BỘ LAO ĐỘNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 10-LĐ/TT | Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 1973 |
Nghị quyết số 116-CP ngày 7-7-1973 của Hội đồng Chính phủ (1) về một số chủ trương, biện pháp giải quyết đời sống và tiền lương công nhân, viên chức nhà nước, phần II, điểm (b), đã quy định:
“Đối với công trường, xí nghiệp, có công nhân làm những công việc nặng nhọc, được cấp thêm một số lương thực để tổ chức ăn sáng tại nơi làm việc cho những công nhân này, theo mức mỗi người không quá 2 kilôgam lương thực mỗi tháng (ngoài 2,500kg ăn sáng đã được tính vào tiêu chuẩn lương thực của mỗi người). Số lương thực này chỉ cấp cho công trường, xí nghiệp, không cấp cho cá nhân; công trường, xí nghiệp có điều kiện tổ chức ăn sáng tại nơi làm việc cho công nhân thì cấp; công trường, xí nghiệp nào chưa tổ chức thì chưa cấp; ngày nào thực sự có công nhân đến làm việc và ăn sáng thì cấp, ngày nào không làm việc, và công nhân nào tuy có đến làm nhưng không ăn sáng thì thôi”.
Sau khi trao đổi, thống nhất với Bộ Nội thương, Bộ Lương thực và thực phẩm, Tổng Công đoàn Việt nam, Bộ Lao động hướng dẫn thêm một số điều như sau:
a) Xác định đúng đối tượng cần được cấp thêm lương thực.
b) Tổ chức cho công nhân sử dụng hết tiêu chuẩn nhằm bù đắp thêm năng lượng, tạo điều kiện tăng năng suất lao động.
c) Tiết kiệm lương thực.
2. Đối tượng được cấp thêm lương thực:
Những nghề được cấp thêm 2 kilôgam lương thực để tổ chức ăn sáng tại nơi làm việc, bao gồm những công việc nặng nhọc, khi làm việc phải dùng cường độ lao động cao, tốn nhiều sức lực (năng lượng tiêu hao trong một ngày làm việc khoảng từ 2.500 calo trở lên) như các nghề: vận hành xe, máy, thiết bị lớn, bốc xếp ỏ ga, cảng, khai thác đá, cắt sỏi, đổ bê tông ở công trường, khai thác vận xuất gỗ…(xem bản phụ lục các chức danh kèm theo thông tư).
3. Biện pháp tổ chức thực hiện.
a) Tổ chức ăn sáng tại nơi làm việc tùy theo tổ chức ca làm việc của mỗi xí nghiệp, công trường: làm việc một ca, làm việc hai ca hoặc làm việc ba ca liên tục trong một ngày và số lượng nhận đăng ký ăn sáng tại nơi làm việc để xin cấp lương thực ăn thêm bữa sáng.
b) Để thuận tiện cho việc tổ chức và đơn giản trong việc thanh toán, những người thuộc đối tượng được cấp thêm lương thực ăn sáng, nếu có đăng ký ăn sáng tại xí nghiệp, công trường thì khi làm ca sáng mỗi người được cấp thêm 0,100kg lương thực để tổ chức ăn tại nơi làm việc.
c) Đối với anh chị em ăn tập thể thì nhà ăn trích tiêu chuẩn ăn sáng 2,500kg đã cấp của mỗi người, cộng với phần lương thực được cấp thêm để tổ chức cho công nhân ăn sáng tại nơi làm việc; đối với anh chị em ăn với gia đình thì công đoàn vận động công nhân góp tiêu chuẩn ăn sáng đã được cấp trước để xí nghiệp, công trường tổ chức ăn no, đảm bảo sức khỏe, nâng cao năng suất lao động.
Công nhân viên chức do yêu cầu công tác phải làm việc vào khoảng từ 22 giờ đến 6 giờ sáng, hoặc phải làm việc vào thời gian ca đêm trên 50% được cung cấp lương thực ăn để bồi dưỡng ca đêm.
