NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 129-NH/TT | Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 1988 |
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 129-NH/TT NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 1988 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 270-CT CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC TIẾP NHẬN VÀ CHI TRẢ KIỀU HỐI BẰNG VÀNG
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 270-CT ngày 20-10-1988 về việc tiếp nhận và chi trả Kiều hối bằng vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành như sau:
1. Các tổ chức có đăng ký kinh doanh dịch vụ Kiều hối đã được Ngân hàng Ngoại thương thoả thuận bằng văn bản, được tiếp nhận vàng của Việt kiều chuyển về và chi trả cho thân quyến của họ ở trong nước bằng vàng hoặc bằng hàng hóa hay bằng tiền Việt Nam (theo yêu cầu của Kiều quyến), sau khi nộp cho Nhà nước một khoản phí dịch vụ bằng vàng hoặc ngoại tệ mạnh tối thiểu là 7% (bảy phần trăm) trên tổng số lượng vàng nhập về từng chuyến. Mức phí dịch vụ cụ thể thu của các Tổ chức Việt kiều sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu hoặc thủ trưởng Bộ, ngành quyết định.
2. Phí dịch vụ thu bằng vàng hoặc bằng ngoại tệ mạnh theo mức 7% được phân bổ 40% nộp vào Ngân hàng Nhà nước Trung ương và 60% còn lại thuộc Bộ, ngành, địa phương chọn quyền sử dụng.
- Nếu phí dịch vụ thu bằng vàng thì đơn vị kinh doanh dịch vụ Kiều hối cần bán phần vàng nộp vào Ngân sách Trung ương cho Công ty hoặc Cửa hàng kinh doanh vàng bạc theo giá kinh doanh mua vào của từng địa phương và chuyển số tiền thu được về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ kế toán tài vụ) để nộp Ngân sách Nhà nước.
- Nếu thu bằng ngoại tệ mạnh tính theo giá vàng quốc tế tại thời điểm nhập vàng thì đơn vị kinh doanh dịch vụ Kiều hối phải chuyển phần ngoại tệ nộp Ngân sách Trung ương về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Trung ương để nộp vào Quỹ ngoại tệ Nhà nước.
3. Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiều hối cần hợp đồng với các Công ty hoặc Cửa hàng kinh doanh vàng bạc địa phương trong việc tiếp nhận, cân đo, bảo quản, xác định chất lượng và chi trả vàng cho Kiều quyến.
4. Các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiều hối phải ký hợp đồng dịch vụ Kiều hối bằng vàng với các Tổ chức Việt kiều ở nước ngoài và khi nhập vàng phải làm giấy xin phép nhận vàng Kiều hối đính kèm bản sao hợp đồng ký với các tổ chức Việt kiều ở nước ngoài gửi đến Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, hoặc khu vực. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, khu vực có trách nhiệm xem xét để cấp giấy phép nhập vàng, Kiều hối và thu lệ phí bằng tiền Việt Nam cho mỗi giấy phép là 10.000 đồng (mười nghìn đồng). Mức lệ phí này khi thay đổi sẽ có thông báo của Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
Giấy xin phép nhập vàng và giấy phép nhập vàng kiều hối phải làm theo mẫu thống nhất do Ngân hàng tỉnh in (theo mẫu đính kèm).
Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quy định số 238/KTĐN ngày 24-10-1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì khó khăn cần phản ánh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kinh tế đối ngoại) để giải quyết.
| Lữ Minh Châu (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.