UỶ BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1050/QLKH | Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 1988 |
CỦA UỶ BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC SỐ 1050/QLKH NGÀY 21 THÁNG 7 NĂM 1988 HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP THỂ, CÁ NHÂN,TƯ DOANH VÀ KINH TẾ GIA ĐÌNH THEO CÁC NGHỊ ĐỊNH SỐ 27-HĐBT, 28-HĐBT, NGÀY 9 THÁNG 3 NĂM 1988 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
A. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TRONG CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ TẬP THỂ, CÁ THỂ, TƯ DOANH
Căn cứ phần III về chính sách khoa học - kỹ thuật đối với kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, giao thông ban hành theo các Nghị định số 27-HĐBT và 28-HĐBT ngày 9-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước hướng dẫn như sau:
I. CÁC HÌNH THỨC LIÊN DOANH, LIÊN KẾT TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Các đơn vị kinh tế tập thể, cá thể, tư doanh thực hiện liên doanh, liên kết trong hoạt động khoa học và kỹ thuật theo các hình thức sau:
1. Ký hợp đồng với nhau hoặc với các đơn vị kinh tế quốc doanh, các cơ quan nghiên cứu, triển khai, đào tạo để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học và kỹ thuật trong sản xuất, trong hoạt động dịch vụ theo tinh thần Quyết định số 175-CP ngày 29-4-1981 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 134-HĐBT ngày 31-8-1987 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư liên Bộ Tài chính - Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước số 1438-TC/KHKT ngày 19-11-1983 hướng dẫn việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong hoạt động khoa học và kỹ thuật cùng với các văn bản có liên quan khác.
2. Ký hợp đồng dân sự với những người làm công tác khoa học và kỹ thuật để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học và kỹ thuật trong sản xuất, trong hoạt động dịch vụ theo Quyết định số 134-HĐBT ngày 31-8-1987 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn số 2388-QLKH ngày 4-11-1987 của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
3. Liên kết dài hạn trong một tổ chức ổn định có tư cách pháp nhân đầy đủ như liên hiệp khoa học - sản xuất, liên hiệp khoa học - đào tạo - sản xuất, trung tâm (hoặc tổ hợp) khoa học - sản xuất, dịch vụ khoa học và kỹ thuật, tập thể tự nguyện.
Các tổ chức ổn định này đăng ký hành nghề với chính quyền địa phương theo sự phân cấp, có tài khoản và con dấu riêng hoặc sử dụng tài khoản và con dấu của một bên tham gia liên kết chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của tổ chức liên kết nói trên theo đúng quy chế về tổ chức và hoạt động đã được chính quyền địa phương chấp nhận và cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Riêng hình thức tổ chức nói ở điểm 1.3 cần có ý kiến của Ban Khoa học và kỹ thuật địa phương trước khi xin cấp đăng ký hành nghề với chính quyền địa phương.
4. Việc quản lý đăng ký và phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học thuộc diện "bảo mật" thực hiện theo các quy định của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước và Bộ Nội vụ.
II. CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN HOÁ - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG
1. Tất cả các sản phẩm do các đơn vị kinh tế tập thể, cá thể, tư doanh sản xuất đều phải đăng ký chất lượng và nhãn sản phẩm tại Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng của tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương nơi mình đăng ký sản xuất theo "Quy định về việc đăng ký chất lượng sản phẩm" của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
2. Chất lượng sản phẩm đã đăng ký là cơ sở pháp lý trong việc ký hợp đồng kinh tế, giao dịch mua bán, trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các khiếu nại, tranh chấp có liên quan tới chất lượng sản phẩm.
Chỉ được giao cho khách hàng những sản phẩm đã qua khâu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đạt mức chất lượng đã đăng ký.
Các vi phạm về việc đăng ký chất lượng sản phẩm và chất lượng thực tế của sản phẩm sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành.
3. Sản phẩm chế thử được phép bán giới thiệu để thăm dò thị trường, trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ "sản phẩm chế thử".
Sản phẩm là phương tiện đo phải được Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng địa phương sở tại duyệt thiết kế và cho phép sản xuất.
III. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1. Cơ sở có quyền và có nghĩa vụ đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá hay nhãn hiệu dịch vụ để đánh dấu sản phẩm hàng hoá hay phương tiện phục vụ của mình theo quy định của Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá ban hành theo Nghị định số 197-HĐBT ngày 14-12-1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Để thống nhất quản lý công tác nhãn hiệu hàng hoá, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tập trung ở cấp Nhà nước do Cục Sáng chế thuộc Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước đảm nhiệm.
Chủ nhãn hiệu hàng hoá đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có toàn quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ kể từ ngày Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ra quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá.
Chủ nhãn hiệu hàng hoá có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của mình.
2. Nhà nước bảo hộ sáng chế dưới hai hình thức: cấp bằng tác giả sáng chế hoặc cấp bằng sáng chế độc quyền. Tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả có quyền lựa chọn một trong hai hình thức bảo hộ nói trên.
Đơn đăng ký sáng chế phải do tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả làm và nộp cho Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
3. Nhà nước bảo hộ pháp lý các kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp ban hành theo Nghị định số 85-HĐBT ngày 13-5-1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Tác giả kiểu dáng công nghiệp được hưởng mọi quyền lợi theo quy định của Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp.