Tiêu chuẩn lương thực một bữa ăn bồi dưỡng ca đêm vẫn giữ mức 0,150kg, nhưng được cấp bằng gạo, hoặc một phần mì sợi (nói rõ như vậy để tránh việc cấp phát tùy tiện, cấp tiêu chuẩn bồi dưỡng ca đêm cả bằng ngô hạt, bột mì kém phẩm chất như một số nơi đã làm).
Các xí nghiệp, công trường có tổ chức làm việc ca hai (từ 14 giờ đến 22 giờ) được cấp bình quân 1 người (10ca) 1 kilôgam lương thực (công văn số 2090-LTTP cung cấp ngày 26-12-1972 của Bộ lương thực và thực phẩm hướng dẫn).
6. Tiêu chuẩn ăn bồi dưỡng khi làm thêm giờ.
Các xí nghiệp quan trọng, công trình trọng điểm yêu cầu cấp bách cần động viên công nhân, viên chức phải làm thêm ngoài giờ (ngoài giờ tiêu chuẩn) từ 4 giờ trở lên, khi có kế hoạch đã được Bộ, Tổng cục quản lý hoặc Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố duyệt đến đăng ký với cơ quan thương nghiệp, lương thực địa phương nơi xí nghiệp, công trường hoạt động thì được cung cấp bình quân mỗi người trong một ngày làm thêm 0,300 kg lương thực, và thực phẩm như tiêu chuẩn ca đêm. Tiêu chuẩn lương thực, thực phẩm này chỉ cấp cho xí nghiệp, công trường tổ chức cho công nhân ăn thêm, không cấo cho cá nhân.
Đối với công nhân bốc xếp ở cảng Hải phòng đang được bồi dưỡng theo công văn số 947-ND ngày 14-8-1968 của Thủ tướng Chính phủ và số cán bộ, công nhân ngành khai thác mỏ đang được bồi dưỡng theo nghị quyết số 05-CP ngày 9-1-1969 của Hội đồng Chính phủ không áp dụng quy định trong thông tư này.
Đề nghị vơi Bộ Nội thương, Bộ Lương thực và thực phẩm hướng dẫn cụ thể về thể thức cấp phát, thanh toán lương thực, thực phẩm, chất đốt và việc phân công phạm vi phục vụ giữa ngành thương nghiệp và nhà ăn tập thể các xí nghiệp, công trường.
Đề nghị tổng công đoàn Việt nam hướng dẫn công đoàn các cấp tích cực tham gia vào việc tổ chức ăn bồi dưỡng thiết thực cho công nhân, viên chức, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức ăn uống, phục vụ công nhân và giáo dục công nhân viên chức tích cực góp phần mình vào cải thiện đời sống.
Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn sau chiến tranh, việc Chính phủ dành thêm một phần lương thực để tổ chức ăn sáng tại nơi làm việc đối với những người làm công việc nặng nhọc biểu hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đến đời sống công nhân,viên chức. Đề nghị các ngành, các cấp phổ biến kịp thời cho cơ sở, giáo dục cho toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức nhận thức đầy đủ tình hình sản xuất, đời sống của ta hiện nay mà tích cực góp phần mình vào việc thực hiện tốt chủ trương này, kịp thời bồi dưỡng sức lao động để đẩy mạnh sản xuất tăng năng suất lao động.
Trong quá trình thi hành thông tư này, còn gặp khó khăn mắc mứu gì, đề nghị các ngành, các địa phương phản ảnh kịp thời cho Bộ Lao động biết để nghiên cứu giải quyết.
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |
NHỮNG NGHỀ THUỘC DIỆN LAO ĐỘNG NẶNG NHỌC ĐƯỢC CẤP THÊM 2 KG LƯƠNG THỰC/THÁNG ĂN TẠI NƠI LÀM VIỆC
- Làm đất đấu.
