BỘ LAO ĐỘNG - BỘ NỘI VỤ - BỘ Y TẾ- BỘ TÀI CHÍNH Số: 12-TT/LB | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 1957 |
Ngày 11-11-1955 Liên bộ Lao động- Nội vụ - Y tế và Tài chính đã ban hành Nghị định số 111-NĐ/LB ấn định thể thức bồi thường tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp. Cũng ngày 11-11-1953 Liên bộ nói trên đã ra thông tư số 13-TT/LB hướng dẫn việc thi hành Nghị định số 111-NĐ/LB . Nội dung thông tư gồm 2 phần: phần nói trên về tai nạn lao động và phần dưới nói về các bệnh nghề nghiệp.
Phần về tai nạn lao động của thông tư số 13-TT/LB có mấy điểm chưa rõ ràng đầy đủ , mục định nghĩa còn thiếu sót khiến nhiều ngành hoặc địa phương đã quan niệm không thống nhất về tai nạn lao động. Có nơi quan niệm chặt chẽ, hạn chế phạm vi được hưởng bồi thường, làm thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của anh chị em công nhân viên. Có nơi áp dụng việc bồi thường cho cả những trường hợp không phải là tai nạn lao động, làm thiệt hại đến công quỷ Nhà nước. Mặt khát do thông tư số 13-TT/LB chưa được đầy đủ và cụ thể, có khi đối với các tai nạn lao động tương tự, mỗi địa phương đã giải quyết một cách khác nhau, để khiến anh chị em suy bì thắc mắc.
Ngày 24-7-1957 Liên bộ ban hành Nghị định số 78-NĐ/LB sửa đổi lại điều 16 của Nghị định Liên bộ số 111-NĐ/LB ngày 11-11-1955. Để Nghị định số 111-NĐ/LB và Nghị định số 78-NĐ/LB (phần tai nạn giao thông) được thi hành đúng đắn và dễ dàng, thông tư này thay thế hẳn cho phần thứ nhất của thông tư số 13-TT/LB, giải thích rõ trường hợp nào là tai nạn lao động và hướng dẫn chi tiết việc thi hành.
I.- TRƯỜNG HỢP NÀO LÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG
Nghị định số 111-NĐ/LB điều 1, đã quy định: “ Được kể là tai nạn lao động những tai nạn xảy ra trong khi làm việc tại các xí nghiệp ( kể cả quốc doanh), công trương, hầm mỏ, doanh điền hay tại cơ quan chính quyền, đoàn thể thuộc dự toán tỉnh và dự toán trung ương”. Như vậy, tính chất chủ yếu của tai nạn lao động là phải xảy ra trong khi làm việc tại nơi làm việc. Nói “khi làm việc” không phải chỉ bỏ hẹp vào những lúc mà người công nhân, nhân viên đang thực sự sản xuất hay làm việc mà bao gồm cả khoảng thì thời gian làm việc ở xí nghiệp, cơ quan. Ví dụ: Giờ làm việc quy định về buổi sáng bắt đầu từ 6 giờ 30 đến 11giờ. Những tai nạn xảy ra trong khoảng thời gian này tại nơi làm việc, dù vào lúc anh chị em được nghĩ giải lao hoặc vào lúc các chị cho con bú, cũng đều là tai nạn lao động. Đối với một vài công nhân viên phải đến sớm chút ít để sửa soạn máy móc hoặc ở lại chậm ít giờ để hoàn thành một công việc nào đó, thời tai nạn xảy ra cho anh chị em trong những thời gian này, ở nơi làm việc, cũng đều coi là tai nạn lao động.
Noi “ nơi làm việc” trong Nghị định cũng không nhất thiết phải là tại cơ sở sản xuất. Điều “1”, phần dưới, của Nghị định số 111-NĐ/LB đã quy định rõ ràng : “Cũng kể tai nạn lao động các tai nạn xảy ra ngoài các cơ sở sản xuất khi người công nhân viên đang tiến hành công tác do cơ quan sử dụng giao cho ( trong lúc làm việc ở nơi làm công tác hoặc trên đoạn đường cần thiết và hợp lý đi và để thực hiện công tác nói trên).
