119,5 |
- |
38 |
Máy in màu A3 0,5KW |
Cái |
60 |
119,5 |
- |
39 |
Máy in màu A4 0,5KW |
Cái |
60 |
358,6 |
- |
40 |
Máy scan A4 0,02KW |
Cái |
60 |
358,6 |
- |
41 |
Máy tính 0,6KW |
Cái |
60 |
1.434,2 |
- |
42 |
Máy tính bỏ túi |
Cái |
60 |
1.434,2 |
24,0 |
43 |
Mũ BHLĐ |
Cái |
12 |
- |
96,0 |
44 |
Ô che mưa, che nắng |
Cái |
24 |
- |
24,0 |
45 |
Ổ ghi CD 0,04 KW |
Cái |
60 |
1.434,2 |
- |
46 |
Ổn áp 10A |
Cái |
96 |
358,6 |
- |
47 |
Ống đựng bản đồ, bản vẽ |
Cái |
12 |
358,6 |
24,0 |
48 |
Phao cứu sinh |
Chiếc |
24 |
- |
96,0 |
49 |
Phông máy chiếu Slide |
Cái |
60 |
119,5 |
- |
50 |
Quần áo BHLĐ |
Bộ |
12 |
- |
96,0 |
51 |
Quần áo mưa |
Bộ |
12 |
- |
96,0 |
52 |
Quạt điện cây 0,06KW |
Cái |
60 |
717,1 |
- |
53 |
Quạt thông gió 0,04KW |
Cái |
60 |
358,6 |
- |
54 |
Thiết bị đun nước |
Cái |
60 |
358,6 |
- |
55 |
Tủ đựng tài liệu |
Cái |
96 |
717,1 |
- |
56 |
Ủng BHLĐ |
Đôi |
6 |
- |
96,0 |
57 |
USB |
Cái |
12 |
1.434,2 |
24,0 |
3. Máy móc, thiết bị
Bảng 24. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt
ĐVT: Ca/1.000km2
TT |
Danh mục thiết bị |
Đơn vị tính |
Thời hạn (tháng) |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
||||
1 |
Điều hòa 2 chiều 12000 BTU - 2,2 KW |
Bộ |
96 |
268,9 |
- |
2 |
Máy chiếu Slide 0,5KW |
Cái |
60 |
89,6 |
- |
3 |
Máy đo dòng chảy |
Cái |
60 |
- |
18,0 |
4 |
Máy đo TDS |
Cái |
120 |
- |
18,0 |
5 |
Máy in màu A0 - 0,8KW |
Cái |
60 |
89,6 |
- |
6 |
Máy Photocopy - 1KW |
Cái |
96 |
89,6 |
- |
7 |
Máy scan A0 - 2KW |
Cái |
60 |
89,6 |
- |
8 |
Máy Scan A3 - 0,5KW |
Cái |
60 |
89,6 |
- |
9 |
Máy tính xách tay - 0,04KW |
Cái |
60 |
268,9 |
18,0 |
10 |
Ô tô 12 chỗ |
Cái |
120 |
- |
6,0 |
Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ, máy móc thiết bị cho công tác nội nghiệp của từng bước công việc được tính theo hệ số sau:
Bảng 25. Hệ số tính mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị cho công tác nội nghiệp của lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt
TT |
Nội dung công việc |
Hệ số |
I |
Lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt |
1,00 |
1 |
Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1) |
0,08 |
2 |
Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2) |
0,04 |
3 |
Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3) |
0,10 |
4 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề liên quan đến quy hoạch bảo vệ TNNM (Bước 4) |
0,13 |
5 |
Phân tích, dự báo xu thế biến động của nguồn nước mặt; xác định các vấn đề về quản lý, bảo vệ TNNM trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5) |
0,16 |
6 |
Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch bảo vệ TNNM (Bước 6) |
0,24 |
7 |
Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7) |
0,07 |
8 |
Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8) |
0,10 |
9 |
Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9) |
0,07 |
VI. CÁC CÔNG VIỆC CHƯA TÍNH TRONG ĐỊNH MỨC:
- Khảo sát, đo đạc tài nguyên nước, đo vẽ bản đồ; lấy mẫu và phân tích chất lượng nước;
- Lập, tiến hành thí nghiệm mô hình và các công việc phục vụ công tác quy hoạch tài nguyên (nếu có);
- Lập mô hình tính toán cân bằng nước, mô hình lan truyền ô nhiễm; mô hình dự báo nhiễm mặn; mô hình dự báo các tác hại do nước gây ra (mô hình dự báo lũ, hạn hán);
- Vận chuyển cán bộ công nhân và các thiết bị máy móc từ đơn vị đến địa điểm tập kết tại nơi điều tra và ngược lại;
- Xây dựng các bản đồ phục vụ quy hoạch;
- Lập và thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
- Thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch.
LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
1. Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1):
1.1. Công tác chuẩn bị:
a) Nghiên cứu hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt;
b) Rà soát, kế thừa các dữ liệu, thông tin trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch;
c) Xác định danh mục các dữ liệu, thông tin cần thu thập phục vụ quy hoạch; xác định địa chỉ, liên hệ, lập kế hoạch thu thập.
1.2. Tiến hành thu thập dữ liệu, thông tin:
a) Các văn bản, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược và các văn bản liên quan được sử dụng làm căn cứ lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất; tình hình thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của vùng;
b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng phát triển của các ngành, lĩnh vực có liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước dưới đất của các địa phương trong vùng quy hoạch;
c) Các dữ liệu, thông tin về tổng quan tài nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong vùng quy hoạch;
d) Hiện trạng và diễn biến nguồn nước dưới đất, hiện trạng ô nhiễm các tầng chứa nước; phân vùng chất lượng nước dưới đất, mức độ đáp ứng của nước dưới đất và xu thế yêu cầu về số lượng, chất lượng nước cho các mục đích sử dụng chính;
đ) Hiện trạng xả nước thải, các chất thải rắn và khai thác khoáng sản;
e) Tình hình ngăn ngừa, xử lý, khắc phục ô nhiễm nước dưới đất, hạ thấp mực nước và các biện pháp, chủ trương bảo vệ nước dưới đất;
g) Thu thập bản đồ hành chính, bản đồ lưu vực sông, bản đồ tiềm năng nước dưới đất, bản đồ địa chất thủy văn, bản đồ phân vùng chất lượng nước dưới đất, bản đồ hiện trạng công trình khai thác sử dụng nước dưới đất;
h) Thu thập các tài liệu và bản đồ khác có liên quan.
1.3. Rà soát, đánh giá hiện trạng tài liệu; thống kê danh mục tài liệu thu thập; xác định các dữ liệu, thông tin còn thiếu và đề xuất nội dung điều tra, thu thập bổ sung và xây dựng báo cáo tình hình thu thập tài liệu.
1.4. Hội thảo và lấy ý kiến.
1.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
2. Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2):
2.1. Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra, thu thập bổ sung; lập kế hoạch điều tra; chuẩn bị biểu mẫu điều tra thực địa, các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và liên hệ địa chỉ thu thập, điều tra.
