TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 10-LN/SX | Hà Nội, ngày 08 tháng 2 năm 1971 |
CỦA TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP SỐ 10-LN/SX NGÀY 8 THÁNG 2 NĂM 1971 HƯỚNG DẪN THI HÀNH BẢN CHỈ TIÊU TẠM THỜI VỀ TỶ LỆ THÀNH KHÍ GỖ XẺ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 101-LN/QĐ ngày 4-2-1971 của Tổng cục Lâm nghiệp)
- Tổng cục đã ban hành "Chỉ tiêu tạm thời về tỷ lệ thành khí gỗ xẻ", Quyết định số 101-LN/QĐ ngày 4-2-1971. Thông tư này hướng dẫn thi hành các điểm đã ghi trong chỉ tiêu.
Mục A: Nội dung về số lượng tỷ lệ.
Điểm 3: Kết cấu tỷ lệ chuẩn các cấp đường kính trong tổng số gỗ tròn tham gia xẻ, có chỉ số thành khí 62,5%, trong chỉ tiêu đã ghi:
- Gỗ tròn cỡ đường kính
25 cm - 34 cm = 35% 35 cm - 49 cm = 55% 50 cm trở lên = 10% | chỉ số tỷ lệ thành khí bình quân chuẩn là: 62,5% |
Cộng: 100% |
|
Nay nói rõ thêm:
- Tổng số gỗ tròn nhập kho xí nghiệp phân ra làm 3 cấp đường kính, kết cấu tỷ lệ về số lượng gỗ tròn thuộc từng cấp đường kính trên là ở dạng chuẩn, có chỉ số thành khí 62,5%, trong thực tế gỗ tròn nhập kho xí nghiệp, tỷ lệ trên có xê dịch lên xuống thì áp dụng công thức tính ở điểm 4 dưới đây (phương pháp tính tỷ lệ bình quân). Nếu sau khi tính cho ta kết quả về tỷ lệ thành khí gỗ xẻ tương ứng với giá trị bình quân thì được công nhận là đạt được nội dung này của chỉ tiêu.
Điểm 4: Phương pháp tính tỷ lệ bình quân trong chỉ tiêu đã ghi:
"Công thức tính tỷ lệ thành khí bình quân" này nói rõ thêm:
Công thức tính tỷ lệ bình quân trong chỉ tiêu đã ghi có dạng toán học tổng quát như sau:
X1, 2... n x Y1 2...n n = Z1, 2... n Z1 + Z2 ... + Zn = Z
X
Trong đó:
X1, 2... n là: tỷ lệ về số lượng gỗ tròn của từng cấp đường kính trong tổng số nguyên liệu.
Y1, 2... n là: tỷ lệ thành khí gỗ xẻ quy định cho từng cấp đường kính gỗ tròn.
Z1, 2... n là: tích số tỷ lệ thành khí bình quân của cấp đường kính ấy.
X là: tổng số lượng gỗ tròn tham gia xẻ.
X = S x hay = x1 + x2 ... + xn
Z là: tỷ lệ thành khí tương ứng với giá trị bình quân.
Z = S z hay = z1 + z2 ... + zn
Ví dụ 1:
Tổng hợp gỗ tròn trong kỳ sản xuất của xí nghiệp ta có x1, 2... n ngẫu nhiên tương ứng với quy định chuẩn như bảng dưới đây (bảng 1).
Từ dạng tổng quát của công thức trên, áp dụng vào bằng số ta thay x và y bằng các dãy số thực tế trong sản xuất và tính được kết quả của Z như sau:
1. Cấp đường kính: 25cm - 34cm:
2. Cấp đường kính: 35cm á 49cm: |
|
3. Cấp đường kính: 50cm trở lên:
Z1 + Z2 + Z3 = Z
19,95% + 35,75% + 6,8% = 62,5%.