Những tai nạn xảy đến cho công nhân viên trong khi làm việc tại nơi làm việc hoặc khi thi hành nhiệm vụ ngoài cơ sở sản xuất như đã nói ở trên, bất luận do công nhân viên vô ý , do xí nghiệp thiếu phương tiện đề phòng, do thiên tai hoặc chỉ do một sự ngẫu nhiên cũng đều là tai nạn lao động.
Sau đây là một số ví dụ về tai nạn lao động:
- Công nhân coi máy, áo vướn vào dây cua roa rồi bị nghiến nát tay.
- Cấp dưỡng bị bõng vì nồi nước sôi đổ trong khi làm việc.
- Bão lật đỗ nhà máy, làm công nhân bị thương trong khi làm việc.
- Quạt trần ở cơ quan lỏng ốc rơi trúng đầu nhân viện đang làm việc.
- Tài xế lái xe làm đổ xe, húc vào cây, vào tường làm cho người ngồi trên xe hoặc người đi đường bị thương thì cũng được coi là tai nạn lao động .
- Nhân viên mậu dịch đi áp tải một thuyền lương thực, chết vì đắm thuyền.
- Công nhân viên đựơc cử đi công tác, dọc đường bị tai nạn ôtô.
Những tai nạn xảy đến cho công nhân viên ngoài thì giờ làm việc không coi là tai nạn lao động:
Ví dụ:
- Tai nạn xảy đến cho công nhân viên ở các làn trại của công trường hoặc tại xí nghiệp ngoài giờ sản xuất.
- Tai nạn xảy ra khi từ nhà đến xí nghiệp hoặc từ xí nghiệp để về nhà.
Ngoài ra nếu có trường hợp chưa rõ rệt là tai nạn lao động. Ban Giám đốc xí nghiệp hoặc Thủ tướng cơ quan cần thỉnh thị ngành đọc và lấy ý kiến của Bộ Lao động khi giải quyết.
II.- NHIỆM VỤ CỦA XÍ NGHIỆP VÀ CƠ QUAN SỬ DỤNG CÔNG NHÂN VIÊN KHI XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG
1) Khai trình:
Trước đây các cơ quan xí nghiệp hay công trường sử dụng công nhân viên ít khi báo cáo cho cơ quan lao động địa phương biết các tai nạn lao động xảy ra ở nơi mình phụ trách. Vì vậy, các cơ quan lao động không theo dõi được việc bồi thường cũng không biết được những nguyên nhân xảy ra tai nạn để tham gia ý kiến với các cơ quan sử dụng trong việc bố trí phương tiện phòng ngừa.
Để chấp hành Nghị định của Thủ tướng phủ số 703-TTg và Nghị định Liên Bộ Lao động - Nội vụ - Y tế và Tài chính số 111-NĐ/LB từ nay khi có tai nạn nặng hay chết người, đơn vị để xảy ra tai nạn một mặt phải báo ngay cho cơ quan lao động địa phương biết ( hay Ủy ban hành chính những nơi không có cơ quan lao động ), mặt khác, chậm nhất là 48 giờ sau khi xảy ra tai nạn (bất luận ngày chủ nhật hay ngày lễ) phải lập biên bản và gửi tới cơ quan lao động, y tế, tòa án (Công tố viện) địa phương và ngành đọc biết để những nơi này kịp thời làm nhiệm vụ của mình.
Biên bản phải do Thủ tướng của đơn vị làm có đại diện công đoàn( hoặc đại diện của anh chị em công nhân viên nơi chưa có công đoàn) và cán bộ y tế đơn vị cùng ký.
Trường hợp tai nạn lao động xảy ra ở dọc đường, người bị tai nạn được đưa đến chữa tại một cơ sở y tế nào đó, thì nơi này có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan đơn vị sử dụng người bị nạn biết.