2.2. Tiến hành điều tra thực địa, thu thập bổ sung dữ liệu:
a) Làm việc với các Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan để thu thập các tài liệu, thông tin tổng quát về hiện trạng tài nguyên nước, hiện trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tình hình bảo vệ tài nguyên nước và các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ nước dưới đất;
b) Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
c) Chất lượng nước và xu thế biến đổi chất lượng nguồn nước dưới đất; các sự cố bất thường về chất lượng nước và môi trường liên quan tới việc khai thác nước dưới đất; những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất;
d) Mức độ hạ thấp mực nước, diễn biến mực nước dưới đất của từng tầng chứa nước trong vùng; giới hạn mực nước hạ thấp cho phép; trữ lượng có thể khai thác của từng tầng chứa nước và của cả vùng;
đ) Hiện trạng hệ thống cấp nước và nhu cầu, tập quán sử dụng nước (số lượng công trình, lưu lượng khai thác thực tế của từng công trình và của cả vùng; mật độ công trình khai thác thực tế trong vùng); kế hoạch, lộ trình giải quyết nhu cầu sử dụng nước của các tổ chức, cá nhân đang sinh sống, hoạt động trong vùng;
e) Tình hình xả nước thải vào nguồn nước, tình hình sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật; hiện trạng các bãi rác và khai thác khoáng sản;
g) Quy mô, mức độ, phạm vi, tính chất nguy hại của chất thải ở các nguồn thải, các bãi chôn lấp chất thải, xác động vật; đặc tính thấm nước của các lớp đất đá tại khu vực nguồn thải và nơi chôn lấp chất thải; các biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất, môi trường đã được áp dụng;
h) Chỉnh lý số liệu điều tra thực địa.
2.3. Xử lý, tổng hợp các tài liệu thông tin điều tra thực địa và thu thập bổ sung.
2.4. Hội thảo.
2.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
3. Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3):
3.1. Mô tả thủ tục công việc, nguồn dữ liệu, cách thức xử lý, tổng hợp thông tin.
3.2. Xử lý, phân loại dữ liệu, thông tin theo các nhóm:
a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những vấn đề liên quan đến nội dung phân tích, đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các hoạt động có liên quan đến diễn biến tài nguyên nước, bảo vệ nước dưới đất trong kỳ quy hoạch;
b) Các dữ liệu, thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, gồm: tổng quan nguồn nước dưới đất và hiện trạng khai thác, sử dụng; hiện trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất và nguyên nhân; tình hình quản lý, bảo vệ nước dưới đất;
c) Các dữ liệu, thông tin phục vụ dự báo diễn biến chất lượng, diễn biến tình hình ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nước dưới đất và khả năng ngăn ngừa, khắc phục; xu thế yêu cầu chất lượng nước dưới đất, nhu cầu sử dụng nước dưới đất và khả năng đáp ứng; xu thế thay đổi tập quán sử dụng nước dưới đất;
d) Các loại bản đồ và các tài liệu khác có liên quan.
3.3. Số hóa dữ liệu, thông tin.
3.4. Chuẩn hóa các dữ liệu, thông tin. Xác định và lập danh mục các dữ liệu, thông tin được sử dụng phục vụ lập quy hoạch.
3.5. Tổng hợp dữ liệu thông tin, xây dựng các biểu đồ, bảng thuyết minh, đồ thị, bản đồ phục vụ quy hoạch.
3.6. Hội thảo và lấy ý kiến.
3.7. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
4. Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề, yếu tố liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước dưới đất (Bước 4):
4.1. Rà soát kết quả tổng hợp, xử lý dữ liệu thông tin, bổ sung các thông tin cần thiết phục vụ đánh giá hiện trạng.
4.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề liên quan đến bảo vệ nước dưới đất:
a) Đánh giá hiện trạng số lượng nước dưới đất; tình hình khai thác, sử dụng nước, tỷ lệ sử dụng nước dưới đất;
b) Đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất, tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất và nguyên nhân;
c) Đánh giá tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trong vùng quy hoạch;
c) Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển của các ngành kinh tế và các ảnh hưởng đến sự biến động số lượng, chất lượng nước dưới đất;
d) Tổng hợp các kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng; xác định các vấn đề nổi cộm cần giải quyết liên quan đến bảo vệ nước dưới đất và thứ tự ưu tiên giải quyết;
4.3. Hội thảo và lấy ý kiến.
4.4. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
5. Phân tích, dự báo xu thế biến động của nguồn nước dưới đất; xác định các vấn đề về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5):
5.1. Tính toán, xác định nhu cầu sử dụng nước mặt, nước dưới đất trong kỳ quy hoạch.
5.2. Phân tích, dự báo xu thế biến động của nguồn nước dưới đất, nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn, hạ thấp mực nước và tác động của các yếu tố liên quan đến bảo vệ nước dưới đất:
a) Phân tích và dự báo xu thế biến động về chất lượng và số lượng của từng nguồn nước dưới đất do biến động nhu cầu khai thác sử dụng nước trong vùng quy hoạch;
b) Phân tích, dự báo nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn, hạ thấp mực nước;
c) Phân tích, dự báo phạm vi, mức độ xảy ra ô nhiễm, xâm nhập mặn, hạ thấp mực nước, các vùng nước dưới đất có khả năng bị ô nhiễm nặng hoặc ô nhiễm trên diện rộng;
d) Phân tích và dự báo khả năng ngăn ngừa, khắc phục, xử lý ô nhiễm nguồn nước dưới đất trong kỳ quy hoạch đối với nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải y tế. Các vấn đề nổi cộm, thách thức đối với bảo vệ tài nguyên nước;
đ) Phân tích, dự báo các tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hoặc không đạt yêu cầu về chất lượng;
e) Phân tích dự báo các vấn đề phát sinh do quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch khai thác khoáng sản trong vùng;
g) Phân tích, dự báo các vấn đề nổi cộm, thách thức trong bảo vệ nước dưới đất trong kỳ quy hoạch.
5.3. Tổng hợp các vấn đề, xác định các vấn đề cấp bách và thứ tự ưu tiên cần giải quyết để bảo vệ nước dưới đất trong kỳ quy hoạch.
5.4. Hội thảo và lấy ý kiến.
5.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
6. Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất (Bước 6):
6.1. Xác định các quan điểm, nguyên tắc bảo vệ tài nguyên nước dưới đất:
a) Phân tích, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và bảo vệ môi trường, thứ tự ưu tiên về phòng, chống và giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên nước dưới đất;
b) Xác định quan điểm, nguyên tắc của quy hoạch.
6.2. Xác định tầm nhìn, mục tiêu tổng quát của quy hoạch:
a) Phân tích, đánh giá nhu cầu bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước dưới đất; nhu cầu bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội từ việc sử dụng nước và nhu cầu về quản lý tài nguyên nước dưới đất;
b) Xác định tầm nhìn, mục tiêu tổng quát của quy hoạch;
c) Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và các bên liên quan chính nhằm xác định quan điểm, nguyên tắc, tầm nhìn và mục tiêu chung của quy hoạch.
