NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10-TT/LB | Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1983 |
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 10-TT/LB NGÀY 10-12-1983 HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LỆNH NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 1983 CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 145-HĐBT NGÀY 6-12-1983 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC PHÁT HÀNH CÔNG TRÁI XÂY DỰNG TỔ QUỐC
Hội đồng Nhà nước đã ban hành pháp lệnh ngày 25 tháng 11 năm 1983 về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc và ngày 6 tháng 12 năm 1983 Hội đồng bộ trưởng đã ra nghị định số 145-HĐBT quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc thi hành pháp lệnh và nghị định về việc phát hành công trái trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước như sau.
1. Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước giao hệ thống quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa thực hiện nghiệp vụ bán và thanh toán công trái thu và ghi bằng tiền, công trái thu và ghi bằng thóc. Việc bán và thanh toán công trái thu và ghi bằng ngoại tệ do hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đảm nhiệm.
2. Tiền bán và thanh toán công trái thu và ghi bằng tiền, bằng thóc, bằng ngoại tệ, được Ngân hàng Nhà nước, quỹ tiết kệm xã hội chủ nghĩa và Ngân hàng ngoại thương hạch toán vào các tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước, quỹ tiết kiệm và Ngân hàng ngoại thương.
3. Khi kết thúc từng đợt vận động mua công trái, quỹ tiết kiệm các cấp và Ngân hàng Ngoại thương phải quyết toán số tiền thu về bán công trái của từng đợt. Số công trái bán thường xuyên sau đợt vận động lớn được tổng hợp báo cáo theo định kỳ hàng tháng, hàng năm.
4. Việc thanh toán tiền thu về bán công trái với Ngân sách trung ương và quyết toán toàn bộ chi phí của Ngân hàng phục vụ cho việc phát hành công trái do Ngân hàng Nhà nước trung ương đảm nhiệm.
5. Việc phát hành công trái thu và ghi bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định tại văn bản riêng của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước.
A. TIẾP NHẬN, BẢO QUẢN VÀ PHÂN PHỐI CÔNG TRÁI VÀ BIÊN LAI THU VỀ BÁN CÔNG TRÁI
Các loại phiếu công trái và biên lai thu tiền, thu thóc bán công trái trước khi phát hành được bảo quản như tiền trong kho tiền của Ngân hàng Nhà nước. Mọi trường hợp để mất phiếu công trái và biên lai được xử lý như trường hợp mất tiền.
Quỹ tiết kiệm trung ương phân phối công trái cho các quỹ tiết kiệm tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (từ đây gọi chung là quỹ tiết kiệm tỉnh) theo lệnh của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước. Quỹ tiết kiệm tỉnh phân phối công trái cho các quỹ tiết kiệm quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (từ đây gọi chung là quỹ tiết kiệm huyện) theo lệnh của giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Quỹ tiết kiệm huyện phân phối công trái cho các quỹ tiết kiệm cơ sở theo kế hoạch phân phối công trái của giám đốc Ngân hàng Nhà nước huyện.
Việc xuất nhập phiếu công trái và biên lai được tiến hành trên cơ sở biên bản giao nhận và phiếu xuất nhập kho do quỹ tiết kiệm lập và phải được hạch toán ở cả hai nơi : ở kho Ngân hàng Nhà nước và ở quỹ tiết kiệm đồng cấp.
1. Mạng lưới bán công trái phải được tổ chức rộng rãi, tạo điều kiện cho người mua công trái một cách nhanh chóng, đồng thời bảo đảm có đầy đủ phương tiện cất giữ, bảo vệ an toàn tiền bạc, công trái, biên lai, chứng từ, sổsách trong quá trình phát hành công trái.