Ví dụ 2:
Ta có bằng số tập hợp 3 kỳ sản xuất của xí nghiệp sau đây (bảng 2):
Ta thay x và y bằng các dãy số của 3 kỳ sản xuất tính ra được kết quả Z như trong bảng đã ghi:
- Kỳ sản xuất 1:
|
- Kỳ sản xuất 2:
- Kỳ sản xuất 3:
Kết quả của 3 kỳ sản xuất của ví dụ 2, tuy tỷ lệ bình quân có khác nhau nhưng đều được coi là đạt tỷ lệ bình quân có giá trị tương ứng như nhau.
- Kỳ sản xuất 1: tổng tích số là 62,5% là bình quân chuẩn theo quy định.
- Kỳ sản xuất 2: tổng tích số là 61,4% cũng được tính bằng tỷ lệ bình quân chuẩn (62,5%) vì có biến số về cấp đường kính gỗ tròn:
x1 : 49,8% - 35% = +14,8%
x2 : 37,5% - 55% = -17,5%
x3 : 12,7% - 10% = +2,7%
- Kỳ sản xuất 3: tổng tích số là: 64,5% cũng chỉ được tính bằng bình quân chuẩn (62,5%) vì có biến số về cấp đường kính gỗ tròn:
x1 : 18,2% - 35% = -16,8%
x2 : 48% - 55% = -7%
x3 : 33,8% - 10% = +23,8%
Qua các ví dụ trên cho ta thấy:
X1, 2 ... n biến động thì Z1, 2 ... n biến động và Z cũng biến động.
Mục B: Nội dung về tỷ lệ kết cấu quy cách sản phẩm.
- Trong chỉ tiêu đã ghi:
Điểm 1:
b) Bình quân chuẩn chia theo cỡ gỗ xẻ.
Điểm 3: Tỷ lệ kết cấu quy cách gỗ xẻ chia theo cấp đường kính gỗ tròn tham gia xẻ.
Nay nói rõ thêm:
- Gỗ xẻ có kích thước càng lớn thì càng có giá trị cao, do đó, kết cấu các tỷ lệ bình quân trên là quy định giá trị bình quân tiêu chuẩn của tỷ lệ thành khí gỗ xẻ nhằm: đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất, chống việc sản xuất tuỳ tiện "lấy gỗ to cắt làm việc nhỏ, lấy gỗ dài cắt làm việc ngắn".
- Các tỷ lệ trên là bình quân chuẩn chia theo cỡ gỗ xẻ và bình quân chia theo cấp đường kính gỗ tròn sẽ biến động tuỳ thuộc sự biến động của cấp đường kính gỗ tròn (áp dụng phương pháp tính ở điểm 4).
Điểm 4: Phương pháp tính:
Trong chỉ tiêu đã ghi:
"Công thức tính tỷ lệ kết cấu sản phẩm" nay nói rõ thêm:
- Công thức tính tỷ lệ kết cấu sản phẩm trong chỉ tiêu đã ghi có dạng toán học tổng quát như sau:
za1 + za2 + za3 = za
zb1 + zb2 + zb3 = zb
zc1 + zc2 + zc3 = zc
zd1 + zd2 + zd3 = zd
za + zb + zc + zd = Z
Trong đó:
X1, 2... n là tỷ lệ về số lượng gỗ tròn của từng cấp đường kính trong tổng số nguyên liệu.
Ya1, 2... n, Yb1, 2... n, Ydnlà: tỷ lệ kết cấu về quy cách sản phẩm quy định cho từng cấp đường kính gỗ tròn.
za1, 2... n, zb1, 2... n, ... zdn là: tích số tỷ lệ kết cấu về sản phẩm quy định cho từng cỡ gỗ xẻ của từng cấp đường kính gỗ tròn.
X là: tổng số lượng gỗ tròn tham gia xẻ.
X = S x hay = x1 + x2 ... + xn
Z là: tỷ lệ kết cấu quy cách sản phẩm bình quân
Z = S z hay = za1, 2... n + zb1, 2... n ... + zdn
- Ta thay x và y bằng các dãy số và có kết quả của z như trong bảng đã ghi:
Bảng 3 cỡ lớn:
za1+ za2+ za3= za
9,45% + 18,7% + 3,85% = 32%
Bảng 3 cỡ trung bình:
zb1+ zb2+ zb3= zb
6,3% + 9,9% + 1,8% = 18%
Bảng 3 cỡ nhỏ:
zc1 + zc2 + zc3 = zc
2,45% + 4,4% + 0,75% = 7,6%
Bảng 3 cỡ nan nẹp:
zd1 + zd2 + zd3 = zd
1,75% + 2,75% + 0,4% = 4,9%
Tỷ lệ bình quân chung:
Z = za + zb + zc + zd
62,5% = 32% + 18% + 7,6% + 4,9%
(Bảng 4 và 5 cũng theo cách tính trên).