6.3. Xác định mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu của quy hoạch:
a) Xác định các mục tiêu cụ thể về đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ngăn ngừa ô nhiễm, xử lý, khắc phục ô nhiễm và các mục tiêu về quản lý;
b) Xác định các chỉ tiêu về nguồn nước, về hiệu quả kinh tế, lợi ích đối với môi trường và cộng đồng của quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
6.4. Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và các bên liên quan chính để xác định quan điểm, nguyên tắc, tầm nhìn và mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu của quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
6.5. Xây dựng các phương án quy hoạch, lựa chọn phương án:
a) Xây dựng 03 phương án quy hoạch về mục tiêu bảo vệ nước dưới đất và thứ tự ưu tiên bảo vệ; mục tiêu chất lượng và các biện pháp bảo vệ nước dưới đất;
b) Biên tập nội dung các bản đồ ứng với từng phương án quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
c) Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp, tác động xã hội và môi trường của từng phương án bảo vệ, khôi phục các tầng chứa nước bị suy thoái, xâm nhập mặn trong vùng quy hoạch;
d) Phân tích, lựa chọn phương án quy hoạch dựa trên các kết quả phân tích, tính toán ở trên.
6.6. Xây dựng báo cáo thuyết minh các phương án quy hoạch.
6.7. Hội thảo và lấy ý kiến.
6.8. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
7. Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7):
7.1. Các giải pháp về quản lý, tài chính, tổ chức phối hợp thực hiện, đề xuất các chương trình, dự án trọng điểm và các giải pháp khác để thực hiện quy hoạch.
7.2. Kế hoạch và tiến độ thực hiện.
7.3. Tổ chức thực hiện quy hoạch.
7.4. Hội thảo và lấy ý kiến.
7.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
8. Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8):
8.1. Thiết kế cấu trúc, nội dung chi tiết của báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
8.2. Xây dựng các báo cáo:
a) Báo cáo tổng hợp thuyết minh đồ án quy hoạch, gồm: hiện trạng chất lượng nước và dự báo xu thế biến động; hiện trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nước dưới đất; dự báo nguy cơ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nước dưới đất và khả năng ngăn ngừa, khắc phục, xử lý ô nhiễm; mục tiêu, biện pháp bảo vệ nước dưới đất và tổ chức thực hiện quy hoạch;
b) Báo cáo tóm tắt quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
c) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
d) Các báo cáo chuyên đề thuyết minh nội dung đánh giá hiện trạng và dự báo.
8.3. Biên tập bản đồ:
a) Bản đồ vị trí và phạm vi lưu vực sông quy hoạch và mối liên hệ vùng, liên vùng (liên quốc gia);
b) Các bản đồ hiện trạng nước dưới đất, phân vùng chất lượng nước dưới đất, hiện trạng khai thác nước dưới đất, phân vùng ô nhiễm nước dưới đất;
c) Các bản đồ quy định ngưỡng giới hạn khai thác nước dưới đất, phân vùng bảo vệ nước dưới đất, phân vùng mục tiêu chất lượng nước, vùng có nguồn nước dưới đất cần bảo vệ đặc biệt, bản đồ quy hoạch mạng quan trắc, giám sát và cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất.
8.4. Hội thảo và lấy ý kiến.
8.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
9. Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9):
9.1. Rà soát các báo cáo chuyên đề, báo cáo thuyết minh các phương án và lựa chọn phương án quy hoạch, báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
9.2. Rà soát các bản đồ.
9.3. Dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
9.4. Nhân bản hồ sơ tài liệu quy hoạch để gửi cho các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9.5. Tổng hợp ý kiến góp ý của các địa phương, bộ, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan sau khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉnh sửa theo các nội dung góp ý.
9.6. Hội thảo và lấy ý kiến.
9.7. Hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch.
9.8. Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ sản phẩm của đồ án.
(Chi tiết nội dung công việc của từng bước theo Phần III, Phụ lục số 04 của Thông tư này).
II. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ CÁC HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH:
1. Điều kiện áp dụng:
Định mức lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất được tính cho đơn vị diện tích chuẩn là 1.000km2 đối với vùng có các điều kiện như sau:
- Toàn bộ diện tích vùng quy hoạch thuộc phạm vi của một lưu vực sông, tài nguyên nước của vùng quy hoạch không có mối quan hệ quốc tế;
- Toàn bộ diện tích của vùng quy hoạch thuộc phạm vi của một đơn vị hành chính cấp tỉnh (nếu vùng quy hoạch là liên tỉnh) hoặc một đơn vị hành chính cấp huyện (nếu vùng quy hoạch là nội tỉnh);
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đương với vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung;
- Các điều kiện về phân bố, tàng trữ, vận động của nước dưới đất có mức độ phức tạp trung bình (chi tiết tại Phần III, Phụ lục số 07 Thông tư này).
2. Các hệ số điều chỉnh:
Khi vùng quy hoạch có các điều kiện khác với các quy định về điều kiện áp dụng nêu trên, thì áp dụng các hệ số điều chỉnh cho định mức lao động, định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị được quy định và hướng dẫn áp dụng tại Phần I của Thông tư này.
Các hệ số được áp dụng cho lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, gồm:
- Hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn K1, K2, K3 và K5;
- Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích KF.