2. Việc bán công trái thu bằng tiền được thực hiện tại các quỹ tiết kiệm cơ sở tại các bàn bán công trái hoặc thông qua các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước uỷ nhiệm bán công trái bao gồm các đại diện bán công trái ở các tổ chức cơ quan, đơn vị, các hợp tác xã tín dụng, các uỷ nhiệm tiết kiệm (từ đây gọi chung là các đơn vị bán công trái). Những người được Ngân hàng Nhà nước uỷ nhiệm làm kế toán và thủ quỹ thu tiền bán công trái ở đơn vị phải được các tổ chức chủ quản làm thủ tục giới thiệu và đăng ký chữ ký mẫu ở quỹ tiết kiệm.
3. Việc bán công trái thu bằng tiền thông qua các đơn vị được Ngân hàng Nhà nước uỷ nhiệm được tiến hành theo các thủ tục sau:
Căn cứ danh sách người đăng ký mua công trái của ban vận động, đơn vị bán công trái giới thiêu người tới quỹ tiết kiệm huyện nhận quyển biên lai thu tiền bán công trái, trước khi giao quyển biên lai thu tiền bán công trái, quỹ tiết kiệm huyện phải đóng dấu vào chỗ quy định ở góc trên bên trái từng tờ biên lai.
Khi thu tiền bán công trái, đơn vị bán công trái viết lồng 2 liên biên lai (theo mẫu số 1-CT), giao liên 1 biên lai cho người mua công trái, còn liên 2 làm chứng từ vào sổ thu tiền bán công trái (mẫu số 3-CT). Sổ thu tiền bán công trái đựơc viết lồng 2 liên và lập riêng cho từng loại công trái. Cuối ngày hoặc cuối định kỳ, căn cứ vào sổ thu tiền bán công trái, đơn vị lập 2 liên bảng kê tổng hợp các sổ thu tiền bán công trái trong ngày hoặc trong định kỳ (mẫu số 4-CT). Một liên bảng kê tổng hợp kèm theo các tờ sổ thu tiền bán công trái và các liên 2 biên lai được đơn vị bán công trái nộp vào quỹ tiết kiệm cùng với số tiền mặt để nhận mua công trái về phát cho người mua công trái.
4. Thu tiền về bán công trái phải được các đơn vị nộp vào quỹ tiết kiệm ngay trong ngày hoặc chậm nhất vào ngày hôm sau. Những nơi ở xa và số tiền thu không lớn có thể để 3 hoặc 5 ngày nộp một lần.
5. Sau khi nhận phiếu công trái ở quỹ tiết kiệm về, đơn vị phải tổ chức phát ngay những người được hưởng và thu hồi các liên 1 biên lai trong đó có chữ ký đã nhận đủ phiếu công trái cuả người mua.
Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày nhận phiếu công trái, đơn vị bán công trái phải nộp vào quỹ tiết kiệm các liên 1 biên lai kèm theo các tờ số và bảng kê tổng hợp các tờ số đó. Các tài liệu được hoàn lại này là căn cứ duy nhất để quỹ tiết kiệm tính tiền thù lao theo chế độ đãi ngộ đối với các tổ chức uỷ nhiệm thu.
6. Việc bán công trái thu và ghi bằng tiền cho từng cá nhân tại quỹ tiết kiệm cơ sở do quỹ tiết kiệm trực tiếp làm thủ tục thu tiền và giao phiếu công trái ngay cho người mua.
7. Việc bán công trái ghi và thu bằng thóc được quỹ tiết kiệm phối hợp với cơ quan lương thực tổ chức thực hiện theo hướng dẫn trong thông tư liên Bộ Ngân hàng Nhà nước - Bộ Lương thực về việc phát hành công trái thu và ghi bằng thóc.
8. Việc ghi các yếu tố ở mặt trước và mặt sau phiếu công trái được quy định như sau:
- Ở mặt trước: Quỹ tiết kiệm huyện phải được đóng dấu khắc sẵn năm phát hành vào chỗ quy định trên chiếu. Đợt vận động đầu tiên từ ngày 19-12-1983 đến ngày 2-2-1984 sẽ đóng dấu năm phát hành là 1983. Dấu năm phát hành chỉ được đóng sau khi đã viết xong phiếu công trái.