Đối với những tai nạn, trước đây cho là nhẹ không lập biên bản, nhưng sau vì thương tích biến chứng phải điều trị trên 20 ngày mới khỏi thì trường hợp này cũng được coi là tai nạn nặng và đơn vị phải lập biên bản gữi đến cơ quan kể trên biết. Ngoài ra, hàng tháng, các đơn vị phải báo cáo tình hình tai nạn lao động đã xảy ra trong đơn vị mình cho cơ quan lao động, y tế và ngành dọc biết. Báo cáo phải nêu tổng số tai nạn xảy ra và chia loại: bao nhiêu tai nạn nhẹ, nặng và chết. Tai nạn phải nghỉ việc để điều trị từ một ngày đến 20 ngày gọi là tai nạn nhẹ và phải điều trị trên 20 ngày là tai nạn nặng. Những tai nạn không phải nghĩ việc, không báo cáo.
2) Săn sóc và đãi ngộ công nhân viên bị tai nạn lao động:
Khi xảy ra tai nạn, cơ quan sử dụng phải tổ chức ngay việc cấp cứu đầu tiên cho người bị tai nạn. Vì vậy, tại các nơi làm việc : xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường phải có hộp thuốc cấp cứu, có đủ thuốc men thông thường và vật dụng cần thiết để băng bó.
Đối với những tai nạn mà y sĩ hay y tá xét cần phải đưa đi điều trị tại bệnh viện, thì suốt trong thời gian điều trị người bị nạn chỉ phải trả khoản tiền ăn theo tiêu chuẩn đã quy định, còn những khỏan phí tổn sau đây, đơn vị sử dụng phải thanh toán:
- Tiền phí tổn chở người bị nạn đến bệnh viện và tiền tâu, xe lúc ra về.
- Tiền nằm bệnh viện, tiền thuốc men, bồi dưỡng. Trường hợp đặt biệt được bác sĩ hay y sĩ phụ trách bệnh viện chứng nhận được nằm ở nhà riệng để điều trị thì cũng được hưởng tiền thuốc men và tiền bồi dưỡng them nếu có.
3) Trả lương và phụ cấp cho công nhan viên trong thời kỳ nằm điều trị:
a) Bình phục hẳn không cần thương tật: trả lương, phụ cấp bản thân và phụ cấp gia đình ( nếu có) trong suốt thời kỳ điều trị cho đến khi trở lại làm việc.
b) Thành thương tật:
Thành thương tật, bất luận được xếp vào hạng nào nhưng nếu công nhân viên thôi làm việc hẳn, thôi lương, phụ cấp bản thân và phụ cấp gia đình (nếu có)phải trả cho đến ngày có quyết định của Hội đồng xếp thương tật.
Nếu thành thương tật thuộc các hạng 2,3,4và 5 mà còn đi làm được, cơ quan phải bố trí cho công việc nhẹ thích hợp, lương phải trả theo công việc mới kể từ ngày chính thức nhận việc mới. Trước ngày đó lương vẫn trả như cũ.
c) Chết: Lương, phụ cấp bản thân và phụ cấp gia đình (nếu có) sẽ thanh toán như sau:
Chết vào 15 ngày đầu tháng, trả nửa tháng; chết vào 15 ngày cuối tháng, trả cả tháng. Nếu chết vào 15 ngày đầu tháng nhưng lương đã trả cả tháng rồi thì cũng phải truy hoàn.
Nghị định Liên bộ số 111-NĐ/LB, điều 5, đã chia thương tật ra làm 6 hạng để định mức bồi thường. Tiêu chuẩn của mỗi hạng ghi trong Nghị định chỉ có tính chất điển hình. Để việc phân hạng những thương tật phức tạp khỏi bị khó khăn trở ngại, phần dưới đây quy định chi tiết và cụ thể tiêu chuẩn của mỗi hạng.
a) Hạng đặc biệt:
Những người bị một trong những trường hợp dưới đây, đã mất hết khả năng làm việc và cần phải có người chăm sóc, thì xếp vào hạng đặc biệt.