Bảng 26. Định biên lao động lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
ĐVT: Người/1.000km2
TT |
Nội dung công việc |
Định biên lao động |
||||||||
KSCC1 |
KSC3 |
KS7 |
KS5 |
KS3 |
KS2 |
KS1 |
LX5 |
Nhóm |
||
1 |
Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1) |
1 |
1 |
1 |
2 |
2 |
2 |
3 |
- |
12 |
2 |
Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2) |
- |
- |
1 |
1 |
3 |
3 |
3 |
1 |
12 |
3 |
Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3) |
- |
- |
1 |
3 |
4 |
2 |
2 |
- |
12 |
4 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề, yếu tố liên quan đến bảo vệ TNNDĐ (Bước 4) |
- |
1 |
1 |
4 |
4 |
1 |
1 |
- |
12 |
5 |
Phân tích, dự báo xu thế biến động của nguồn NDĐ; xác định các vấn đề về bảo vệ TNNDĐ trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5) |
- |
1 |
2 |
4 |
3 |
1 |
1 |
- |
12 |
6 |
Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch bảo vệ TNNDĐ (Bước 6) |
1 |
3 |
3 |
2 |
1 |
1 |
1 |
- |
12 |
7 |
Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7) |
1 |
2 |
3 |
3 |
1 |
1 |
1 |
- |
12 |
8 |
Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8) |
1 |
1 |
3 |
3 |
2 |
1 |
1 |
- |
12 |
9 |
Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9) |
1 |
1 |
2 |
2 |
4 |
1 |
1 |
- |
12 |
Bảng 27. Định mức lao động lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
ĐVT: Công nhóm/1.000km2
TT |
Nội dung công việc |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
||
1 |
Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1) |
15,50 |
- |
2 |
Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2) |
5,75 |
11,00 |
3 |
Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3) |
12,50 |
- |
4 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề, yếu tố liên quan đến bảo vệ TNNDĐ (Bước 4) |
15,50 |
- |
5 |
Phân tích, dự báo xu thế biến động của nguồn NDĐ; xác định các vấn đề về bảo vệ TNNDĐ trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5) |
14,50 |
- |
6 |
Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch bảo vệ TNNDĐ (Bước 6) |
39,13 |
- |
7 |
Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7) |
11,25 |
- |
8 |
Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8) |
15,88 |
- |
9 |
Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9) |
10,25 |
- |
V. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ:
1. Vật liệu
Bảng 28. Định mức sử dụng vật liệu cho lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
ĐVT: Mức/1.000km2
TT |
Danh mục vật liệu |
Đơn vị tính |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
|||
1 |
Bản đồ địa hình |
Mảnh |
3,0 |
3,0 |
2 |
Băng dính gáy màu 5cm |
Cuộn |
10,2 |
- |
3 |
Băng dính khổ 1cm |
Cuộn |
1,9 |
- |
4 |
Băng dính trắng khổ 5cm |
Cuộn |
4,7 |
1,1 |
5 |
Bìa kính A4 |
Gram |
2,8 |
- |
6 |
Bìa mầu A4 |
Gram |
2,8 |
- |
7 |
Bóng đèn điện tròn 100W |
Cái |
- |
1,1 |
8 |
Bóng đèn máy quét |
Cái |
2,8 |
- |
9 |
Bóng đèn pin |
Cái |
- |
3,3 |
10 |
Bóng đèn tuýp 40W |
Cái |
5,6 |
- |
11 |
Bút bi |
Cái |
22,4 |
1,1 |
12 |
Bút chì kim |
Cái |
11,2 |
1,1 |
13 |
Bút dạ màu |
Hộp |
2,8 |
0,6 |
14 |
Bút kim |
Cái |
11,2 |
- |
15 |
Bút nhớ dòng (highlight) |
Cái |
22,4 |
- |
16 |
Bút xoá |
Cái |
11,2 |
0,6 |
17 |
Cặp đựng tài liệu |
Cái |
22,4 |
1,1 |
18 |
Dây điện đôi |
Mét |
- |
3,3 |
19 |
Đĩa CD |
Cái |
16,8 |
- |
20 |
Gáy xoắn khổ A4 |
Hộp |
1,9 |
- |
21 |
Ghim dập |
Hộp |
3,7 |
- |
22 |
Ghim kẹp |
Hộp |
5,6 |
- |
23 |
Ghim vòng |
Hộp |
2,8 |
- |
24 |
Giấy A0 |
Tờ |
56,8 |
- |
25 |
Giấy A3 |
Gram |
0,9 |
- |
26 |
Giấy A4 |
Gram |
16,8 |
- |
27 |
Hồ dán khô |
Lọ |
2,8 |
0,6 |
28 |
Hồ dán ướt |
Lọ |
2,8 |
0,6 |
29 |
Hộp đựng bút |
Hộp |
11,2 |
- |
30 |
Hộp đựng tài liệu |
Cái |
24,2 |
- |
31 |
Kẹp sắt |
Hộp |
4,7 |
- |
32 |
Mực in A0 |
Hộp |
0,9 |
- |
33 |
Mực in A3 màu |
Hộp |
2,8 |
- |
34 |
Mực in A4 màu |
Hộp |
3,7 |
- |
35 |
Mực photocopy |
Hộp |
2,8 |
- |
36 |
Pin camera |
Đôi |
1,9 |
2,2 |
37 |
Ruột chì kim |
Hộp |
11,2 |
1,1 |
38 |
Sổ ghi chép |
Quyển |
11,2 |
- |
39 |
Sổ nhật ký |
Quyển |
- |
1,1 |
40 |
TNy chì |
Cái |
11,2 |
1,1 |
41 |
Túi nhựa đựng tài liệu Clear |
Cái |
69,9 |
3,3 |
42 |
Dầu máy (5% xăng) |
Lít |
- |
0,8 |
43 |
Xăng |
Lít |
- |
96,0 |
44 |
Điện năng |
KW |
9.744,6 |
159,7 |
2. Dụng cụ
Bảng 29. Định mức sử dụng dụng cụ cho lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
ĐVT: Ca/1.000km2
TT |
Danh mục dụng cụ |
Đơn vị tính |
Thời hạn (tháng) |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
||||
1 |
Ba lô |
Cái |
24 |
- |
105,6 |
2 |
Bàn dập ghim loại lớn |
Cái |
48 |
336,6 |
- |
3 |
Bàn dập ghim loại nhỏ |
Cái |
36 |
1.346,4 |
- |
4 |
Bàn dập ghim loại vừa |
Cái |
36 |
673,2 |
- |
5 |
Bàn đóng gáy xoắn khổ A4 |
Cái |
60 |
112,2 |
- |
6 |
Bàn họp văn phòng |
Cái |
96 |
112,2 |
- |
7 |
Bàn làm việc |
Cái |
96 |
1.346,4 |
- |
8 |
Bàn máy vi tính |
Cái |
96 |
1.346,4 |
- |
9 |
Bảng trắng |
Cái |
96 |
336,6 |
8,8 |
10 |
Bình cứu hoả |
Bình |
24 |
336,6 |
- |
11 |
Bình đựng nước uống |
Cái |
6 |
- |
105,6 |
12 |
Bộ lưu điện UPS |
Cái |
96 |
1.346,4 |
- |
13 |
Camera kỹ thuật số |
Cái |
60 |
112,2 |
26,4 |
14 |
Chuột máy tính |
Cái |
12 |
1.346,4 |
- |
15 |
Dao dọc giấy |
Cái |
12 |
336,6 |
26,4 |
16 |
Dao gọt bút chì |
Cái |
12 |
336,6 |
26,4 |
17 |
Đèn neon 40W |
Bộ |
24 |
1.346,4 |
- |
18 |
Đèn pin |
Cái |
24 |
- |
26,4 |
19 |
Đồng hồ treo tường |
Cái |
36 |
336,6 |
- |
20 |
Ghế họp văn phòng |
Cái |
96 |
1.346,4 |
- |
21 |
Ghế máy tính |
Cái |
96 |
1.346,4 |
- |
22 |
Ghế văn phòng |
Cái |
96 |
1.346,4 |
- |
23 |
Giá đựng tài liệu |
Cái |
96 |
336,6 |
- |
24 |
Giá kê máy |
Cái |
96 |
785,4 |
- |
25 |
Giầy BHLĐ |
Đôi |
6 |
- |
105,6 |
26 |
Hòm tôn đựng tài liệu |
Cái |
60 |
- |
8,8 |
27 |
Kéo cắt giấy |
Cái |
24 |
336,6 |
26,4 |
28 |
Khóa hòm |
Cái |
36 |
- |
8,8 |
29 |
Kính BHLĐ |
Cái |
12 |
- |
105,6 |
30 |
Kính lúp |
Cái |
36 |
336,6 |
26,4 |
31 |
Máy đo pH cầm tay |
Cái |
120 |
- |
26,4 |
32 |
Máy Fax |
Cái |
60 |
336,6 |
- |
33 |
Máy GPS cầm tay |
Cái |
60 |
- |
26,4 |
34 |
Máy hút Nm 1,5KW |
Cái |