- Ở mặt sau: Họ tên ghi đúng theo giấy chứng minh; địa chỉ ghi rõ thôn, ấp, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố nơi người mua công trái cư trú thường xuyên; ngày phát hành ghi đúng ngày thu tiền hoặc thu thóc trên biên lai; nơi phát hành ghi rõ tên đơn vị bán công trái, tên huyện và tên tỉnh phát hành công trái.
Các yếu tố trên phiếu công trái phải được viết rõ ràng, sạch, đẹp, bằng thứ mực không phai hoặc in thật rõ bằng máy chữ.
C. THANH TOÁN PHIẾU CÔNG TRÁI
1. Phiếu công trái thanh toán đúng hạn 10 năm kể từ ngày mua, vốn và lãi thanh toán một lần theo đúng các điều 2,3,4 của nghị định số 145-HĐBT ngày 6-12-1983 của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Phiếu công trái thu và ghi bằng tiền và bằng thóc đến hạn thanh toán đều được hoàn trả tại quỹ tiết kiệm nơi cư trú thường xuyên của người sở hữu phiếu công trái. Nếu muốn nhận tiền tại nơi khác thì phải xuất trình phiếu công trái cho quỹ tiết kiệm huyện nơi người sở hữu công trái muốn nhận tiền để quỹ tiết kiệm làm thủ tục đối chiếu, kiểm tra trước khi trả tiền.
3. Đối với phiếu công trái được chuyển nhượng, khi đến hạn thanh toán, ngoài phiếu công trái, người được chuyển nhượng còn phải xuất trình cả đơn được xác nhận chuyển nhượng. Đối với phiếu công trái được chuyển nhượng lần thứ 2 thì ngoài đơn được xác nhận chuyển nhượng lần thứ nhất còn phải xuất trình cả đơn được xác nhận chuyển nhượng lần thứ hai.
D. CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU PHIẾU CÔNG TRÁI
1. Người sở hữu phiếu công trái nếu chuyển quyền sở hữu cho người khác thì làm đơn trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ, số giấy chứng minh người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng, số phiếu công trái, số tiền hoặc thóc, ngày và nơi phát hành công trái. Đơn được viết thành hai bản đem đến uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú.
Uỷ ban nhân dân phường, xã có trách nhiệm:
a) Chứng thực đơn xin chuyển quyền sở hữu phiếu công trái trước sự có mặt của người chuyển nhượng (hoặc người được uỷ quyền) và người được chuyển nhượng, đồng thời ghi họ, tên, địa chỉ, số giấy chứng minh của người được chuyển nhượng vào mặt sau phiếu công trái.
b) Giao cho người được chuyển nhượng phiếu công trái một bản và gửi lên ngân hàng quận, huyện một bản.
2. Nhận được đơn xin chuyển quyền sở hữu phiếu công trái, ngân hàng quận, huyện phải chuyển đơn đó cho quỹ tiết kiệm huyện nơi trước đây đã phát hành phiếu công trái để qũy tiết kiệm vào sổ và báo cho Quỹ tiết kiệm trung ương và Trung tâm tính toán Ngân hàng Nhà nước biết để theo dõi.
đ) Báo mất phiếu công trái và biên lai.
1. Khi mất phiếu công trái, người sở hữu phiếu công trái phải làm đơn báo ngay cho ngân hàng quận, huyện, hoặc quỹ tiết kiệm quận, huyện nơi cư trú. Trong đơn báo mất ghi rõ họ tên, điạ chỉ, giấy chứng minh, số tiền hoặc thóc công trái, số phiếu công trái, nơi và ngày phát hành công trái. Nếu là công trái chuyển nhượng trong đơn còn phải ghi ngày và nơi làm thủ tục chuyển nhượng đồng thời xuất trình đơn được xác nhận chuyển nhượng.