- Đào hào, đào giếng, vét bùn ao, sông ngòi
- Đào đắp đất ở các công trình thủy nông
- Khai thác đất sét; đất làm gạch chịu lửa
- Đào đất, nhào nhuyễn đất, đóng gạch ngói, thủ công
- Đào đắp nền đường giao thông
- Mở đường núi xuyên núi rừng
- San lấp mặt bằng, bến bãi, hố bom v.v…
- Đào xúc đất, bê vào đất, vận chuyển đất
- Xúc đất đổ lên băng chuyền, xúc đất lên xuống các phương tiện vận tải, đổ vào máy nghiền, máy nhào luyện
- Cào xúc cát sỏi dưới nước lên thuyền, xá lan
- Khai thác cát sỏi ở bãi sông, trên cạn
- Sàng, cân, đong cát sỏi
- Đục choòng, móc lỗ mìn, khoan bắn mìn
- Khoan đá, cậy gỡ trên núi, trên tầng
- Cuốc đá, phá đá mở đường, phá đá ở thác ghềnh, đập đá hộc, đá ba lát, đập và vận chuyển đá dăm
- Bê vào, chất xếp đá
- Bốc đá và vận chuyển đá bằng các loại xe cải tiến, xe goòng, bốc đá lên xuống các phương tiện vận tải, bốc đá, vận chuyển đá, phục vụ máy nhai, máy nghiền v.v…
- Đục đẽo đá
- Cưa xẻ đá bằng cưa 2 người kéo
- Ra vào lò vôi thủ công và liên hoàn
- Bốc chuyển vôi
- Đập vôi cục
- Đóng gạch thủ công, ép ngói thủ công
- Cắt, bắt gạch ga lét, vận chuyển gạch, ngói, phơi gạch ngói, chất xếp gạch ngói
- Vào lò, ra lò gạch ngói, sành sứ
- Đóng ghép khuôn bê tông, cốt pha
- Thợ sắt ở công trường (uốn chặt sắt, làm cốt sắt bê tông)
- Sắp đặt các cấu kiện bê tông
- Thợ nề, phụ nề
- Đào móng, đóng cọc
- Thợ kích kéo
- Thợ sắt, thợ nguội, thợ mộc làm việc ở các công trường xây dựng, cầu phà, thùng bệ ô tô, toa lầu
- Điều khiển các loại máy thi công trên công trường
- Đào, lắp, đặt, các loại đường ống, cống ngầm
- Lắp đặt ống hơi, ống nước
- Thợ nhà làm việc bảo ôn, chống thấm
- Làm nhà gỗ, tre, ở các công trường, lâm trường…
- Lắp đặt các thiết bị máy móc, kết cấu công trình, các cột cao
- Lao động thủ công nặng nhọc khác trên các công trường xây dựng cơ bản, các mỏ đào, xúc, cào, quê, bệ, đội, đẩy xe goòng…
- Điều khiển khoan tay, khoan máy, đào hào, giếng thăm dò
- Lái các loại xe đào, san, gạt, ủi, ngoạm, xúc, đầm và các loại xe máy kéo, bán xích khác
- Lái các loại xe vận tải có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên hoạt động trên các công trường xây dựng cơ bản, các nơi khai thác mỏ, chuyển gỗ và các nguyên vật liệu, thiết bị ở các lâm trường, các đoàn địa chất, lái các đầu máy ta-rơ-ra trong nông nghiệp vận tải
- Đào hố trồng cột, lắp đặt đường dây điện cao thế, hạ thế đường dây cáp ngầm
- Trồng cột sắt, cột bê tông và kéo dây điện thoại đường dài
- Đặt đường sắt, đường tàu điện, đường goòng
- Rải đá, chèn đường sắt, đường tàu điện
- Rải đá, rải nhựa, làm cấp phối mặt đường
- Thợ sắt, thợ mộc, thợ nguội, thợ nề làm cầu cống
- Làm các việc phải thường xuyên leo trèo lên cao như lắp, sữa chữa, sơn các cột cao đài phát thanh Tiếng nói Việt nam, cột điện vượt sông lớn…