- Trong cả 3 bảng số trên, tuy kết quả tỷ lệ khác nhau nhưng được coi là đạt chỉ tiêu có giá trị tương ứng như nhau. Nếu đạt trên mức quy định coi như vượt mức, ngược lại dưới mức quy định coi như hụt không hoàn thành nội dung của chỉ tiêu.
- Lấy cỡ lớn của cả 3 bảng làm ví dụ:
- Bảng 3 x cỡ lớn = 32% bình quân chuẩn.
- Bảng 4 x cỡ lớn = 31,0855% cũng được coi là đạt bình quân chuẩn (32%) vì có biến số cấp đường kính gỗ tròn:
Cỡ gỗ đường kính 25cm á 34cm:
49,8% - 35% = +14,8%
Cỡ gỗ đường kính 35cm á 49cm:
37,5% - 55% = -17,5%
Cỡ gỗ đường kính 50cm trở lên:
12,7% - 10% = +2,7%
- Bảng 3 cỡ lớn = 34,247% cũng chỉ được coi là bảng bình quân chuẩn (32%) vì có biến số cấp đường kính gỗ tròn:
Cỡ gỗ đường kính 25cm á 34cm:
18,2% - 35% = -16,8%
Cỡ gỗ đường kính 35cm á 49cm:
48% - 55% = -7%
Cỡ gỗ đường kính 50cm trở lên:
33,8% - 10% = +23,8%
- Các cỡ khác cũng theo phương pháp phân tích trên.
Mục C: Nội dung về phẩm chất gỗ xẻ:
- Điểm 2: Trong chỉ tiêu đã ghi:
"3 dạng khuyết tật của gỗ xẻ".
Nay nói rõ thêm:
+ Khuyết tật do kỹ thuật mặt hàng: là do kỹ thuật trong quá trình xẻ gây ra như: dính ruột, lượn sóng, vát cạnh, kích thước không đều ở các cạnh dài, rộng, dày...
+ Khuyết tật tự nhiên: là do khuyết tật của gỗ cây mang sang như: mặt, bướu, ụ, rỗng ruột, xoắn thớ, vặn thớ, mạch trạch...
+ Khuyết tật do bảo quản: chia 2 phần, một phần do quá trình bảo quản của gỗ cây không chu đáo chuyển sang gỗ xẻ như: gỗ biến màu, mục ải, hà rỗng ruột, dập xước 2 đầu v.v... một phần do quá trình bảo quản gỗ xẻ gây ra như: biến màu trên mặt tấm gỗ, nứt, nẻ, cong vênh, mục ải, v.v...
- Khuyết tật của gỗ xẻ rất phức tạp, về số lượng, mức độ khuyết tật sẽ có bản quy định sau.
HAO HỤT TỶ LỆ DO QUÁ TRÌNH PHA, CẮT LẠI SẢN PHẨM
Điểm 2: Trong chỉ tiêu đã ghi:
"Được trừ thêm tỷ lệ do quá trình pha, cắt lại khẩu độ để phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng mục đích công trình". Nay nói rõ thêm:
- Hiện nay tuy chưa có các tỷ lệ quy định chính thức của từng mặt hàng thuộc từng ngành. Để làm cơ sở cho sự thỏa thuận giữa hai bên mua và bán ta dựa vào các tổng kết sản phẩm của các ngành để áp dụng tỷ lệ hao hụt do quá trình pha, cắt lại khẩu độ sản phẩm như sau:
- Đối với đồ mộc từ 15% đến 20% so với gỗ xẻ.
- Kiến thiết cơ bản từ 12% đến 15% so với gỗ xẻ.