60 |
336,6 |
- |
35 |
Máy hút bụi 1,5KW |
Cái |
60 |
112,2 |
- |
36 |
Máy hủy tài liệu |
Cái |
60 |
112,2 |
- |
37 |
Máy in màu A3 0,5KW |
Cái |
60 |
112,2 |
- |
38 |
Máy in màu A4 0,5KW |
Cái |
60 |
336,6 |
- |
39 |
Máy scan A4 0,02KW |
Cái |
60 |
336,6 |
- |
40 |
Máy tính 0,6KW |
Cái |
60 |
1.346,4 |
- |
41 |
Máy tính bỏ túi |
Cái |
60 |
1.346,4 |
26,4 |
42 |
Mũ BHLĐ |
Cái |
12 |
- |
105,6 |
43 |
Ô che mưa, che nắng |
Cái |
24 |
- |
26,4 |
44 |
Ổ ghi CD 0,04 KW |
Cái |
60 |
1.346,4 |
- |
45 |
Ổn áp 10A |
Cái |
96 |
336,6 |
- |
46 |
Ống đựng bản đồ, bản vẽ |
Cái |
12 |
336,6 |
26,4 |
47 |
Phao cứu sinh |
Chiếc |
24 |
- |
105,6 |
48 |
Phông máy chiếu Slide |
Cái |
60 |
112,2 |
- |
49 |
Quần áo BHLĐ |
Bộ |
12 |
- |
105,6 |
50 |
Quần áo mưa |
Bộ |
12 |
- |
105,6 |
51 |
Quạt điện cây 0,06KW |
Cái |
60 |
673,2 |
- |
52 |
Quạt thông gió 0,04KW |
Cái |
60 |
336,6 |
- |
53 |
Thiết bị đun nước |
Cái |
60 |
336,6 |
- |
54 |
Tủ đựng tài liệu |
Cái |
96 |
673,2 |
- |
55 |
Ủng BHLĐ |
Đôi |
6 |
- |
105,6 |
56 |
USB |
Cái |
12 |
1.346,4 |
26,4 |
3. Máy móc, thiết bị
Bảng 30. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị cho lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
ĐVT: Ca/1.000km2
TT |
Danh mục thiết bị |
Đơn vị tính |
Thời hạn (tháng) |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
||||
1 |
Điều hòa 2 chiều 12000 BTU - 2,2 KW |
Bộ |
96 |
252,5 |
- |
2 |
Máy chiếu Slide 0,5KW |
Cái |
60 |
84,2 |
- |
3 |
Máy đo dòng chảy |
Cái |
60 |
- |
19,8 |
4 |
Máy đo TDS |
Cái |
120 |
- |
19,8 |
5 |
Máy in màu A0 - 0,8KW |
Cái |
60 |
84,2 |
- |
6 |
Máy Photocopy - 1KW |
Cái |
96 |
84,2 |
- |
7 |
Máy scan A0 - 2KW |
Cái |
60 |
84,2 |
- |
8 |
Máy Scan A3 - 0,5KW |
Cái |
60 |
84,2 |
- |
9 |
Máy tính xách tay - 0,04KW |
Cái |
60 |
252,5 |
19,8 |
10 |
Ô tô 12 chỗ |
Cái |
120 |
- |
6,6 |
Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ, máy móc thiết bị cho công tác nội nghiệp của từng bước công việc được tính theo hệ số sau:
Bảng 31. Hệ số tính mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị cho công tác nội nghiệp của lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
TT |
Nội dung công việc |
Hệ số |
1 |
Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1) |
0,11 |
2 |
Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2) |
0,04 |
3 |
Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3) |
0,09 |
4 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề, yếu tố liên quan đến bảo vệ TNNDĐ (Bước 4) |
0,11 |
5 |
Phân tích, dự báo xu thế biến động của nguồn NDĐ; xác định các vấn đề về bảo vệ TNNDĐ trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5) |
0,10 |
6 |
Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch bảo vệ TNNDĐ (Bước 6) |
0,28 |
7 |
Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7) |
0,08 |
8 |
Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8) |
0,11 |
9 |
Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9) |
0,07 |
VI. CÁC CÔNG VIỆC CHƯA TÍNH TRONG ĐỊNH MỨC:
- Khảo sát, đo đạc tài nguyên nước, thăm dò nước dưới đất, đo vẽ bản đồ; lấy mẫu và phân tích chất lượng nước;
- Lập, tiến hành thí nghiệm mô hình và các công việc phục vụ công tác quy hoạch tài nguyên (nếu có);
- Lập mô hình tính toán cân bằng nước, mô hình lan truyền ô nhiễm; mô hình dự báo nhiễm mặn;
- Vận chuyển cán bộ công nhân và các thiết bị máy móc từ đơn vị đến địa điểm tập kết tại nơi điều tra và ngược lại;
- Xây dựng các bản đồ phục vụ quy hoạch;
- Lập và thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
- Thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch.
LẬP QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TÁC HẠI DO NƯỚC GÂY RA
1. Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1):
1.1. Công tác chuẩn bị:
a) Nghiên cứu hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt;
b) Rà soát, kế thừa các dữ liệu thông tin trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch;
c) Xác định danh mục dữ liệu, thông tin cần thu thập phục vụ quy hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; xác định địa chỉ liên hệ, kế hoạch thu thập.
1.2. Tiến hành thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin với các nội dung chính sau:
a) Các văn bản, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược và các văn bản liên quan được sử dụng làm căn cứ lập quy hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tình hình thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của vùng;
b) Điều kiện tự nhiên; đặc trưng hình thái sông, cửa sông bờ biển, hiện trạng và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và các yếu tố liên quan đến phòng, chống, giảm thiểu các tác hại do nước gây ra;
c) Tổng quan tài nguyên nước, tình hình khai thác, sử dụng nước;
d) Hiện trạng và xu hướng của những tác hại do nước gây ra như ngập úng, lũ lụt, xói lở bở sông, cửa sông, vùng ven biển, thủy triều dâng; thiếu nước, hạn hán, sa mạc hóa; xâm nhập mặn;
đ) Tình hình phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
e) Dữ liệu về vai trò của cộng đồng trong phòng, chống, giảm thiểu và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
g) Các bản đồ hành chính, bản đồ địa hình; bản đồ phân vùng ngập lụt, phân vùng lũ, phân vùng hạn hán, xâm nhập mặn; bản đồ tài nguyên đất, tài nguyên rừng; bản đồ hệ thống sông ngòi và hồ chứa; bản đồ hiện trạng sử dụng đất, phân bố khu dân cư, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân bố khu dân cư.
1.3. Rà soát, đánh giá hiện trạng tài liệu; xác định dữ liệu, thông tin còn thiếu và đề xuất nội dung điều tra, thu thập bổ sung.
1.4. Xây dựng báo cáo tình hình thu thập tài liệu phục vụ quy hoạch.
1.5. Hội thảo.
1.6. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
2. Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2):
2.1. Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra, thu thập bổ sung; lập kế hoạch điều tra; chuẩn bị biểu mẫu điều tra thực địa, các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và liên hệ địa chỉ thu thập, điều tra.