- Sử dụng máy khoan hố trồng cây
- Đào hố (thủ công) trồng cây rừng
- Chặt hạ gỗ, tre, nứa, song, mây
- Lao kéo gỗ, mở đường vận xuất vận chuyển gỗ
- Điều khiển trâu, voi kéo gỗ ở rừng núi
- Khai thác phụ liệu và đóng cuốn xuôi bè
- Lắp đặt đường dây cáp và điều khiển việc lao gỗ bằng đường cáp
- Quản tượng, chăn trâu và cắt cỏ cho trâu ở vùng rừng núi (lâm nghiệp)
- Xẻ gỗ bằng cưa 2 người kéo
- Khai thác vật liệu và làm nhà cửa, lán trại ở vùng rừng núi (lâm nghiệp địa chất)
- Khai thác nguyên liệu và đốt than gỗ
- Điều khiển máy cưa tăng hạ gỗ
- Bốc vác, chất xếp gỗ, tre, nứa và các lâm sản khác
- Lặn mò vớt gỗ chìm
- Điều khiển tời tay quay
- Làm các việc ngâm tẩm gỗ
- Khai thác nhựa thông, nhựa trám
- Đào gốc phá hoang
- Thu hoạch cói, mía (thời vụ)
- Trồng cây, thu hoạch lúa và hoa màu (theo thời vụ)
- Các khâu làm đất trong nông nghiệp (theo thời vụ)
- Chăn trâu, bò, ngựa,cừu đàn ở vùng rừng núi
- Hái chè, cà phê, cạo mủ cao su (thời vụ)
- Kéo lưới bắt cá (ở hồ, ao, sông, biển)
- Chuyên quay búa tạ từ 3 kilôgam trở lên (quay búa, rèn, chặt, đốt sắt, tán ri-vê, dũa tôn...)
- Sử dụng các loại búa máy để đập vật rèn; chuyên nung thép để phục vụ rèn
- Đập phối liệu vật đúc, cho phối liệu vào lò nấu và nấu rót gang, thép…; phá khuôn vật đúc
- Chặt ba via
- Làm gạch vật đúc bằng búa hơi
- Gò những vật lớn bằng tôn, sắt dầy trên 3 ly
- Rèn, sữa chữa choòng soong đơ
- Tán ri vê bằng búa máy, sử dụng máy khoan cầm tay
- Thợ nguội, thợ sắt, thợ mộc đóng tàu, thuyền, xà lan…
- Thường xuyên bốc vác, chất xếp các loại nguyên vật liệu, cấu kiện nặng từ 20 kilôgam trở lên ở các bến tầu, bến xe, nhà ga, kho, bốc vác, chuyển tải hàng hóa
- Bốc xếp vận chuyển các loại nguyên vật liệu ở các xí nghiệp, công trường…
- Bốc xếp các loại nguyên liệu, lên xuống các phương tiện vận tải thô sơ cải thiện và trực tiếp kéo dây các loại phương tiện đó
- Chân sào chính của các thuyền vận tải đường sông, đường biển
- Làm các việc trên tàu hút bùn, tàu cuốc
- Hỏa công, lao động u đà
- Cạo, gỉ, sơn, sữa chữa lắp ráp các loại tàu thuyền sà lan
- Tháo rửa, sữa chữa lắp ráp các loại máy móc, thiết bị nặng như: các loại xe, máy kéo bằng bánh xích, máy cày bừa, máy khai hoang, máy khai thác mỏ, các loại xe vận tải lớn
- Trực tiếp làm việc ở máy hỗn hợp luyện cao su
- Lưu hóa lớp ô tô
- Nạo da, dây bàn cán da
- Đốt lò nồi hơi
- Chuyển than, thải xi
- Thổi thủy tinh
- Thu dọn, dồn, đống các loại than, đất, cát…ở các kho, bãi chứa
- Đào hào, đào giếng thăm dò địa chất…
- Đào, cuốc, xúc, chuyển tải đất đá ở các nơi khai thác mỏ
- Đào, cuốc, xúc, vận chuyển than, quặng trên tầng, dưới móng
- Cuốc nhựa hồ, nhào trộn than, đóng bánh than
- Gạt than dưới hầm tàu.
(1) In trong Phụ lục Công báo số 4 tháng 7-1973.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.