BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 123/2018/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2018 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 114/2014/TT-BTC NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2014 HƯỚNG DẪN CẤP BÙ LÃI SUẤT DO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN, THÔNG TƯ SỐ 13/2016/TT-BTC NGÀY 20 THÁNG 01 NĂM 2016 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 114/2014/TT-BTC NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2014 HƯỚNG DẪN CẤP BÙ LÃI SUẤT DO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ THÔNG TƯ SỐ 117/2014/TT-BTC NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Thông tư số 13/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và Thông tư số 117/2014/TT-BTC ngày 21 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, như sau:
1. Điều 1 được sửa đổi như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn cấp bù lãi suất cho vay đặt hàng đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 67/2014/NĐ-CP), Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ”.
2. Khoản 2 Điều 3 được bổ sung, sửa đổi như sau:
“2. Các khoản cho vay được cấp bù lãi suất là các khoản cho vay đúng đối tượng, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Các khoản cho vay trong hạn, không bao gồm các khoản cho vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ không do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
b) Các khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nguyên nhân khách quan, bất khả kháng bao gồm:
- Tàu bị thiên tai làm hư hỏng phải sửa chữa; tàu bị nước ngoài bắt, giam giữ;
- Tàu bị tàu khác đâm, va làm hư hỏng phải sửa chữa (không do lỗi của chủ tàu);
- Tàu đóng mới kém chất lượng, bị hư hỏng phải sửa chữa tàu dẫn đến không thể hoạt động khai thác thủy sản do lỗi của bên đóng tàu;
- Chủ tàu bị bệnh tật, bị tai nạn không có khả năng đi biển (trong trường hợp chủ tàu trực tiếp đi biển); chủ tàu chết, mất tích;
- Chuyển đổi chủ tàu theo quy định tại Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
3. Bổ sung khoản 3 vào Điều 3 như sau:
“3. Các khoản cho vay bị quá hạn một phần dư nợ gốc thì khách hàng không được cấp bù lãi suất đối với phần dư nợ gốc bị quá hạn kể từ thời điểm phát sinh. Phần dư nợ gốc không bị quá hạn theo Hợp đồng tín dụng ký kết giữa ngân hàng và khách hàng thì tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ”.
4. Bổ sung khoản 4 vào Điều 3 như sau:
“4. Khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ do tàu đóng mới kém chất lượng, bị hư hỏng phải sửa chữa tàu dẫn đến không thể hoạt động khai thác thủy sản do lỗi của bên đóng tàu sẽ được hỗ trợ lãi suất trong thời gian sửa chữa tàu”.
5. Bổ sung khoản 5 vào Điều 3 như sau:
“5. Đối với trường hợp chuyển đổi chủ tàu theo quy định tại Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Trong thời gian làm thủ tục chuyển đổi chủ tàu, trường hợp chủ tàu không trả nợ đúng hạn và được cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì dư nợ gốc được cơ cấu lại sẽ được hỗ trợ lãi suất nhưng tối đa không quá 06 tháng. Sau khi thực hiện chuyển đổi tàu, chủ tàu mới tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất khi nhận bàn giao lại tàu và khoản nợ vay từ chủ tàu cũ nếu khoản vay đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này”.
6. Điểm a khoản 3 Điều 5 được sửa đổi như sau:
“a. Kết thúc năm tài chính, các ngân hàng thương mại xác định số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất thực tế trong năm đề nghị ngân sách nhà nước cấp bù, như sau:
- Số tiền lãi thực tế cấp bù cho một khoản giải ngân được tính theo phương pháp tổng các tích số giữa mức lãi suất cấp bù với dư nợ cho vay tương ứng với số ngày dư nợ thực tế, theo công thức sau:
Số tiền lãi thực tế cấp bù cho một khoản giải ngân |
= |
x |
Tổng các tích số giữa số dư nợ (tương ứng với lãi suất cho vay cùng kỳ) với số ngày dư nợ thực tế |
|
365 ngày |
Trong đó: Mức chênh lệch lãi suất cấp bù theo quy định tại Điều 4 Thông tư này và được tính theo đơn vị %/năm; n là số ngày dư nợ trong kỳ được cấp bù chênh lệch lãi suất.
- Số tiền lãi thực tế cấp bù cho một khoản cho vay là tổng số tiền lãi thực tế cấp bù cho tất cả các khoản giải ngân của khoản cho vay đó.
- Số tiền được cấp bù lãi suất là tổng số tiền lãi thực tế cấp bù của tất cả các khoản cho vay thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
7. Điểm b khoản 3 Điều 5 được sửa đổi như sau:
“b) Hồ sơ quyết toán cấp bù lãi suất.
- Báo cáo tổng hợp số liệu đề nghị quyết toán cấp bù lãi suất của từng khoản cho vay đã được kiểm toán bởi kiểm toán độc lập hoặc Kiểm toán Nhà nước theo Phụ lục 01/BC đính kèm Thông tư này.
- Công văn đề nghị Bộ Tài chính quyết toán cấp bù lãi suất trong đó số đề nghị quyết toán không vượt quá số liệu đã được cơ quan kiểm toán xác nhận.
- Các tài liệu (bản chính hoặc bản sao do ngân hàng thương mại đóng dấu sao y) bao gồm: hợp đồng tín dụng, khế ước hoặc các giấy tờ tương đương để xác định, chứng minh khách hàng thuộc đối tượng vay vốn đủ điều kiện được cấp bù lãi suất, tình hình thực hiện cho vay, dư nợ, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, thu nợ; bảng kê tích số để xác định số tiền cấp bù lãi suất; hợp đồng đóng mới, nâng cấp tàu. Các tài liệu này được ngân hàng thương mại lưu trữ tại trụ sở chính của ngân hàng để phục vụ cho công tác thẩm tra quyết toán trong trường hợp cần thiết.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lệ và chính xác của hồ sơ quyết toán và số liệu đề nghị ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất”.
Điều 2. Bãi bỏ khoản 1 Điều 1 Thông tư số 13/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và Thông tư số 117/2017/TT-BTC ngày 21 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
Đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng xảy ra từ thời điểm Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, khoản nợ được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 01 năm 2019.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT.BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.