2.2. Tiến hành điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu:
a) Điều tra, thu thập thông tin các loại hình tác hại do nước gây ra trong vùng quy hoạch, xác định loại hình tác hại chính;
b) Điều tra, thu thập thông tin về khai thác sử dụng nước, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước;
c) Điều tra các điểm đã xảy ra sự cố môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ cộng đồng; các điểm có nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và mức độ ảnh hưởng đến cộng đồng;
d) Điều tra, thu thập thông tin các điểm có hiện tượng khan hiếm nước, khan hiếm nước nghiêm trọng;
đ) Điều tra, thu thập thông tin các điểm có hiện tượng nước dưới đất bị nhiễm mặn, nước mặt bị xâm nhập mặn không có khả năng khai thác, sử dụng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng.
2.3. Xử lý, tổng hợp các tài liệu thông tin điều tra thực địa và thu thập bổ sung.
2.4. Hội thảo.
2.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
3. Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3):
3.1. Mô tả thủ tục công việc, nguồn dữ liệu, cách thức xử lý, tổng hợp thông tin.
3.2. Xử lý, phân loại các dữ liệu, thông tin theo các nhóm:
a) Dữ liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những vấn đề liên quan đến nội dung phân tích, đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các hoạt động có liên quan đến tài nguyên nước và PCKPTH trong kỳ quy hoạch;
b) Dữ liệu, thông tin về tổng quan tài nguyên nước, xu thế biến động của tài nguyên nước theo thời gian và không gian;
c) Dữ liệu, thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, gồm: hiện trạng các tác hại do nước gây ra, phân vùng tác hại do nước gây ra, tình hình phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; vai trò của cộng đồng trong phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; các vấn đề cấp bách, nổi cộm, thách thức đối với phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra cần được giải quyết và các vấn đề liên quan;
d) Dữ liệu, thông tin phục vụ công tác dự báo, gồm: dự báo nguy cơ xảy ra, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các loại hình tác hại do nước gây ra; nguy cơ xuất hiện các sự cố môi trường liên quan đến chất lượng nguồn nước; nguy cơ suy thoái cạn kiệt nguồn nước; nguy cơ xuất hiện các hiện tượng lũ lụt, hạn hán, triều cường, nước biển dâng; mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến đời sống, sức khỏe cộng đồng, đến sự phát triển kinh tế - xã hội;
đ) Các tài liệu và bản đồ khác có liên quan.
3.3. Số hóa toàn bộ dữ liệu, thông tin.
3.4. Chuẩn hóa các dữ liệu, thông tin. Xác định và lập danh mục dữ liệu, thông tin được sử dụng phục vụ lập quy hoạch.
3.5. Tổng hợp dữ liệu thông tin, xây dựng các biểu đồ, bảng thuyết minh, nội dung đồ thị, bản đồ phục vụ các nội dung dự định đánh giá hiện trạng và dự báo:
a) Tổng hợp dữ liệu thông tin, xây dựng các biểu đồ, bảng thuyết minh, đồ thị ứng với các nội dung: tần suất xuất hiện các loại hình tác hại do nước gây ra; thống kê phạm vi tác động và mức độ thiệt hại của các loại hình tác hại do nước gây ra; danh mục các công trình phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
b) Tổng hợp dữ liệu thông tin, xây dựng nội dung các bản đồ ứng với các nội dung: phân vùng tác hại do nước gây ra; phân vùng ngập lụt, phân vùng lũ, phân vùng hạn hán;
c) Chuẩn bị nội dung các bản đồ quy hoạch.
3.6. Hội thảo.
3.7. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
4. Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề liên quan đến phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra (Bước 4):
4.1. Rà soát các kết quả phân tích, tổng hợp dữ liệu thông tin; bổ sung các thông tin cần thiết phục vụ đánh giá hiện trạng.
4.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng theo các nhóm nội dung:
a) Các loại hình tác hại và phân vùng tác hại do nước gây ra:
- Đặc trưng dòng chảy lũ trên các sông chính;
- Tình hình lũ (kể cả lũ quét, lũ bùn đá);
- Tình hình lụt, ngập úng;
- Tình hình xói lở bờ sông, vùng cửa sông, ven biển và xói, bồi lòng sông, cửa sông;
- Tình hình triều cường, nước biển dâng; tình hình sụt, lún đất, xâm nhập mặn do các hoạt động có liên quan đến tài nguyên nước.
b) Hiệu quả của các biện pháp công trình, phi công trình đã được thực hiện để phòng, chống, giảm thiểu và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra và ảnh hưởng tiêu cực của các biện pháp đó đối với các vùng ngập lụt, vùng đất ngập nước; các vấn đề về xói, lở bờ sông, vùng cửa sông, ven biển và xói, bồi lòng sông, cửa sông;
c) Tình hình công tác dự báo, cảnh báo mưa, lũ, bão, áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, triều dâng, nước biển dâng, xâm nhập mặn;
d) Tổng hợp các kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng; xác định các vấn đề nổi cộm cần giải quyết liên quan đến phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra tại thời điểm đánh giá và thứ tự ưu tiên giải quyết;
đ) Xác định các bên liên quan chính.
4.3. Hội thảo và lấy ý kiến.
4.4. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
5. Phân tích, dự báo diễn biến của nguồn nước và khả năng xuất hiện các loại hình tác hại do nước gây ra; xác định các vấn đề về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5):
5.1. Tính toán, xác định nguy cơ xuất hiện các loại hình tác hại do nước gây ra:
a) Nguy cơ xuất hiện lũ, lũ quét;
b) Nguy cơ ngập, lụt;
c) Nguy cơ hạn hán;
d) Nguy cơ xâm nhập mặn của nguồn nước mặt tại vùng cửa sông, ven biển; nguy cơ nhiễm mặn tại các khu vực nuôi tôm vùng ven biển và nguy cơ nhiễm mặn của các tầng chứa nước;
đ) Nguy cơ sụt, lún đối với các tầng chứa nước.
5.2. Tính toán cân bằng giữa nhu cầu sử dụng nước và khả năng đáp ứng của nguồn nước, xác định nguy cơ thiếu nước trong kỳ quy hoạch:
a) Tính toán, xác định nhu cầu sử dụng nước;
b) Xác định khả năng đáp ứng của nguồn nước mặt, nước dưới đất;
c) Tính toán, xác định cân bằng nước và nguy cơ khan hiếm nước.
5.3. Phân tích, dự báo xu thế biến động của nguồn nước, phạm vi tác động và mức độ ảnh hưởng của các loại hình tác hại do nước gây ra:
a) Xu thế biến động của nguồn nước dưới ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các hoạt động khai thác, sử dụng nước;
b) Nguy cơ xuất hiện các hiện tượng như hạn hán, ngập úng, lũ lụt, xói lở (bờ sông, vùng cửa sông, ven biển, xói bồi lòng sông và cửa sông), triều cường, nước biển dâng, sụt lún, xâm nhập mặn;
c) Phạm vi tác động và mức độ ảnh hưởng của các hiện tượng hạn hán, ngập úng, lũ lụt, xói lở (bờ sông, vùng cửa sông, ven biển, xói bồi lòng sông và cửa sông), triều cường, nước biển dâng, sụt lún, xâm nhập mặn gây ra;
d) Phạm vi tác động và mức độ ảnh hưởng của hiện tượng thiếu nước theo từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch.