1) Bị mất 3 chân tay trở lên hay bị thương 3 chân tay trở lên mà các chân tay đó đều mất hết tác dụng.
2) Bị tê liệt 3 chân tay trở lên.
3) Có 2 chân hoặc 2 tay bị tê liệt giây thần kinh xương sống bị thương.
4) Mất hết 2 tay hoặc 2 chân mà không thể làm được chân tay giả.
5) Vì bị thương mà loạn óc điên dại.
6)Có 1 vết thương trong hạng 1 và một vết thương trong hạng 2.
b) Hạng 1:
Những người bị một trong những trường hợp dưới đây, đã mất hết khả năng làm việc nhưng không cần thiết có người chăm sóc thì xếp vào thương tật hạng 1.
1) Hai chân hoặc 2 tay bị cụt một phần hoặc vì bị thương mà mất hết tác dụng.
2) Mù cả 2 mắt.
3) Giây thần kinh óc hay óc bị thương sinh ngớ ngẩn không làm được việc gì.
4) Bị thương vào mồm khi nhai và không nói được.
5) Có 2 vết thương trong hạng 2 hoặc 2 vết thương mà một vết trong hạng 2 và một vết trong hạng 3.
6) Các bộ phận nội tạng quan trọng hay các bộ phận khác bị thương tương đương với những điểm trên.
c) Hạng 2:
Những nạn nhânh bị một trong những trường hợp dưới đây được xếp vào hạng 2.
1) Mất một chân hoặc một tayhoặc vì bị thương mà mất hết tác dụng.
2)Bị thương từ 2 chân tay trở lên, có bộ phận cứng thẳng nhưng còn có thể miễn cưỡng làm việc được.
3) Cụt mất 10 ngón tay.
4) Vừa câm vừa điếc cả 2 tai.
5) Hai mắt vì bị thương hoặc bị hỏng nên chảy máu hay có màng, sức nhìn rất kém, chỉ trông thấy trong khoảng 1 thước, và không thể chữa được.
6) Bị thương vào mồm không nhai được
7) Các bộ phận nội tạng quan trong hay các bộ phận khác bị thương tương đương với những điểm trên.
8) Vết thương vào sọ não hoặc chấn động thần kinh gây nên những cơn động kinh ( epilepsie).
9) Vết thương có dây thần kinh gây bị bỏng rát (causalgie).
10) Bộ máy sinh dục bị thương, mất hết khả năng sinh dục.
11) Có từ 2 vết thương trở lên ở hạng 3.
d) Hạng 3:
Những tai nạn bị một trong những trường hợp dưới đây được xếp vào thương tật hạng 3:
1) 1) Mất một chân hoặc một tay.
2)Vết thương gãy xương làm cứng một chân hoặc hay một tay hoặc khớp xương cử động rất khó khăn.
3) Mất cả 2 ngón tay cái hay chỉ mất một ngón tay cái và các ngón khác từ 3 ngón trở lên.
4) Mất hết 10 ngón chân hay một phần bàn chân.
5) Hòan toàn không nói được.
6) Mồm bị thương rụng gần hết răng không thể lắp được răng giả, nhai khó khăn.
7) Một mắt mù hoặc một mắt mở hoặc cả 2 mắt cùng bị mở khó chữa khỏi hay lâu mới khỏi được.
8) Điếc cả 2 tai.
9) Đầu hoặc ngay thắt lưng bị thương khiến cho cử động khó khăn hoặc khó khỏi
10) Các bộ phận nội tạng quan trọng hoặc các bộ phận khác bị thương tương đươngvới các điểm trên.
11) Có từ hai vết thương trở lên ở hạng 1.
e) Hạng 4:
Những tai nạn bị một trong những trường hợp dưới đây được xếp vào thương tật hạng 4:
1) Mù một mắt.
2)Mất mũi:
3) Mất một ngón tay trái hoặc cụt đốt thứ nhất đồng thời cụt một ngón tay chỗ ở bàn tay kia hay 2 ngón tay khác ở bàn tay kia.
