BAN THI ĐUA TRUNG ƯƠNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14-TĐ | Hà Nội, ngày 17 tháng 2 năm 1987 |
CỦA BAN THI ĐUA TRUNG ƯƠNG SỐ 14-TĐ NGÀY 17-2-1987 HƯỚNG DẪN VIỆC THƯỞNG CỜ THI ĐUA TRONG KẾ HOẠCH 5 NĂM 1986-1990
Ý nghĩa luân lưu là trong suốt thời kỳ kế hoạch 5 năm, chỉ có một cờ để luân chuyển cho đơn vị nhất của mỗi năm, không được sao giữ lại. Để kỷ niệm năm được cờ luân lưu Bộ chủ quản có thể sao cờ luân lưu theo kích thước 30 x 40cm với nội dung như lá cờ chính để khi lấy lá cờ chính đi thì giao lại bản sao này. Sau 5 năm đơn vị nào được giữ hẳn cờ là do Bộ trưởng chủ quản quyết định theo điều 4 Nghị định số 80-CP ngày 13-5-1964 (giữ được nhiều năm hơn hay giữ năm cuối cùng nếu không có đơn vị nào giữ được nhiều năm).
2. Về điều 1. - "Hội đồng Bộ trưởng thưởng cờ luân lưu cho đơn vị dẫn đầu thi đua của mỗi ngành kinh tế kỹ thuật hoặc nghiệp vụ thuộc Uỷ ban Nhà nước và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng".
Nhiều Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng (dưới đây gọi tắt là các Bộ) có nhiều ngành kinh tế kỹ thuật hoặc nghiệp vụ nhưng một số Bộ khác chỉ có một, hai ngành kinh tế kỹ thuật hoặc nghiệp vụ; do vậy đối với các Bộ quản lý nhiều ngành kinh tế kỹ thuật hoặc nghiệp vụ thì chỉ những ngành kinh tế kỹ thuật hoặc nghiệp vụ chủ yếu mới được một cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng để thưởng cho đơn vị dẫn đầu thi đua của ngành. Các ngành kinh tế kỹ thuật hoặc nghiệp vụ khác dùng cờ của Bộ để thưởng cho đơn vị trực thuộc.
Ví dụ: Bộ Công nghiệp nhẹ thì các Liên hiệp các xí nghiệp dệt, may, giấy gỗ diêm, sành sứ thuỷ tinh, tạp phẩm cứ mỗi Liên hiệp trên được trao một cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng để thưởng cho đơn vị dẫn đầu trực thuộc Liên hiệp; còn các đơn vị như thi công xây lắp, cung ứng vật tư, vận tải, v.v.... chỉ thưởng cờ của Bộ.
Trên thực tế các ngành kinh tế kỹ thuật hoặc nghiệp vụ có tính chất và quy mô rất khác nhau nên đối tượng được thưởng cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng cũng phải khác nhau và cần được quy định riêng phù hợp với đặc điểm của từng Bộ.
Với các Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản, Công nghiệp nhẹ, Liên hiệp xã thủ công nghiệp Trung ương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Vật tư, Nội thương, Ngoại thương, Du lịch, Văn hoá, Giáo dục, Y tế v.v... thì đối tượng được thưởng cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng có 2 loại là ngành của tỉnh (hoặc Liên hiệp xí nghiệp tỉnh) và đơn vị trực thuộc Bộ, Bộ Nông nghiệp do quy mô sản xuất rộng, còn có thể chia các tỉnh, thành phố thành khu vực, mỗi khu vực được một cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng để thưởng cho ngành của tỉnh dẫn đầu khu vực.
Với các Bộ Lâm nghiệp và Thuỷ Lợi có 2 loại đối tượng được thưởng cờ của Hội đồng Bộ trưởng là nhân dân, cán bộ và các lực lượng vũ trang của tỉnh về từng mặt công tác như bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng, khai thác gỗ (đối với Lâm nghiệp); bảo vệ đê điều (đối với Thuỷ lợi) và Liên hiệp Công - Nông nghiệp, lâm trường hoặc công ty thuỷ nông, xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp.