IV. KHUYẾN KHÍCH KINH TẾ CHO VIỆC ÁP DỤNG KỸ THUẬT TIẾN BỘ, BẢO ĐẢM VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1. Các sản phẩm do các đơn vị kinh tế tập thể, cá thể, tư doanh sản xuất theo hợp đồng giao cho thương nghiệp quốc doanh, nếu được cấp giấy chứng nhận chất lượng và dấu chất lượng Nhà nước cấp cao hoặc cấp I sẽ được bán với giá cao hơn theo Thông tư liên bộ số 2750-KHKT/VG/TC/TT ngày 23-12-1987 của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước - Uỷ ban Vật giá Nhà nước - Bộ Tài chính.
Giá bán sản phẩm chế thử để chào hàng, thăm dò thị trường do cơ sở tự quyết định.
Giá cả ghi trong các hợp đồng áp dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật do hai bên thoả thuận.
2. Lợi nhuận thu thêm do áp dụng thành công các thành tựu khoa học và kỹ thuật, các đơn vị kinh tế tập thể, cá thể, tư doanh được Nhà nước miễn nộp thuế trong thời gian 2 năm.
Khoản lợi nhuận thu thêm nói trên được phân phối như sau:
- Nếu việc áp dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật theo hợp đồng "trao chìa khoá", "trao sản phẩm" theo giá khoán gọn thì đơn vị kinh tế tập thể, cá thể, tư doanh được toàn quyền sử dụng lợi nhuận thu thêm đó.
- Nếu việc áp dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật do Nhà nước hỗ trợ thì khoản lợi nhuận thu thêm được phân chia như sau:
+ Không dưới 5% trả cho tác giả kỹ thuật tiến bộ;
+ 10-15% trả cho tập thể trực tiếp tham gia triển khai thực hiện việc áp dụng, không phải là những người mách mối trung gian;
+ Phần còn lại do các đơn vị kinh tế tập thể, cá thể, tư doanh được quyền chủ động sử dụng.
3. Việc khen thưởng sáng kiến, sáng chế cho tác giả thực hiện theo các quy định trong Điều lệ về Sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất và sáng chế ban hành theo Nghị định số 31-CP ngày 23-1-1981, Quyết định số 92-HĐBT ngày 5-8-1986 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư liên bộ số 796-QLKH/TC ngày 30-5-1988 của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước - Bộ Tài chính về việc sửa đổi mức thưởng cho tác giả sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và sáng chế. Các đơn vị kinh tế tập thể, cá thể, tư doanh có thể quyết định thưởng cao hơn mức Nhà nước quy định.
Mọi người lao động trong các đơn vị kinh tế tập thể, cá thể, tư doanh nếu đạt được những thành tích trong hoạt động khoa học và kỹ thuật theo tiêu chuẩn quy định được xét tặng bằng khen, huy chương, huân chương giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh và các danh hiệu cao quý khác.
B. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TRONG KINH TẾ GIA ĐÌNH
(theo Nghị định số 29-HĐBT ngày 9-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng)
1. Công nhân, viên chức tại chức, xã viên hợp tác xã tiến hành hoạt động sản xuất, dịch vụ ngoài giờ làm việc của cơ quan, đơn vị tập thể và những người về hưu làm kinh tế gia đình được quyền tiến hành các hoạt động khoa học và kỹ thuật góp phần phát triển sản xuất, mở rộng công tác dịch vụ theo các hình thức sau:
+ Mở các cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm và dịch vụ khoa học và kỹ thuật;
+ Mở các dịch vụ tư vấn về kỹ thuật, thị trường;
+ Ký nhận thực hiện hợp đồng trong hoạt động khoa học và kỹ thuật đối với các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế dưới hình thức hợp đồng dân sự;
+ Liên kết với những người làm kinh tế gia đình để tiến hành các hoạt động khoa học và kỹ thuật dưới hình thức tập thể tự nguyện.
2. Những người làm kinh tế gia đình nói ở điểm 1 mục B được tiến hành các hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm, làm dịch vụ khoa học và kỹ thuật có liên quan đến những ngành nghề đã được quy định trong Điều 5 của Nghị định số 29-HĐBT ngày 9-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng trực tiếp đăng ký với Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi mình cư trú, sau khi đã có ý kiến của Ban Khoa học và kỹ thuật địa phương.
Việc mở cơ sở sửa chữa các phương tiện đo lường phải đăng ký tại Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng địa phương.
Việc mở các phòng khám chữa bệnh, chế biến thuốc và các sản phẩm có liên quan tới bảo vệ sức khoẻ theo đúng quy định của Bộ Y tế.
3. Những người làm kinh tế gia đình nếu có sáng chế, dùng nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp của riêng mình muốn được Nhà nước bảo hộ phải đăng ký tại Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước theo quy định hiện hành.
4. Những người làm kinh tế gia đình nếu đạt được những thành tích trong hoạt động khoa học và kỹ thuật theo tiêu chuẩn quy định được xét tặng bằng khen, huy chương, huân chương giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh và các danh hiệu cao quý khác.
| Đặng Hữu (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.