4) Mất 5 ngón chân trở lên hay bàn chân cứng đờ không cử động được.
5) Gân cốt bị thương, cử động không thuận tiện.
6) Những thương tích khác tương đương với các khoản trên.
7) Có từ 2 vết thương trở lên ở hạng 5.
f) Hạng 5:
Những tai nạn bị một trong những trường hợp dưới đây được xếp vào thương tật hạng 5:
1) Nói năng không rõ.
2) Tai bị nghễnh ngãng, nghe không rõ, khó khăn.
3) Một ngón tay cái bị cụt đốt thứ nhất, hay mất một ngón tay trỏ, hay mất 2 ngón tay khác.
4)Mất từ 2 ngón chân trở lên.
5) Những thương tích khác tương đương với các khỏan trên.
6) Có nhiều vết thương nhẹ mà gom lại có thể ảnh hưởng đến sức làm việc bằng, hay hơn một trong những vết thương nói trên.
Để định hạng thương tật. Hội đồng xét thương tật sẽ dựa vào các hạng đã nói trên đồng thời còn cần phải cân nhắc ảnh hưởng của mỗi thương tật đối với nghề nghiệp của mỗi ngườibị nạn. Cũng một thương tật làm tàn phế một bộ phận giống nhau nhưng khả năng ảnh hưởng đến khả năng lao động , ở người công nhân ở mỗi nghề có thể khác nhau. Hội đồng sắp xếp, nếu thấy cần, có thể tùy trường hợp, căn cứ vào ảnh hưởng của thương tật đối với nghề nghiệp của người bị nạn mà xếp cao lên một hạng ( chỉ có thể xếp hạng liền hay trên là cùng). Thí dụ: Một công nhân lái xe bị tai nạn lao động làm cụt một bàn chân. Thương tật thuộc hạng 3, nhưng đối với nghề lái xe hơi bàn chân có tác dụng nhiều hơn đối với các nghề nghiệp khác như dệt vải, in v,v... Vì vậy có thể xếp thương tật cụt bàn chân của công nhân lái xe hơi vào hạng 2.
Tùy theo hạng thương tật, công nhân viên bị tai nạn lao động được bồi thường như sau.
Tai nạn chết người:
15 tháng lương kể cả phụ cấp bản thân và phụ cấp gia đình ( nếu có). Ngoài ra cơ quan sử dụng phải trả tiền chôn cất gồm những khoản tiền để mua áo quan, 6 thước vải, tiền thuê xe, và thuê người làm việc chôn cất. ( Tiền chôn cất của anh em miền Nam sẽ theo chế độ riêng đã được quy định trong thông tư của Bộ Nội vụ số 34-PQC ngày 6-11-1956).
Nghị định Liên bộ số 111-NĐ/LB, điều 7, trước đã ấn định số tìên bồi thường cho công nhân viên bị chết bị tai nạn lao động bằng 12 tháng lương kể cả phụ cấp bãn thân và gia đình. Ngày 29-2-1956, Thủ tướng phủ ban hành nghị định số 703-TTg ấn định mức trợ cấp cho những tai nạn lao động làm chết người bằng 15 tháng lương kể cả phụ cấp bản thân và gia đình. Như vậy điều 7 của Nghị định Liên bộ số 111-NĐ/LB đã được sửa lại bằng Nghị định số 703-TTg nói trên của Thủ tướng phủ.
Khoản trợ cấp sẽ giao cho người thừa kế của người bị tai nạn lao động. Được coi là thừa kế, theo thứ tự ưu tiên như sau: vợ ( hay chồng), con (hay con nuôi), cha mẹ( hay cha mẹ nuôi) . Trường hợp không có vợ (hoặc chồng), con, cha , mẹ thì người thân thích gần nhất đã chịu sự cấp dưỡng của người chết hay đã cấp dưỡng cho người chết lúc sinh thời có quyền được lãnh khoản bồi thường. Ví dụ: Ông nội người chết đã chịu sự cấp dưỡng của người cháu bị tai nạn lao động.
