BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2012/TT-BTC | Hà Nội, ngày 7 tháng 2 năm 2012 |
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 1 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm bắt buộc bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ như sau:
Thông tư này quy định về bảo hiểm bắt buộc bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ.
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập, tổ chức và hoạt động tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới thực hiện theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới.
4. Các tổ chức, cá nhân và cơ quan có liên quan.
Các thuật ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sửa đổi bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành và được phép triển khai bảo hiểm trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ là tổ chức cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải mua bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định tại Điều 90 Luật Năng lượng nguyên tử và Điều 13 Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử.
3. Sự cố trong Thông tư này bao gồm sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân, trong đó: sự cố bức xạ là tình trạng mất an toàn bức xạ và mất an ninh đối với nguồn phóng xạ; sự cố hạt nhân là tình trạng mất an toàn hạt nhân và mất an ninh đối với vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
4. Thiệt hại bức xạ là tổn thất đối với con người, tài sản, môi trường do sự cố bức xạ gây ra, bao gồm cả chi phí cho khắc phục hậu quả.
5. Thiệt hại hạt nhân là tổn thất đối với con người, tài sản, môi trường do sự cố hạt nhân gây ra, bao gồm cả chi phí cho khắc phục hậu quả.
6. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của công việc bức xạ đối với người lao động.
7. Người lao động là người có giao kết hợp đồng lao động với bên mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
8. Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc bức xạ hoặc có nguyên nhân từ việc thực hiện công việc bức xạ gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động (bao gồm cả bệnh nghề nghiệp) hoặc gây tử vong cho người lao động.
9. Bên thứ ba là người bị thiệt hại về kinh tế, tài sản, tính mạng hoặc tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể do sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân gây ra trừ bên mua bảo hiểm.
Điều 4. Mức trách nhiệm bảo hiểm
Mức trách nhiệm bảo hiểm do bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thoả thuận và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm. Phí bảo hiểm do bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thoả thuận trên cơ sở đánh giá rủi ro được bảo hiểm và các yếu tố liên quan nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Được xây dựng trên cơ sở số liệu thống kê. Trường hợp chưa có số liệu thống kê thì có thể nghiên cứu, tham khảo và dựa trên kinh nghiệm quốc tế, bản chào của các nhà tái bảo hiểm nước ngoài.
2. Đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Phải tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm.
Điều 6. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
1. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường đối với các khiếu nại phát sinh từ các nguyên nhân xảy ra trước thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.
Điều 7. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên chấm dứt trong trường hợp bên mua bảo hiểm bị đình chỉ, thu hồi Giấy phép tiến hành hoạt động bức xạ theo quy định của pháp luật.
Thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm là thời điểm bên mua bảo hiểm bị đình chỉ, thu hồi Giấy phép tiến hành hoạt động bức xạ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc bị đình chỉ, thu hồi Giấy phép tiến hành hoạt động bức xạ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 70% phí bảo hiểm của thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm nếu chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời hạn thông báo do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm không thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc bị đình chỉ, thu hồi Giấy phép tiến hành hoạt động bức xạ trong thời hạn thông báo đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Bên mua bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp này, bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong vòng 30 ngày trước thời điểm dự định chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và phải có bằng chứng về một hợp đồng bảo hiểm khác tương tự đã được thu xếp.
Trong trường hợp chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo chấm dứt, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 70% phần phí bảo hiểm của thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
3. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
1. Khi xảy ra sự cố, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền phải chủ trì, phối hợp chặt chẽ với bên mua bảo hiểm, các cơ sở y tế khám chữa bệnh, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất.
2. Trường hợp bên mua bảo hiểm không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên có thể thoả thuận chọn cơ quan giám định độc lập thực hiện việc giám định. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi đặt trụ sở của bên mua bảo hiểm chỉ định giám định độc lập. Kết luận bằng văn bản của giám định độc lập có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên.
3. Trường hợp kết luận của giám định độc lập khác với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí giám định. Trường hợp kết luận của giám định độc lập trùng với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải trả chi phí giám định.
4. Trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định, doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
Điều 9. Thời hạn thanh toán bồi thường
1. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ bồi thường trừ khi có thoả thuận khác bằng văn bản.
2. Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho người thông báo yêu cầu bồi thường biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường.
