BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2013/TT-BKHCN | Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2013 |
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 80/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ,
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định nguyên tắc, hình thức, nội dung của văn bản hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định nguyên tắc, hình thức, nội dung của hợp đồng hợp tác và văn bản thỏa thuận hợp tác (sau đây gọi chung là văn bản hợp tác) với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
3. Các quy định về nguyên tắc, hình thức, nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Văn bản thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là văn bản quy định các điều khoản cam kết chung, cơ chế phối hợp, điều kiện cụ thể ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với các bên liên quan.
Văn bản ghi nhớ là văn bản ghi nhận ý định ban đầu (không ràng buộc về mặt pháp lý) làm cơ sở để các bên triển khai các bước tiếp theo của hoạt động hợp tác khoa học và công nghệ.
Hợp đồng hợp tác khoa học và công nghệ là văn bản thoả thuận quy định quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên hợp tác để hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển công nghệ, cung cấp dịch vụ trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Kế hoạch hợp tác là văn bản xác định mục tiêu, phương thức, kết quả, lộ trình, nguồn lực cần thiết để thực hiện các nội dung thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Chương trình hợp tác là văn bản cam kết hợp tác giữa các bên trong đó đã xác định rõ: mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện, các kết quả hợp tác cần đạt được, nguồn lực được sử dụng, thời hạn và kế hoạch thực hiện, nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên.
Điều 3. Nguyên tắc ký kết văn bản hợp tác
1. Văn bản hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ do các bên thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, phù hợp các quy định pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế, các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế (nếu có).
2. Văn bản hợp tác phải phù hợp với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, các kế hoạch, chương trình và dự án của nhà nước.
Điều 4. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản hợp tác
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản hợp tác là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận. Văn bản hợp tác bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị pháp lý như nhau.
Điều 5. Hình thức của văn bản hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác khoa học và công nghệ;
2. Văn bản ghi nhớ;
3. Văn bản thoả thuận;
4. Kế hoạch hợp tác;
5. Chương trình hợp tác;
6. Các hình thức khác do các bên thỏa thuận.
Điều 6. Nội dung chủ yếu của văn bản hợp tác
1. Đối với hợp đồng hợp tác khoa học và công nghệ:
a) Thông tin của các bên tham gia hợp đồng;
b) Các khái niệm, giải thích thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng;
c) Mục tiêu, nội dung, phạm vi, kết quả cần đạt được,...;
d) Địa điểm, thời hạn, phương thức thực hiện thoả thuận;
đ) Quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng;
e) Quy định về việc sử dụng kết quả và chia sẻ lợi ích khi sử dụng kết quả thực hiện hợp đồng (nếu có);
f) Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện;
g) Quy định về quyền sở hữu trí tuệ (nếu có);
h) Chi phí và nguồn lực để thực hiện hợp đồng và phương thức thanh toán (nếu có);
i) Giải quyết tranh chấp;
k) Luật áp dụng;
l) Tính khả thi và hiệu quả kinh tế - xã hội;
m) Các thỏa thuận khác.
2. Đối với văn bản ghi nhớ:
a) Thông tin của các bên;
b) Căn cứ hợp tác;
c) Nguyên tắc hợp tác;
d) Mục tiêu, nội dung, hình thức họrp tác;
đ) Nguồn lực thực hiện.
3. Đối với văn bản thỏa thuận, kế hoạch hợp tác, chương trình hợp tác:
a) Thông tin của các bên;
b) Mục tiêu, nội dung, hình thức hợp tác và kết quả dự kiến;
c) Nguồn lực thực hiện;
d) Phương thức tổ chức thực hiện;
e) Kế hoạch triển khai thực hiện;
g) Cơ chế phối hợp thực hiện;
h) Tính khả thi và hiệu quả kinh tế - xã hội.
Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, các bên có thể thoả thuận thêm các nội dung khác phù hợp với điều kiện cụ thể của hoạt động hợp tác và các quy định pháp luật hiện hành.
1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày ký văn bản hợp tác, tổ chức, cá nhân Việt Nam thay mặt các bên gửi văn bản thông báo, kèm theo 01 bản sao văn bản hợp tác đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 80/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 nam 2010.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổng hợp tình hình hoạt động hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của năm trước, gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 15 tháng hai hàng năm.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các địa phương và các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.