Tai nạn lao động.
Hạng đặc biệt: 12 tháng lương kể cả phụ cấp bản thân và gia đình
hạng 1: 11 tháng “ “
hạng 2: 9 tháng “ “
hạng 3: 7tháng “ “
hạng 4: 5 tháng “ “
hạng 5: 3tháng “ “
Những thương tật nhẹ không đủ để sắp xếp vào hạng 5 không có bồi thường. Trên thực tế anh chị em ở trường hợp này, sau khi được điều trị lành mạnh, trở về làm việc như cũ, sức làm việc không bị giảm sút bao nhiêu.
Người công nhân viên bị thương tật được xếp vào hạng “đặc biệt” và “1”, có gia đình hoặc thân thích đủ khả năng giúp đỡ sẽ lĩnh khoản bồi thường như đã nói ở trên. Người nào không có gia đình hoặc không nương tựa được vào thân thích sẽ đựoc Chính phủ quy định việc nuôi dưỡng( một thông tư Liên bộ Lao động - Cứu tế Xã hội – Tài chính sẽ quy định thể thức và chi tiết sau).
Đối với người bị thương tật xếp từ hạng 2 trở xuống, xí nghiệp hay cơ quan phải bố trí công việc thích hợp với khả năng còn lại hoặc tìm việc thích hợp cho anh chị em ở một xí nghiệp hay cơ quan khác trong ngành. Nếu anh chị em về nông thôn thì cơ quan sử dụng và Công đoàn cơ quan có trách nhiệm giới thiệu với Uỷ ban hành chính và nội bộ địa phương để tuỳ theo phương tiện của từng miền mà tích cực chăm sóc giúp đỡ anh chị em về vật chất cũng như tinh thần. Nếu anh chị em cần chân giả, tay giả, cơ quan sử dụng phải sắm các thứ ấy cho anh chị em.
Công nhân viên bị thương tật từ hạng 2 trở xuống mà còn đi làm được và được cơ quan bố trí công việc mới thì ngoài số lương bản thân trả theo khả năng hiện tại của mình , vẫn tiếp tục hưởng phụ cấp gia đình. Vì vậy khoản bồi thường thương tật của những anh chị em này chỉ tính bằng 9, 7,5 hoặc 3 tháng lương kể cả phụ cấp bản thân chứ không kể phụ cấp gia đình.
V.- LƯƠNG CĂN BẢN DÙNG ĐỂ TÍNH CÁC KHOẢN TRỢ CẤP.
Tiền lương để tính trả cho công nhân viên lĩnh lương tháng trong thời kỳ điều trị cũng như để tính tiền bồi thường là lương tháng cuối cùng của công nhân viên trước khi xảy ra tai nạn.
Nếu là công nhân viên hưởng lương ngày thì sẽ căn cứ vào số lương ngày cuối cùng trước khi bị nạn mà tính ra lương 1 tháng (25 ngày).
Nếu là công nhân viên hưởng lương khoản mà đã được sắp xếp cấp bậc thì sẽ căn cứ vào số lương của bậc cấp để tính ra lương tháng.
Nếu là công nhân viên làm khoản không sắp xếp cấp bậc thì sẽ căn cứ vào cấp bậc trong thu nhập trung bình hằng tháng. Trường hợp chưa được ba tháng thì căn cứ vào thời gian đã làm việc để tính số thu nhập trung bình hằng ngày rồi nhân lên 25 để thấy thu nhập trung bình hằng tháng. Nếu số thu nhập trung bình hằng tháng dưới mức lương tối thiểu, số tiền bồi thường sẽ tính theo mức lương tối thiểu.
Ví dụ:
1.- Trường hợp đã làm khoản được trên 3 tháng:
Anh A bắt đầu làm việc ngày 3-4-1956 và chết tháng ngày 10-9-1956 , số thu nhập trung bình hằng tháng của anh sẽ là:
1/3 số thu nhập từ 11-6-1956 đến 10-9-1956.