Bên mua bảo hiểm là tổ chức sử dụng người lao động được cấp giấy phép để tiến hành công việc bức xạ sau:
1. Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
2. Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu, sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (bao gồm: thiết bị soi chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sóng truyền hình, thiết bị X-quang chụp răng, thiết bị X-quang chụp vú, thiết bị X-quang di động, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X-quang đo mật độ xương, thiết bị X-quang chụp can thiệp và chụp mạch, thiết bị X-quang thú y) và sử dụng các thiết bị bức xạ khác;
3. Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
4. Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;
5. Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
6. Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
7. Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
8. Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;
9. Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
10. Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;
11. Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;
12. Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.
Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc nghề nghiệp đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ là trách nhiệm của bên mua bảo hiểm khi người lao động bị tai nạn lao động trong quá trình thực hiện công việc bức xạ.
Hợp đồng bảo hiểm là bằng chứng giao kết bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về bảo hiểm nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc bức xạ.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho bên mua bảo hiểm đối với những thiệt hại về tính mạng hoặc tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể (bao gồm cả bệnh nghề nghiệp) của người lao động có nguyên nhân trực tiếp từ tai nạn lao động thuộc trách nhiệm bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm có trách nhiệm phải trả cho người lao động.
Điều 14. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp sau:
1. Trách nhiệm đối với tai nạn lao động không có nguyên nhân trực tiếp từ việc thực hiện công việc bức xạ xảy ra trong thời hạn và phạm vi bảo hiểm.
2. Trách nhiệm đối với bất kỳ tai nạn nào có thể quy cho chiến tranh, hành động xâm lược hoặc thù địch của nước ngoài, nội chiến, bạo loạn, khủng bố, đình công.
3. Trách nhiệm đối với tai nạn lao động xảy ra do hành động cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc người lao động.
4. Trách nhiệm đối với tai nạn lao động xảy ra do bên mua bảo hiểm hoặc người lao động vi phạm pháp luật trong thực hiện công việc bức xạ.
5. Trách nhiệm đối với tai nạn lao động do bên mua bảo hiểm không thực hiện mọi biện pháp an toàn cần thiết, không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
6. Trách nhiệm đối với tai nạn phát sinh do sử dụng và bị ảnh hưởng trực tiếp của rượu bia, ma tuý và các chất kích thích.
7. Trách nhiệm đối với thiệt hại về con người sau 30 năm kể từ ngày xảy ra sự cố hạt nhân.
8. Các trường hợp khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 15. Nguyên tắc bồi thường
1. Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho bên mua bảo hiểm trên cơ sở khiếu nại đối với bên mua bảo hiểm của người lao động hoặc người đại diện của họ (trường hợp người lao động chết).
2. Việc bồi thường theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp sự cố thuộc phạm vi bảo hiểm gây thiệt hại cho nhiều người lao động thì tổng số tiền bồi thường bảo hiểm trả cho tất cả người lao động của bên mua bảo hiểm trong mỗi sự cố không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
b) Trường hợp có quyết định của toà án thì số tiền bồi thường căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
c) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường hết mức trách nhiệm bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm cho bất kỳ sự cố nào thì trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấm dứt đối với hợp đồng bảo hiểm đó.
Hồ sơ bồi thường đối với bảo hiểm nghề nghiệp do doanh nghiệp bảo hiểm lập, bao gồm các tài liệu sau:
1. Tài liệu do bên mua bảo hiểm cung cấp:
a) Giấy yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm trong đó bao gồm các nội dung: vị trí, thời gian, địa điểm xảy ra sự cố; nguyên nhân ban đầu của sự cố; tính chất, khả năng diễn biến của sự cố; thiệt hại về người; các nội dung công việc đã tiến hành liên quan đến sự cố.
b) Các tài liệu liên quan đến người bị tai nạn lao động (bản phô tô có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính), bao gồm:
- Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân của người bị tai nạn lao động;
- Giấy chứng thương;
- Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).
c) Các tài liệu liên quan đến bên mua bảo hiểm (bản phô tô có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính), bao gồm:
- Giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (đối với các trường hợp phải có chứng chỉ theo quy định);
- Hợp đồng bảo hiểm;
- Hợp đồng lao động của người lao động bị tai nạn lao động.