Với các Bộ Cơ khí luyện kim, Mỏ và than, Công nghiệp thực phẩm, Tổng cục Hoá chất, đối tượng được thưởng cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng là xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp và cấp tương đương.
Đối với các Bộ quản lý một hoặc hai lĩnh vực nghiệp vụ như Tài chính,
Thương binh xã hội, các Tổng cục Thống kê, Bưu điện, Thể dục Thể thao, Uỷ ban Bảo vệ Bà mẹ và trẻ em, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Toà án Nhân dân tối cao v.v... đối tượng được thưởng cờ của Hội đồng Bộ trưởng là ngành của tỉnh.
Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, cần chia theo 3 khối trường là đại học và cao đẳng, các trường trung học do các ngành trung ương quản lý, các trường trung học do địa phương quản lý và ở mỗi khối, đơn vị trường học là đối tượng thưởng cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng.
Đối với lực lượng vũ trang, đối tượng thưởng cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng sẽ được thoả thuận giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ với Trưởng ban Ban Thi đua Trung ương.
Đối với các ngành sản xuất kinh doanh thì cờ luân lưu Hội đồng Bộ trưởng chỉ thưởng cho cơ sở là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập.
3. Tiêu chuẩn thưởng cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng. Cả 4 tiêu chuẩn đều quan trọng, trong đó tiêu chuẩn số 1 là quan trọng nhất. Nếu có một tiêu chuẩn không đạt thì không được xét thưởng. Riêng tiêu chuẩn thứ 4 "tổ chức tốt phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa của đơn vị", cần hiểu là phải tổ chức giao ước thi đua giữa các đơn vị trong ngành, trong từng khu vực hoặc trong từng lĩnh vực công tác với mục tiêu, tiêu chuẩn và thời hạn hoàn thành có chấm điểm xếp hạng và công khai so sánh xét chọn đơn vị dẫn đầu thi đua.
4. Thời gian và thủ tục đề nghị xét thưởng.
Quyết định nói "làm xong trước ngày 1 tháng 5 năm sau". Nếu làm kịp vào dịp hội nghị tổng kết năm của ngành thì rất tốt nhưng phải bảo đảm đủ thủ tục và có kiểm tra kỹ. Do đó hồ sơ mà Bộ đề nghị thưởng cờ gửi lên Hội đồng Bộ trưởng (qua Ban Thi đua Trung ương) phải kèm theo:
a) Tóm tắt thành tích của đơn vị đề nghị được thưởng cờ (1 trang).
b) Ý kiến của Uỷ ban Nhân dân tỉnh sở tại về chấp hành chính sách pháp luật ở địa phương, nếu là đơn vị thuộc tỉnh quản lý thì phải có báo cáo và đề nghị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
c) Bản chấm điểm xếp hạng theo các chỉ tiêu giao ước thi đua giữa các đơn vị với nhau và phải có thời gian ít nhất 10 ngày tính từ khi Ban Thi đua Trung ương nhận được văn bản đề nghị của Bộ để tham khảo ý kiến những cơ quan có liên quan và đủ thì giờ làm các thủ tục cần thiết trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.
Lâu nay có Bộ làm không đầy đủ thủ tục, thường là thiếu ý kiến của Uỷ ban Nhân dân tỉnh sở tại, do vậy từ nay Bộ cần chủ động làm việc trước với tỉnh để khi Bộ gửi tờ trình đã có văn bản của tỉnh kèm theo.
Thời gian nhận tờ trình và hồ sơ đề nghị thưởng cờ của các Bộ hạn cuối cùng là ngày 20 tháng 4 hàng năm để thưởng cho năm trước. Sau ngày nói trên sẽ không được xét nữa trừ các ngành giáo dục theo năm học nhưng chậm nhất là tháng 12.
5. Cờ thưởng thi đua của các Bộ chỉ để thưởng cho đơn vị có thành tích thi đua dẫn đầu ngành kinh tế kỹ thuật hoặc nghiệp vụ mà Hội đồng Bộ trưởng không treo cờ luân lưu. Những Bộ tổ chức giao ước thi đua giữa các tỉnh chia theo khu vực thì có thể được sử dụng số lượng cờ đã được thống nhất với Ban Thi đua Trung ương, Trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh số lượng, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thi đua Trung ương.