Nếu từ 11-6-1956 đến 10-7-1956 anh thu nhập được :80.000đ
Nếu từ 11-7-1956 đến 10-8-1956 anh thu nhập được :70.000đ
Nếu từ 11-8-1956 đến 10-9-1956 anh thu nhập được :60.000đ
Số thu nhập trung bình hằng tháng của anh sẽ là :
đ
2.- Trường hợp làm khoán chưa được 3 tháng:
Anh B bắt đầu làm việc ngày 5-9-1956 và chết tháng ngày 12-10-1956. Thời gian làm việc từ ngày 5-9-1956 đến 12-10-1956 sẽ là ;
Tháng 9: từ ngày 5-9-1956 đến 30-9-1956 = 26 ngày.
Tháng 10: từ 1-10-1956 đến 12-10-1956 = 12 ngày
Tổng 38 ngày
Số thu nhập trung bình hằng tháng của anh sẽ là:
1/38 số thu nhập từ ngày 5-9-1956 đến 12-10-1956.
Nếu từ ngày 5-9-1956 đến 12-10-1956 (không kể thực sự anh đã làm việc trong bao nhiêu ngày) anh thu nhập đựơc 76.000đ
Số thu nhập trung bình hằng ngày của anh sẽ là:
Số thu nhập trung bình hằng tháng của anh sẽ là:
2.000 x 25 ngày = 50.000đ
Nếu mức thu nhập hàng tháng dưới mức tối thiểu, số tiền bồi thường sẽ tính theo mức lương tối thiểu.
Nếu là thợ học nghề hưởng lương mức tối thiểu thì tiền bồi thường sẽ tính theo mức lương tối thiểu.
Công nhân viên kháng chiến bị tai nạn lao động trước ngày 1-7-1955, thì số lượng căn bản để tính khoản bồi thường sẽ dựa vào hai trường hợp:
a)Người bị tai nạn lao động lúc đó chưa hưởng lương cân gạo mà chỉ lĩnh một số tiền, nay quy định thống nhất là ( 400 xã hội chủ nghĩa 35 cân = 14.000 một tháng.
b)Người bị tai nạn lao động lúc đó đã hưỡng lương theo cân gạo, thì đều tính theo giá 400 đ một cân gạo bằng cách lấy tổng số cân gạo được lĩnh trong tháng nhân với 400đ.
Ngoài ra, nếu nạn nhân có gia đình thì bị thương tháng nào phụ cấp gia đình tính theo tháng đó với tiêu chuẩn như sau:
a) Từ 31-5-1952 trở về dưới ( thêm phụ cấp vợ 11 cân, mỗi con 5 cân 1/2 tháng.
b) Từ 1-6-1952 trở về sau mỗi tháng phụ cấp mỗi con 12 cân hay hơn nếu có.
(Từ tháng 10 năm 1954 từ phụ cấp con ở Hà Nội là 18 cân. Riêng với cán bộ miền Nam từ ngày tạp kết ra Bắc thì phụ cấp là 20 cân nếu ở địa phương và 30 cân nếu ở Hà Nội.
- Trường hợp hai vợ chồng cùng làm việc và điều có tiêu chuẩn phụ cấp con cả, mà một trong hai người bị tai nạn được bồi thường có cả phụ cấp gia đình thì người bị nạn chỉ được hưởng tiêu chuẩn phụ cấp con của một người được hưởng . Ví dụ: 2 vợ chồng làm việc phụ cấp được 20 cân một cháu, nếu một trong hai người bị tai nạn nghỉ việc thì khoản phụ cấp đó chỉ tính 12 cân chứ không tính 20 cân.