2. Tài liệu do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập:
a) Văn bản xác định nguyên nhân xảy ra sự cố và mức sự cố của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
b) Các tài liệu khác chứng minh tổn thất và số tiền tổn thất liên quan đến sự cố theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Mục 2. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
1. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành các công việc bức xạ sau:
a) Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
b) Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm: máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu, sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (bao gồm: thiết bị soi chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sóng truyền hình, thiết bị X-quang chụp răng, thiết bị X-quang chụp vú, thiết bị X-quang di động, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X-quang đo mật độ xương, thiết bị X-quang chụp can thiệp và chụp mạch, thiết bị X-quang thú y...) và sử dụng các thiết bị khác;
c) Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
d) Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;
đ) Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
e) Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
g) Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
h) Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;
i) Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
k) Nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;
l) Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;
m) Vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
n) Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;
o) Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.
2. Trường hợp cá nhân làm việc cho tổ chức và tổ chức đã tham gia bảo hiểm này thì cá nhân không phải mua bảo hiểm tương tự.
Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ là trách nhiệm dân sự của bên mua bảo hiểm đối với bên thứ ba trong quá trình tiến hành công việc bức xạ.
Hợp đồng bảo hiểm là bằng chứng giao kết bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong quá trình thực hiện công việc bức xạ.
Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho bên mua bảo hiểm các chi phí mà bên mua bảo hiểm phải bồi thường cho bên thứ ba để hoàn thành trách nhiệm dân sự của bên mua bảo hiểm về những thiệt hại có nguyên nhân trực tiếp từ việc tiến hành công việc bức xạ của bên mua bảo hiểm.
Điều 21. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
a) Những thiệt hại là hậu quả trực tiếp của:
- Hành động vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm;
- Chiến tranh, xâm lược, khủng bố, hành động thù địch (dù có xảy ra chiến tranh hay không), nội chiến, nổi loạn, cách mạng, nổi dậy, tiếm quyền;
- Bên mua bảo hiểm sản xuất, cung cấp, tích trữ, sử dụng năng lượng nguyên tử làm vũ khí hoặc phương tiện chiến tranh vì bất cứ mục đích nào ngoài mục đích hoà bình;
- Động đất, núi lửa phun, lũ, lụt, bão, mưa giông, thuỷ triều dâng, sóng thần hoặc các thảm họa thiên tai vượt quá giới hạn an toàn của thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
b) Trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng hoặc thỏa thuận của bên mua bảo hiểm với người khác, trừ khi trách nhiệm của bên mua bảo hiểm vẫn phát sinh dù không có hợp đồng hay thỏa thuận đó hoặc hợp đồng hay thỏa thuận đó là hợp đồng bảo hiểm;
c) Tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng của bên mua bảo hiểm.
d) Các trường hợp khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Đối với sự cố hạt nhân, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường đối với:
a) Bất kỳ khiếu nại nào về những thiệt hại tài sản sau 10 năm kể từ ngày xảy ra sự cố hạt nhân hoặc trách nhiệm đối với thiệt hại về con người sau 30 năm kể từ ngày xảy ra sự cố hạt nhân.
b) Bất kỳ khoản chi phí nào mà bên mua bảo hiểm phải gánh chịu trong việc giảm thiểu tổn thất hoặc ngăn chặn tổn thất lây lan.
3. Đối với sự cố bức xạ, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường đối với:
a) Trách nhiệm đối với những tổn thất bắt nguồn từ nước hoặc khí gas (bao gồm cả khói thuốc), sự rò rỉ từ phương tiện được bảo hiểm trong quá trình vận hành bình thường của phương tiện đó;
b) Trách nhiệm chăm sóc y tế của bên mua bảo hiểm hoặc của người lao động của bên mua bảo hiểm đối với bên thứ ba và các hậu quả tương tự.
Điều 22. Nguyên tắc bồi thường
1. Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho bên mua bảo hiểm số tiền mà bên mua bảo hiểm phải bồi thường cho bên thứ ba trên cơ sở khiếu nại của bên thứ ba đối với bên mua bảo hiểm khi sự cố xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm nêu trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp bên mua bảo hiểm bị chết, bị đình chỉ, thu hồi giấy phép tiến hành hoạt động bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức xạ, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho bên thứ ba bị thiệt hại.
3. Trường hợp sự cố thuộc phạm vi bảo hiểm gây thiệt hại cho nhiều đối tượng thì tổng số tiền bồi thường cho tất cả các đối tượng trong mỗi sự cố không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
4. Trường hợp có quyết định của toà án thì số tiền bồi thường căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
5. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường hết mức trách nhiệm bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm cho bất kỳ sự cố nào thì trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấm dứt đối với hợp đồng bảo hiểm đó.