Ngay sau khi nhận được đơn, ngân hàng huyện hoặc quỹ tiết kiệm nơi cư trú phải thông báo cho quỹ tiết kiệm huyện nơi phát hành công trái để ghi chú ngày báo mất vào sổ gốc thu tiền bán công trái, mặt khác phải làm đầy đủ các thủ tục thông báo trong nội bộ hệ thống quỹ tiết kiệm và cho Trung tâm tính toán Ngân hàng Nhà nước biết để theo dõi.
Khi mất liên 1 biên lai trước khi nhận được phiếu công trái, người mua công trái phải làm đơn báo mất cho đơn vị bán công trái. Trong đơn phải ghi rõ họ tên, điạ chỉ, giấy chứng minh, số tiền hoặc thóc công trái, ngày nộp tiền hoặc thóc mua công trái, số biên lai (nếu nhớ được). Đơn này phải được Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú và đơn vị bán công trái xác nhận mới có giá trị làm căn cứ phát phiếu công trái cho người được hưởng. Khi nhận phiếu công trái người mua phải ký nhận vào đơn báo mất. Đơn này được đơn vị bán công trái đính kèm vào tờ số thu tiền bán công trái để nộp lại quỹ tiết kiệm như quy định ở điểm 5, mục B nói trên.
3. Cán bộ ở đơn vị bán công trái, sau khi nhận phiếu công trái ở quỹ tiết kiệm về nếu để mất phiếu trước khi phát cho người được hưởng, phải được xử lý như trường hợp để mất tiền. Phiếu công trái bị mất phải được quỹ tiết kiệm thông báo như quy định ở điểm 1, mục Đ của thông tư này.
4. Cán bộ ở đơn vị bán công trái, nếu để mất liên 1 biên lai do người mua công trái nộp lại sau khi giao nhận phiếu, phải làm tờ khai trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ, giấy chứng minh, người mua công trái, số phiếu công trái, số tiền hoặc thóc ghi trên phiếu công trái. Tờ khai có chữ ký xác nhận đã trả biên lai của người nhận phiếu, sau khi được thủ trưởng đơn vị chủ quản hoặc chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú ký, đóng dấu chứng thực, được đính kèm tờ số thu tiền hoặc thu thóc bán công trái nộp vào quỹ tiết kiệm cùng với các liên 1 biên lai đã thu hồi của người mua công trái sau khi phát phiếu.
5. Cán bộ để mất biên lai trắng chưa sử dụng phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do việc để mất biên lai gây nên, ngoài ra còn phải bồi thường giá trị biên lai trắng theo giá ấn chỉ do Ngân hàng Nhà nước trung ương quy định. Khi mất biên lai, cán bộ để mất phải làm ngay tờ khai trong đó ghi rõ các số biên lai bị mất. Tờ khai có chữ ký và đóng dấu xác nhận của thủ trưởng đơn vị chủ quản, được nộp ngay cho quỹ tiết kiệm nơi phát hành biên lai để quỹ tiết kiệm làm thủ tục thông báo kịp thời trong nội bộ hệ thống quỹ tiết kiệm.
G. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO VỀ CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH CÔNG TRÁI
1. Việc hạch toán các nghiệp vụ phát hành công trái được thực hiện theo chế dộ kế toán công trái do tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
2. Về thông tin báo cáo từng định kỳ 10 ngày một lần, quỹ tiết kiệm huyện điện về quỹ tiết kiệm tỉnh và quỹ tiết kiệm tỉnh tổng hợp điện về quỹ tiết kiệm trung ương, có sao điện gửi Uỷ ban vận động mua công trái đồng cấp kết quả bán công trái bằng tiền và bằng thóc trong kỳ.
Hàng tháng, quỹ tiết kiệm huyện gửi quỹ tiết kiệm tỉnh và quỹ tiết kiệm tỉnh tổng hợp gửi Quỹ tiết kiệm trung ương, đồng gửi Uỷ ban vận động mua công trái cùng cấp báo cáo thống kê kết quả bán công trái theo từng đối tượng mua công trái và từng loại phiếu công trái. Đối tượng mua công trái gồm có:
- Nhóm 1: những người làm công ăn lương, hoặc hưởng phụ cấp bao gồm toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, công an, bộ đội...