5.4. Dự báo các yếu tố tác động đến phòng chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra trong kỳ quy hoạch:
a) Các yếu tố tác động đến phòng chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra trong kỳ quy hoạch;
b) Dự báo những thách thức và thuận lợi đối với quy hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong kỳ quy hoạch.
5.5. Tổng hợp các vấn đề, xác định vấn đề cấp bách cần giải quyết để phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết.
5.6. Hội thảo và lấy ý kiến.
5.7. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
6. Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra (Bước 6):
6.1. Xác định quan điểm, nguyên tắc của quy hoạch:
a) Nghiên cứu các chương trình mục tiêu quốc gia, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, chương trình quản lý các vùng ven biển; thứ tự ưu tiên về phòng, chống và giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước dưới đất;
b) Xác định quan điểm và nguyên tắc thực hiện quy hoạch.
6.2. Xác định tầm nhìn, mục tiêu tổng quát của quy hoạch:
a) Phân tích, đánh giá tính cấp thiết của việc thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra; nhu cầu về phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đối với từng loại hình tác hại;
b) Xác định tầm nhìn, mục tiêu tổng quát của quy hoạch.
6.3. Xác định mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu của quy hoạch:
a) Xác định mục tiêu cụ thể về đảm bảo an toàn và sức khỏe cộng đồng; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
b) Xác định các chỉ tiêu của quy hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra về nâng cao sức khỏe và đời sống cộng đồng; khả năng phòng, chống, khắc phục hậu quả của các loại hình tác hại do nước gây ra.
6.4. Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và các bên liên quan chính để xác định quan điểm, nguyên tắc, tầm nhìn, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu của quy hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
6.5. Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án:
a) Xây dựng 03 phương án về mục tiêu phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra và thứ tự ưu tiên; các biện pháp quản lý và biện pháp kỹ thuật để phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
b) Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ dự báo phân vùng tác hại do nước gây ra; bản đồ dự báo phân vùng lũ; bản đồ dự báo phân vùng hạn hán; bản đồ dự báo phân vùng mức độ khan hiếm nước; bản đồ dự báo khả năng xâm nhập mặn ứng với từng phương án quy hoạch;
c) Phân tích, đánh giá tổng hợp hiệu ích kinh tế - xã hội và môi trường ứng với từng phương án; lựa chọn phương án quy hoạch.
6.6. Xây dựng báo cáo thuyết minh các phương án quy hoạch.
6.7. Hội thảo và lấy ý kiến.
6.8. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
7. Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7):
7.1. Các giải pháp về quản lý, tài chính, tổ chức phối hợp thực hiện, đề xuất các chương trình, dự án trọng điểm và các giải pháp khác để thực hiện quy hoạch.
7.2. Kế hoạch và tiến độ thực hiện.
7.3. Tổ chức thực hiện quy hoạch.
7.4. Hội thảo và lấy ý kiến.
7.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
8. Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8):
8.1. Thiết kế cấu trúc, nội dung chi tiết của báo cáo tổng hợp thuyết minh đồ án quy hoạch PCKPTH.
8.2. Xây dựng các báo cáo chuyên đề; báo cáo thuyết minh tổng hợp, báo cáo tóm tắt quy hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
a) Xây dựng báo cáo tổng hợp thuyết minh đồ án quy hoạch, gồm: hiện trạng và xu thế các tác hại do nước gây ra; tình hình thực hiện và những vấn đề nổi cộm trong quy hoạch PCKPTH; mục tiêu, biện pháp trong quy hoạch PCKPTH và tổ chức thực hiện quy hoạch;
b) Xây dựng báo cáo tóm tắt quy hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
c) Xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
d) Xây dựng các báo cáo chuyên đề thuyết minh các vấn đề hiện trạng, gồm: các loại hình tác hại do nước gây ra, mức độ và phạm vi ảnh hưởng; hiệu quả của các biện pháp công trình, phi công trình đã được thực hiện để phòng, chống, giảm thiểu và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; các vấn đề nổi cộm liên quan đến phòng, chống, giảm thiểu và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
đ) Xây dựng các báo cáo chuyên đề thuyết minh các nội dung dự báo khả năng khan hiếm nước; khả năng và mức độ xuất hiện của các loại hình tác hại do nước gây ra, phạm vi và mức độ ảnh hưởng; xác định vấn đề cấp bách cần giải quyết để phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết.
8.3. Rà soát nội dung các bản đồ:
a) Bản đồ vị trí và phạm vi lưu vực sông quy hoạch và liên hệ vùng, liên vùng (liên quốc gia);
b) Các bản đồ hệ thống sông suối, bản đồ địa chất thủy văn, bản đồ phân vùng tác hại do nước gây ra, bản đồ hiện trạng các công trình phòng, chống thiên tai;
c) Các bản đồ dự báo phân vùng tác hại do nước gây ra, bản đồ dự báo phân vùng lũ, bản đồ dự báo phân vùng hạn hán, bản đồ dự báo phân vùng mức độ khan hiếm nước, bản đồ dự báo khả năng xâm nhập mặn vùng cửa sông, ven biển và dự báo khả năng nhiễm mặn của các tầng chứa nước chính.
8.4. Hội thảo và lấy ý kiến.
8.5. Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu.
9. Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9):
9.1. Rà soát các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
9.2. Rà soát các loại bản đồ vị trí và phạm vi lưu vực sông; bản đồ liên hệ vùng, liên vùng (liên quốc gia); các bản đồ hiện trạng; các bản đồ quy hoạch.
9.3. Dự thảo tờ trình, quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9.4. Nhân bản hồ sơ tài liệu quy hoạch để gửi cho các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9.5. Tổng hợp ý kiến góp ý của các địa phương, bộ, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan sau khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉnh sửa theo các nội dung góp ý. Xây dựng văn bản giải trình các nội dung chỉnh sửa.
9.6. Hội thảo và lấy ý kiến.
(Chi tiết nội dung công việc của từng bước theo Phần III, Phụ lục số 05 của Thông tư này).
II. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ CÁC HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH:
1. Điều kiện áp dụng:
Định mức lập quy hoạch PCKPTH được tính cho đơn vị diện tích chuẩn là 1.000km2 đối với vùng có các điều kiện như sau:
- Toàn bộ diện tích vùng quy hoạch thuộc phạm vi của một lưu vực sông, tài nguyên nước của vùng quy hoạch không có mối quan hệ quốc tế;
- Toàn bộ diện tích của vùng quy hoạch thuộc phạm vi của một đơn vị hành chính cấp tỉnh (nếu vùng quy hoạch là liên tỉnh) hoặc một đơn vị hành chính cấp huyện (nếu vùng quy hoạch là nội tỉnh);
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đương với vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung;
- Mật độ sông suối trung bình của toàn vùng từ 0,5 - < 1,0km/km2;
- Các điều kiện về phân bố, tàng trữ, vận động của nước dưới đất có mức độ phức tạp trung bình (chi tiết quy định tại Phần III, Phụ lục số 07 Thông tư này).