Hồ sơ bồi thường đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự do doanh nghiệp bảo hiểm lập, bao gồm các tài liệu sau:
1. Tài liệu do bên mua bảo hiểm cung cấp:
a) Văn bản khiếu nại của bên mua bảo hiểm trong đó bao gồm các nội dung: vị trí, thời gian, địa điểm xảy ra sự cố; nguyên nhân ban đầu của sự cố; tính chất, khả năng diễn biến của sự cố; thiệt hại về người, tài sản, kinh tế; các nội dung công việc đã tiến hành liên quan đến sự cố.
b) Văn bản khiếu nại của bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của họ đối với bên mua bảo hiểm.
c) Các tài liệu liên quan đến bên thứ ba (bản phô tô có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đối chiếu với bản chính), bao gồm:
- Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân của người bị tai nạn;
- Giấy chứng thương;
- Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).
d) Các tài liệu liên quan đến bên mua bảo hiểm (bản phô tô có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính), bao gồm:
- Giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (đối với các trường hợp phải có chứng chỉ theo quy định);
- Hợp đồng bảo hiểm.
đ) Các tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản (nếu có thiệt hại về tài sản), bao gồm:
- Chứng từ, tài liệu xác nhận tình trạng hư hỏng của tài sản bị tổn thất;
- Hoá đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do sự cố gây ra do chủ sở hữu tài sản hoặc bên mua bảo hiểm thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý trước của doanh nghiệp bảo hiểm;
- Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm (trừ trường hợp sự cố hạt nhân).
2. Tài liệu do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập:
a) Văn bản xác định nguyên nhân xảy ra sự cố và mức sự cố của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
b) Các tài liệu khác chứng minh tổn thất về người và tài sản liên quan đến sự cố theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Mục 3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành các công việc bức xạ sau đây:
a) Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
b) Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
c) Khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
d) Xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
2. Trường hợp cá nhân làm việc cho tổ chức và tổ chức đã tham gia bảo hiểm này thì cá nhân không phải mua bảo hiểm tương tự.
Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ là trách nhiệm của bên mua bảo hiểm đối với các chi phí phát sinh để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trong các trường hợp sau (bao gồm cả chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường):
1. Môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng, bị ô nhiễm ở mức đặc biệt nghiêm trọng;
2. Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng, bị ô nhiễm ở mức đặc biệt nghiêm trọng;
3. Hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái;
4. Loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị chết, bị thương.
Hợp đồng bảo hiểm là bằng chứng giao kết bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường trong quá trình thực hiện công việc bức xạ.
Điều 27. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường cho những tổn thất có nguyên nhân gây ra bởi hoặc là hậu quả của:
1. Trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết phải tuân theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
2. Tình trạng ô nhiễm gây ra bởi hoặc được quy cho là do bên mua bảo hiểm cố tình không tuân thủ các quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
3. Tình trạng ô nhiễm đã có trước ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã nhận thức được tình trạng nhưng không khai báo trong giấy yêu cầu bảo hiểm hoặc trong bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào trước đây nếu hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng tái tục;
4. Sự thay đổi khi vận hành thiết bị bức xạ tại địa điểm được bảo hiểm trong suốt thời hạn bảo hiểm làm tăng đáng kể rủi ro được bảo hiểm so với hợp đồng bảo hiểm đã ký dẫn đến việc xử lý ô nhiễm nhiều hơn so với tiêu chuẩn xử lý đang áp dụng tại địa điểm được bảo hiểm mà không có sự thoả thuận trước với doanh nghiệp bảo hiểm và chưa được doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý trước bằng văn bản.