Các trường đào tạo thuộc các Bộ thì Bộ tham gia ý kiến để Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp và Tổng cục Dạy nghề xét thưởng chung. Tuy nhiên Bộ nào có nhiều trường cũng có thể thưởng cờ của Bộ mình cho đơn vị dẫn đầu của trường.
6. Cờ thưởng thi đua của các tỉnh, thành phố và đặc khu (dưới đây gọi tắt là tỉnh) hàng năm để thưởng cho đơn vị dẫn đầu thi đua trong từng ngành của tỉnh. Đối với những Sở có nhiều ngành kinh tế kỹ thuật thì số lượng cờ có thể nhiều hơn, nhưng không nhất thiết ngành kinh tế kỹ thuật nào cũng đều có cờ thưởng mà nên dùng hình thức khen thưởng khác.
Đối tượng thưởng cờ của Uỷ ban Nhân dân tỉnh là các ngành của huyện, công ty, bệnh viện, trường học và cấp tương đương. Tỉnh có thể dành một cờ thưởng cho một huyện dẫn đầu thi đua toàn diện nhất, có tốc độ phát triển sản xuất cao nhất và một cờ cho một xã xuất sắc có tốc độ phát triển sản xuất cao nhất.
Số lượng cờ tỉnh dùng để thưởng, do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định, căn cứ vào số lượng ngành kinh tế kỹ thuật và nghiệp vụ quan trọng trong tỉnh.
Sau khi kết thúc việc xét thưởng cờ, các Bộ và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh gửi về Ban Thi đua Trung ương báo cáo kết quả để Ban Thi đua Trung ương có số liệu tổng hợp báo cáo với Hội đồng Bộ trưởng.
Các Bộ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh dựa vào nội dung 4 tiêu chuẩn thưởng cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng tại điều 1 trong Quyết định số 7-CT ngày 3-1-1987 mà quy định cụ thể tiêu chuẩn cờ của Bộ và tỉnh.
7. Tiền thưởng kèm theo cờ, căn cứ vào Quyết định số 170-CT ngày 16-7-1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Riêng tiền thưởng kèm theo cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ lập dự trù với Bộ Tài chính (kể cả tiền may và in cờ năm đầu).
Do quyết định cờ thưởng trong kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 ra muộn nên cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng cho năm 1986 nhiều Bộ đã tiến hành may như trước đây, số cờ này được sử dụng thưởng cho hết 5 năm kế hoạch. Bộ nào chưa may thì làm theo mẫu mới quy định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Cờ của các Bộ và cờ của Uỷ ban Nhân dân tỉnh thưởng cho năm 1986 nếu nơi nào chưa may thì may theo mẫu mới. Từ năm 1987 thi hành theo mẫu mới.
8. Trong điều 4, một số điểm cần được lưu ý: Các Cục, Tổng Công ty, Sở, huyện, quận lâu nay được sử dụng cờ đuôi nheo để thưởng, từ nay không sử dụng cờ đuôi nheo hoặc một loại cờ nào khác để thưởng thi đua mà biểu dương thành tích trong hội nghị tổng kết hàng năm.
9. Từ nay Bộ và tỉnh chỉ treo cờ cho tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa sau khi được công nhận 5 năm liên tục, còn hàng năm Bộ và tỉnh chỉ cấp giấy chứng nhận (Bộ công nhận Tổ của đơn vị trực thuộc xung quanh bộ (các Vụ viện, các Tổng Công ty và liên hiệp) các cơ sở của Trung ương nằm tại địa phương đều do Uỷ ban Nhân dân tỉnh công nhận, chưa phân cấp cho huyện).
Nhận được Thông tư này các Bộ, các tỉnh khẩn trương có kế hoạch hướng dẫn cho cơ sở chuẩn bị tốt việc xét chọn khen thưởng thành tích thi đua năm 1986 và phát động phong trào thi đua giành cờ thưởng năm sau.
| Nguyễn Thọ Chân (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.