- Nhóm 2: nhân dân ở nông thôn bao gồm nông dân tập thể và cá thể.
- Nhóm 3: nhân dân ở thành thị.
3. Khi kết thúc đợt phát hành công trái, các quỹ tiết kiệm các cấp phải quyết toán kết quả bán công trái theo đúng hướng dẫn của Quỹ tiết kiệm trung ương. Kèm theo bảng quyết toán, quỹ tiết kiệm huyện phải nộp trực tiếp cho quỹ tiết kiệm tỉnh các tờ số thu tiền, thu thóc bán công trái kèm theo bảng kê và và biên lai. Quỹ tiết kiệm tỉnh sau khi kiểm tra phải lập quyết toán tổng hợp của toàn tỉnh. Một bản quyết toán đính kèm các tờ số, bảng kê và biên lai, quỹ tiết kiệm tỉnh phải nộp trực tiếp cho quỹ tiết kiệm trung ương để quyết toán. Sau khi kiểm nhận đủ hồ sơ quyết toán của từng tỉnh, Quỹ tiết kiệm trung ương chuyển ngay cho Trung tâm tính toán Ngân hàng Nhà nước sử dụng máy tính điện tử kiểm tra, hạch toán và lập bảng quyết toán số thu về bán công trái trên phạm vi cả nước.
Sau khi hoàn thành việc quyết toán và ghi thông báo tin vào máy tính điện tử, Trung tâm tính toán Ngân hành Nhà nước phải giao lại cho Quỹ tiết kiệm trung ương các bảng báo cáo quyết toán kèm theo các tờ số, bảng kê và biên lai để Quỹ tiết kiệm trung ương tổ chức lưu trữ lâu dài. Quyết toán và báo cáo thống kê theo điểm 2, mụ G của thông tư này, Quỹ tiết kiệm trung ương trình tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước và báo cáo Hội đồng bộ trưởng, Uỷ ban vận động mua công trái trung ương, đồng gửi Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngoài việc quyết toán sau từng đợt vận động lớn, cuối mỗi năm quỹ tiết kiệm các cấp còn phải quyết toán kết quả bán công trái trong năm theo chế độ quyết toán chung của hệ thống quỹ tiết kiệm. Các tờ số, bảng kê và các liên 1 biên lai về số công trái bán thường xuyên sau đợt vận động lớn cũng được quỹ tiết kiệm tỉnh tập trung chuyên về Quỹ tiết kiệm trung ương để giao Trung tâm tính toán kiểm soát và xử lý như trên.
H.TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào những quy định trong thông tư này, các Cục, vụ ở Ngân hàng Nhà nước trung ương, theo chức năng của mình, có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và đầy đủ những công việc cần phải làm cho các địa phương triển khai thực hịên việc phát hành công trái.
Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, giám đốc quỹ tiết kiệm các cấp phối hợp với uỷ ban vận động mua công trái đồng cấp, tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát hành công trái. Trước mắt trong đợt vận động mua công trái đầu tiên từ ngày 19-12-1983 đến ngày 2-2-1984 các điạ phương phải có kế hoạch tập trung cán bộ, thành lập các bàn bán công trái ở những nơi cần thiết và tổ chức rộng rãi mạng lưới đại diện bán công trái ở các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, phường, xã, v.v... Những cán bộ được lựa chọn làm công tác bán công trái phải là những cán bộ có tín nhiệm về tiền bạc, chữ viết cẩn thận và đẹp. Các điểm bán công trái phải được trang bị đẩy đủ phương tiện cần thiết cho công tác, đồng thời phải tổ chức lực lượng bảo vệ nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối mọi loại tài sản ở mọi nơi làm việc và trong quá trình vận chuyển.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| Nguyễn Văn Trường (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.