- Tàu thuyền từ 25% đến 30% so với gỗ xẻ.
- Yêu cầu kỹ thuật cao:
(Xà điện, ván sàn v.v...) trên 30% so với gỗ xẻ.
- Ví dụ: xẻ cho đồ mộc dạng sơ chế 1 (cắt đúng khẩu độ cho từng mặt hàng bàn, ghế, tủ, giường, v.v.) sau đó chỉ còn bào, đục, lắp ráp là xong).
+ 100m3 gỗ tròn = 62,500m3 gỗ xẻ = 62,5%
Pha, cắt lại khẩu độ được trừ thêm 15% hao hụt, cách tính như sau:
62,5% - 9,375% = 53,125% giao cho đồ mộc.
Điểm I: Trong chỉ tiêu đã ghi:
"Bản chỉ tiêu này phải được phổ biến sâu rộng trong cán bộ, công nhân trong các khâu chế biến gỗ, các cấp, các bộ môn khác trong toàn ngành lâm nghiệp". Nay nói rõ thêm:
- Trước hết phải quán triệt tầm quan trọng, yêu cầu cấp thiết của việc tiết kiệm gỗ. Nếu không chấm dứt tình trạng quản lý tuỳ tiện, lạc hậu như hiện nay thì không thực hiện được tốt chỉ tiêu thành khí gỗ xẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều mặt trong nền kinh tế quốc dân.
- Cần được phổ biến học tập sâu rộng trong các cấp, các ngành có liên quan. Có liên hệ kiểm điểm từ trên xuống dưới. Đối tượng chủ yếu là cán bộ quản lý chủ chốt và cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân trực tiếp sản xuất.
Phải tuỳ từng đối tượng để định trọng tâm học tập và kiểm điểm.
Ví dụ:
+ Đối với cán bộ kỹ thuật thì kiểm điểm liên hệ và có biện pháp khắc phục về kỹ thuật và khoa học pha chế gỗ, sử dụng và chọn thiết bị, dây chuyển sản xuất, v.v. để đạt được tỷ lệ thành khí cao.
+ Đối với công nhân sản xuất thì thực hiện đúng quy trình sản xuất, thao tác kỹ thuật, có ý thức tự giác về sử dụng tiết kiệm nguyên liệu vào chế biến, bảo đảm chỉ tiêu cụ thể về thành phẩm do xí nghiệp quy định.
+ Đối với nhân viên thống kê, chính xác số liệu.
+ Đối với thủ kho, chính xác trong giao nhận, lập số liệu ban đầu.
+ Đối với giám đốc, quản đốc phân xưởng thì quản lý và tổ chức tốt toàn diện để thực hiện tốt chỉ tiêu.
+ Đối với cơ quan chủ quản cấp trên dựa vào chức năng cụ thể của mình để kiểm điểm liên hệ, v.v...
- Yêu cầu chủ yếu làm cho mọi người thông suốt chủ trương, thấy rõ trách nhiệm, tự giác nghiêm chỉnh chấp hành đúng đắn. Tuy căn bản phải dựa vào sự giác ngộ của quần chúng, song phải thấy rõ đây là chế độ, pháp luật của Nhà nước để có mọi biện pháp cụ thể về hành chính, kinh tế để bảo đảm tốt việc thực hiện chỉ tiêu.
Thông tư này, Tổng cục mới chỉ nêu lên một số điểm cần thiết để hướng dẫn việc thi hành bản "Chỉ tiêu tạm thời về tỷ lệ thành khí gỗ xẻ". Trong quá trình thực hiện có gì mắc mớ hoặc cần góp ý, các ty, lâm trường có công văn về Tổng cục (qua Vụ chỉ đạo sản xuất) để tìm tòi xây dựng hoàn chỉnh hơn.
- Các ty, lâm trường cần phải có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị điều kiện mọi mặt về công tác quản lý bao gồm:
- Quản lý về kinh tế chế biến gỗ;
- Quản lý kỹ thuật và công nghệ chế biến gỗ và nghiêm chỉnh chấp hành bản chỉ tiêu trên.
| Nguyễn Tạo (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.