5. Chiến tranh, xâm lược, khủng bố, hành động thù địch (dù có xảy ra chiến tranh hay không), nội chiến, nổi loạn, cách mạng, nổi dậy, tiếm quyền, bao gồm nhưng không giới hạn các tổn thất cùng lúc hoặc theo sau hành động khủng bố;
6. Bất kỳ khiếu nại, tổn thất nào mà bên mua bảo hiểm hay bất kỳ người thụ hưởng nào khác theo hợp đồng bảo hiểm là một công dân hoặc đặc phái viên của Chính phủ hay quốc gia mà luật pháp Việt Nam hoặc quy định quốc tế áp dụng lệnh cấm vận hoặc hình thức trừng phạt kinh tế khác nhằm ngăn cấm doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm, giao dịch thương mại hoặc cung cấp quyền lợi kinh tế cho bên mua bảo hiểm hoặc bất kỳ người thụ hưởng nào khác theo hợp đồng bảo hiểm;
7. Thảm họa thiên tai vượt quá giới hạn an toàn của thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
8. Các trường hợp khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 28. Nguyên tắc bồi thường
1. Doanh nghiệp bảo hiểm trả cho bên mua bảo hiểm trên cơ sở khiếu nại của cơ quan có trách nhiệm yêu cầu bồi thường đối với bên mua bảo hiểm số tiền mà bên mua bảo hiểm phải bồi thường cho những thiệt hại đối với môi trường do bên mua bảo hiểm gây ra trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm nêu trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Cơ quan có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại là:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã đối với thiệt hại môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với thiệt hại môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai xã, phường, thị trấn, thị tứ trở lên;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với thiệt hại môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trở lên;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với thiệt hại môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
3. Trường hợp bên mua bảo hiểm bị chết, bị đình chỉ, thu hồi giấy phép tiến hành hoạt động bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức xạ, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho cơ quan có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Việc bồi thường bảo hiểm tuân theo nguyên tắc tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 22 Thông tư này.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường do doanh nghiệp bảo hiểm lập theo quy định tại Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 3/12/2010 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường (Nghị định số 113/2010/NĐ-CP), bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của cơ quan có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại trong đó bao gồm các nội dung: vị trí, thời gian, địa điểm xảy ra sự cố; nguyên nhân ban đầu của sự cố; tính chất, khả năng diễn biến của sự cố; thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trong các trường hợp quy định tại Điều 25 Thông tư này; các nội dung công việc đã tiến hành liên quan đến sự cố;
2. Dữ liệu, chứng cứ đã thu thập, thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 6 Nghị định số 113/2010/NĐ-CP;
3. Văn bản kết luận của hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ;
4. Kết quả tính toán thiệt hại đối với môi trường và kết luận của cơ quan có thẩm quyền về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường;
5. Các văn bản, tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
Mục 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM VÀ DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Điều 30. Quyền của bên mua bảo hiểm
1. Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm mức phí bảo hiểm cho phù hợp với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
4. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời theo hợp đồng bảo hiểm.
5. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
1. Tham gia bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định tại Thông tư này.
2. Đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp bảo hiểm kiểm tra tình trạng địa điểm được bảo hiểm, trang thiết bị hành nghề và các yếu tố khác liên quan đến việc thực hiện công việc bức xạ trước khi ký hợp đồng bảo hiểm.
5. Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để áp dụng mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
6. Tuân thủ các quy định về đảm bảo điều kiện hành nghề và quy định về an toàn trong hoạt động bức xạ.
7. Thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp Giấy phép tiến hành hoạt động bức xạ hoặc chứng chỉ nhân viên bức xạ bị đình chỉ, thu hồi trong vòng 03 ngày làm việc kế tiếp kể từ khi nhận được Quyết định đình chỉ, thu hồi.
8. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại của người lao động (trường hợp bảo hiểm nghề nghiệp), nhận được khiếu nại của bên thứ ba (đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự), nhận được khiếu nại của cơ quan có trách nhiệm yêu cầu bồi thường (đối với bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường), bên mua bảo hiểm hoặc đại diện của bên mua bảo hiểm (trong trường hợp bên mua bảo hiểm bị chết) có trách nhiệm thông báo yêu cầu bồi thường bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết.
9. Khi xảy ra sự cố, bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 84 của Luật Năng lượng nguyên tử và quy định pháp luật có liên quan.
10. Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định tại Thông tư này.
11. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm nộp thêm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
2. Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ và trung thực những thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm; xem xét tình trạng địa điểm được bảo hiểm, trang thiết bị an toàn trước khi ký hợp đồng bảo hiểm.
3. Đề nghị cơ quan có liên quan cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến vụ việc theo quy định.
4. Từ chối giải quyết bồi thường đối với những trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
5. Thành lập Quỹ tương hỗ giữa các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam có tham gia cung cấp sản phẩm bảo hiểm bắt buộc bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Bán bảo hiểm trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan.
2. Công khai các yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm được biết.
3. Giải thích rõ quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
4. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm về sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số tiền chênh lệch cho bên mua bảo hiểm.
5. Chi trả bồi thường nhanh chóng và chính xác theo quy định tại Thông tư này.
6. Gửi công văn báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thực hiện bảo hiểm trong hoạt động bức xạ theo định kỳ hàng quý và hàng năm kèm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1, 2, 3 và 4 Thông tư này hoặc khi có yêu cầu. Báo cáo quý: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc quý. Báo cáo năm: Chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm (Bao gồm cả bản cứng và bản mềm).
7. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện bảo hiểm.
8. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP VÀ CÁC BỘ, NGÀNH LIÊN QUAN
Điều 34 Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường theo thẩm quyền quy định tại Điều 3 Nghị định số 113/2010/NĐ-CP để làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.
Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Công bố trên website của Bộ Khoa học và Công nghệ danh sách tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải mua bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định tại Điều 10, Điều 17, Điều 24 Thông tư này.
2. Cung cấp cho bên mua bảo hiểm và cơ quan có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tư này các tài liệu xác định nguyên nhân xảy ra sự cố và mức sự cố theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 84 của Luật Năng lượng nguyên tử để làm cơ sở đòi bồi thường bảo hiểm.
Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường theo thẩm quyền quy định tại Điều 3 Nghị định số 113/2010/NĐ-CP để làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2012
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC BỨC XẠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13 /2012/TT-BTC ngày 7 tháng 2 năm 2012 của Bộ Tài chính)
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:
- Báo cáo quý/năm:............Từ ................. đến.................
- Đơn vị sử dụng: Việt Nam đồng
1. Tổng doanh thu phí bảo hiểm...... , trong đó:
- Phí bảo hiểm gốc:
- Phí nhượng tái bảo hiểm:
- Phí nhận tái bảo hiểm:
2. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm...... , trong đó:
- Bồi thường bảo hiểm gốc:
- Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại:
3. Chi hoa hồng bảo hiểm gốc:
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | ....., ngày ...... tháng ....... năm...... Tổng giám đốc (Giám đốc) ( Ký và đóng dấu) |
BÁO CÁO BẢO HIỂM NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC BỨC XẠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2012/TT-BTC ngày 7 tháng 2 năm 2012 của Bộ Tài chính)
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:
- Báo cáo quý:...... /năm... .Từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm
TT | Loại cơ sở bức xạ | Số lượng cơ sở bức xạ tham gia bảo hiểm (cơ sở) | Phí bảo hiểm (triệu đồng) | Số vụ sự cố (vụ) | Số người chết (người) | Số tiền bồi thường (triệu đồng) | |||||
Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | ||
1 | Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Nhà máy điện hạt nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Cơ sở vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử dụng các thiết bị bức xạ khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Cơ sở lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | Cơ sở làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 | Cơ sở xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 | Cơ sở tiến hành xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 | Cơ sở sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 | Cơ sở đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 | Cơ sở vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 | Cơ sở hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 | TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... Tổng giám đốc (Giám đốc) ( Ký và đóng dấu) |
BÁO CÁO BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC BỨC XẠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2012 /TT-BTC ngày 7 tháng 2 năm 2012 của Bộ Tài chính)
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:
- Báo cáo quý:...... /năm... .Từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm
TT | Loại cơ sở bức xạ | Số lượng cơ sở bức xạ tham gia bảo hiểm (cơ sở) | Phí bảo hiểm (triệu đồng) | Số vụ sự cố (vụ) | Số người chết (người) | Số tiền bồi thường (triệu đồng) | |||||
Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | ||
1 | Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Nhà máy điện hạt nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Cơ sở vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử dụng các thiết bị bức xạ khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Cơ sở lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | Cơ sở làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 | Cơ sở xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 | Cơ sở tiến hành xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 | Cơ sở sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 | Cơ sở nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 | Cơ sở đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 | Cơ sở vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 | Cơ sở vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15 | Cơ sở hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16 | TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... Tổng giám đốc (Giám đốc) ( Ký và đóng dấu) |
BÁO CÁO BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC BỨC XẠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2012 /TT-BTC ngày 7 tháng 2 năm 2012 của Bộ Tài chính)
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:
- Báo cáo quý:...... /năm... .Từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm
TT | Loại cơ sở bức xạ | Số lượng cơ sở bức xạ tham gia bảo hiểm (cơ sở) | Phí bảo hiểm (triệu đồng) | Số vụ sự cố (vụ) | Số người chết (người) | Số tiền bồi thường (triệu đồng) | |||||
Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | ||
1 | Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Nhà máy điện hạt nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Cơ sở khai thác, chế biến quặng phóng xạ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Cơ sở xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) | ....., ngày ...... tháng ....... năm ....... Tổng giám đốc (Giám đốc) ( Ký và đóng dấu) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.