2. Các hệ số điều chỉnh:
Khi vùng quy hoạch có các điều kiện khác với các quy định về điều kiện áp dụng nêu trên, thì áp dụng các hệ số điều chỉnh cho định mức lao động, định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị được quy định và hướng dẫn áp dụng tại Phần I của Thông tư này.
Các hệ số được áp dụng cho lập quy hoạch PCKPTH, gồm:
- Hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn K1, K2, K3, K4 và K5;
- Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích KF.
Bảng 32. Định biên lao động lập quy hoạch PCKPTH
ĐVT: Người/1.000km2
TT |
Nội dung công việc |
Định biên lao động |
||||||||
KSCC1 |
KSC3 |
KS7 |
KS5 |
KS3 |
KS2 |
KS1 |
LX5 |
Nhóm |
||
1 |
Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1) |
1 |
1 |
1 |
1 |
3 |
3 |
2 |
- |
12 |
2 |
Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2) |
- |
- |
1 |
2 |
2 |
3 |
3 |
1 |
12 |
3 |
Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3) |
- |
- |
1 |
3 |
4 |
2 |
2 |
- |
12 |
4 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề liên quan đến PCKPTH (Bước 4) |
- |
1 |
1 |
4 |
4 |
1 |
1 |
- |
12 |
5 |
Phân tích, dự báo diễn biến của nguồn nước và khả năng xuất hiện các loại hình tác hại do nước gây ra; xác định các vấn đề về PCKPTH ra trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5) |
- |
1 |
2 |
4 |
3 |
1 |
1 |
- |
12 |
6 |
Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch PCKPTH (Bước 6) |
1 |
3 |
3 |
2 |
1 |
1 |
1 |
- |
12 |
7 |
Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7) |
1 |
2 |
3 |
3 |
1 |
1 |
1 |
- |
12 |
8 |
Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8 |
1 |
1 |
3 |
3 |
2 |
1 |
1 |
- |
12 |
9 |
Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9) |
1 |
1 |
2 |
2 |
4 |
1 |
1 |
- |
12 |
Bảng 33. Định mức lao động lập quy hoạch PCKPTH
ĐVT: Công nhóm/1.000km2
TT |
Nội dung công việc |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
||
1 |
Thu thập văn bản, dữ liệu, thông tin (Bước 1) |
10,50 |
- |
2 |
Điều tra thực địa, thu thập bổ sung tài liệu (Bước 2) |
4,59 |
7,00 |
3 |
Xử lý, tổng hợp các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra, thu thập bổ sung (Bước 3) |
15,50 |
- |
4 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề liên quan đến PCKPTH (Bước 4) |
15,75 |
- |
5 |
Phân tích, dự báo diễn biến của nguồn nước và khả năng xuất hiện các loại hình tác hại do nước gây ra; xác định các vấn đề về PCKPTH ra trong kỳ quy hoạch và thứ tự ưu tiên giải quyết (Bước 5) |
19,88 |
- |
6 |
Xây dựng các phương án quy hoạch, lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy hoạch PCKPTH (Bước 6) |
37,22 |
- |
7 |
Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch (Bước 7) |
10,72 |
- |
8 |
Lập hồ sơ đồ án quy hoạch và lấy ý kiến (Bước 8) |
14,30 |
- |
9 |
Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình, quyết định và chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Bước 9) |
9,63 |
- |
V. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ:
1. Vật liệu
Bảng 34. Định mức sử dụng vật liệu lập quy hoạch PCKPTH
ĐVT: Mức 1000km2
TT |
Danh mục vật liệu |
Đơn vị tính |
Định mức |
|
Nội nghiệp |
Ngoại nghiệp |
|||
1 |
Bản đồ địa hình |
Mảnh |
3,0 |
3,0 |
2 |
Băng dính gáy màu 5cm |
Cuộn |
10,1 |
- |
3 |
Băng dính khổ 1cm |
Cuộn |
1,8 |
- |
4 |
Băng dính trắng khổ 5cm |
Cuộn |
4,6 |
0,7 |
5 |
Bìa kính A4 |
Gram |
2,8 |
- |
6 |
Bìa mầu A4 |
Gram |
2,8 |
- |
7 |
Bóng đèn điện tròn 100W |
Cái |
- |
0,7 |
8 |
Bóng đèn máy quét |
Cái |
2,8 |
- |
9 |
Bóng đèn pin |
Cái |
- |
2,1 |
10 |
Bóng đèn tuýp 40W |
Cái |
5,5 |
- |
11 |
Bút bi |
Cái |
22,0 |
2,1 |
12 |
Bút chì kim |
Cái |
11,0 |
2,1 |
13 |
Bút dạ màu |
Hộp |
2,8 |
2,1 |
14 |
Bút kim |
Cái |
11,0 |
- |
15 |
Bút nhớ dòng (highlight) |
Cái |
22,0 |
- |
16 |
Bút xoá |
Cái |
11,0 |
0,7 |
17 |
Cặp đựng tài liệu |
Cái |
22,0 |
2,1 |
18 |
Dây điện đôi |
Mét |
- |
1,4 |
19 |
Đĩa CD |
Cái |
16,5 |
- |
20 |
Gáy xoắn khổ A4 |
Hộp |
1,8 |
- |
21 |
Ghim dập |
Hộp |
3,7 |
- |
22 |
Ghim kẹp |
Hộp |
5,5 |
- |
23 |
Ghim vòng |
Hộp |
2,8 |
- |
24 |
Giấy A0 |
Tờ |
56,0 |
- |
25 |
Giấy A3 |
Gram |
0,9 |
- |
26 |
Giấy A4 |
Gram |
16,5 |
- |
27 |
Hồ dán khô |
Lọ |
2,8 |
0,7 |
28 |
Hồ dán ướt |
Lọ |
2,8 |
0,7 |
29 |
Hộp đựng bút |
Hộp |
11,0 |
- |
30 |
Hộp đựng tài liệu |
Cái |
23,9 |
- |
31 |
Kẹp sắt |
Hộp |
4,6 |
- |
32 |
Mực in A0 |
Hộp |
0,9 |
- |
33 |
Mực in A3 màu |
Hộp |
2,8 |
- |
34 |
Mực in A4 màu |
Hộp |
3,7 |
- |
35 |
Mực photocopy |
Hộp |
2,8 |
- |
36 |
Pin camera |
Đôi |
1,8 |
4,2 |
37 |
Ruột chì kim |
Hộp |
11,0 |
0,4 |
38 |
Sổ ghi chép |
Quyển |
11,0 |
- |
39 |
Sổ nhật ký |
Quyển |
- |
2,1 |
40 |
TNy chì |
Cái |
11,0 |
0,7 |
41 |
Túi nhựa đựng tài liệu Clear |
Cái |
68,8 |
2,1 |
42 |
Dầu máy (5% xăng) |
Lít |
- |
0,8 |
43 |
Xăng |
Lít |
- |
96,0 |
44 |
Điện năng |
KW |
9.593,7 |
101,6 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.