VI.- TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TAI NẠN LAO ĐỘNG
Theo Nghị định Liên bộ số 111- NĐ/LB, điều 3 đến điều 9, cơ quan, xí nghiệp, hay công, nông, lâm trường sử dụng công nhân viên có trách nhiệm bồi thường tất cả những tai nạn lao động đã xảy đến cho công nhân viên của mình. Nếu tai nạn xảy ra do lỗi của một người thứ 3 . Ví dụ : Ôtô tư nhân hay xí nghiệp khác đã gây ra tai nạn)thời cơ quan sử dụng người công nhân viên đó vẫn có trách nhiệm săn soc và thanh toán mọi quyền lợi theo như tinh thần của Nghị định nói trên cho người bị tai nạn, đồng thời đệ đơn tại toà án xin truy tố người gây ra tai nạn và đòi bồi thường . Nếu toà án quyết định người gây ra tai nạn bồi thường, cơ quan sử dụng được nhận một phần tiền ngang với số tiền mà mình đã phải trả trước cho người bị tai nạn lao động , phần còn lại thuộc sở hữu của người bị tai nạn lao động , hoặc của người thừa kế.
Nếu công nhân viên bị tai nạn lao động thuộc một đơn vị đã giải tán, thì ngành nào quản trị đơn vị này chịu trách nhiệm bồi thường.
VII.- PHẠM VI THI HÀNH VÀ HIỆU LỰC CỦA NGHỊ ĐỊNH 111-NĐ/LB
Nghị định số 111- NĐ/LB áp dụng cho tất cả các loại công nhân viên phục vụ tại các xí nghiệp( kể cả quốc doanh) công, nông, lâm trường, hầm mỏ, cơ quan chính quyền và đoàn thể thuộc dự toán tỉnh hoặc dự toán trung ương, bất luận là lãnh lương tháng , lương khoán hay lương ngày và cũng không phân biệt quốc tịch hoặc cũ hay mới.
Nghị định nói trên có hiệu lực kể từ ngày ban hành(11-11-1955). Để đặc biết chíêu cố đến công nhân viên kháng chiến, trong điều 16 của Nghị định nói trên có quy định: những anh chị em bị tai nạn lao động trong khoảng thời gian từ 2-9-1945 ( ngày tuyên bố độc lập) cho đến ngày 11-11-1955( ngày ban hành Nghị định 111-NĐ/LB), nếu chưa được bồi thường cũng được xét và bồi thường theo những điều khoản trong Nghị định 111-NĐ/LB
Sau khi đã để một thời gian trên 20 tháng để thanh toán những trường hợp đặc biệt nói trên , ngày 24-7-1957 Liên bộ Lao động- Nội vụ - Y tế- Tài chính đã ban hành Nghị định số 78- NĐ/LB sửa đổi điều 16 của Nghị định 111- NĐ/LB và ấn định ngày 30-10-1957 là thời hạn cuối cùng để xét duyệt những trường hợp đặc biệt đó. Kể từ ngày 1-11-1957, chỉ xét và bồi thường theo những điều khoản của Nghị định 111- NĐ/LB những tai nạn lao động xảy ra từ ngày ban hành nghị định đó (11-11-1955) . Để cơ quan có trách nhiệm có thể xét , trước thời hạn ấn định, những trường hợp đặc biệt có thể còn sót lại. Liên bộ đề nghị các Uỷ ban hành chính và cơ quan lao động các khu, thành phố và tỉnh sẽ phổ biến rộng rãi Nghị định số 78- NĐ/LB và ngày 24-7-1957 để công nhân viên ở các cơ quan, đoàn thể, xí nghịêp, công, nông, lâm trường được biết.
Công nhân viên bị tai nạn lao động trong thời gian từ ngày 2-9-1945 đến11-11-1955 nếu đã lĩnh bồi thường rồi thì đối chiếu với tiêu chuẩn hiện tại dù hơn hay thiệt, cũng không đặt thành vấn đề truy hoàn hay truy lĩnh.
Những tai nạn chiến tranh do dịch gây ra trong thời kỳ kháng chiến ( từ 19-12-1946 đến 20-7-1954) không thuộc phạm vi thi hành của Nghị định Liên bộ số 111- NĐ/LB .
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG | K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ. |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ | K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.