BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2009/TT-BNN | Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2009 |
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MÔ HÌNH BỐ TRÍ DÂN CƯ CÁC XÃ BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2015
Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 2 tại Quyết định số 49/2008/QĐ-TTg ngày 22/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Phê duyệt Quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Lào vùng Trung du miền núi Bắc bộ đến năm 2015".
Sau khi thống nhất với các Bộ ngành có liên quan. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn nội dung xây dựng và thực hiện mô hình bố trí dân cư các xã biên giới Việt-Lào như sau:
1. Phạm vi áp dụng
Thông tư này áp dụng để xây dựng và thực hiện mô hình thí điểm bố trí dân cư các xã biên giới Việt - Lào theo Quyết định số 49/2008/QĐ-TTg ngày 22/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ tại các tỉnh: Nghệ An. Thanh Hoá, Sơn La và Điện Biên. (Sau đây gọi tắt là mô hình bố trí dân cư các xã biên giới).
2. Đối tượng áp dụng
a) Hộ gia đình tự nguyện di chuyển đến định cư ở các xã biên giới theo quy hoạch, kế hoạch.
b) Hộ gia đình đang sinh sống tại các xã biên giới Việt - Lào nhưng ở vùng đặc biệt khó khăn (thiếu đất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng): vùng nguy cơ cao về thiên tai (lũ quét, lũ ống, sạt lở núi, sạt lở sông): vùng rừng phòng hộ xung yếu, rất xung yếu, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng và hộ di cư tự do cần bố trí, sắp xếp đến định cư ở nơi ở mới trong xã biên giới.
c) Lực lượng vũ trang, công chức, viên chức: trí thức trẻ tình nguyện, thanh niên xung phong, công nhân, viên chức quốc phòng, bản thân lập gia đình hợp pháp hoặc đưa gia đình (cha, mẹ, vợ, hoặc chồng con) chuyển đến và tự nguyện định cư ở các xã biên giới.
d) Hộ gia đình thuộc diện nghèo (theo tiêu trí quy định tại Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ) trong các xã biên giới cần được bố trí ổn định;
3. Mục đích thực hiện mô hình bố trí dân cư các xã biên giới
a) Hình thành các điểm dân cư biên giới mẫu có hệ thống hạ tầng thiết yếu, đáp ứng điều kiện sản xuất, sinh hoạt và đời sống nhân dân: đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
b) Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và rút ra bài học kinh nghiệm bố trí ổn định dân cư các xã biên giới:
c) Đề xuất cơ chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả việc bố trí ổn định dân cư các xã biên giới trên toàn tuyến Việt Nam - Lào.
4. Yêu cầu của mô hình bố trí dân cư các xã biên giới
a) Các hộ gia đình di dân được giao diện tích đất ở, đất sản xuất đạt mức bình quân chung tại địa phương; được hỗ trợ để ổn định đời sống và phát triển sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, thương mại, ngành nghề, dịch vụ, đảm bảo nơi ở mới có điều kiện sống không thấp hơn nơi ở cũ và ổn định lâu dài:
b) Đảm bảo đủ nước sinh hoạt, nước sản xuất cho nhân dân vùng dự án.
c) Điểm dân cư có đủ các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần và tiếp cận các dịch vụ công.
d) Điểm dân cư có môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn hoá, ở nơi an toàn về lũ quét và sạt lở đất.
c) Đảm bảo mối đoàn kết cộng đồng, truyền thống văn hoá dân tộc và ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội:
g) Mô hình phải huy động được nhiều nguồn vốn của các chương trình, dự án hiện có tại địa phương kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, văn hoá xã hội.
1. Xây dựng dự án đầu tư mô hình bố trí dân cư các xã biên giới
a) Yêu cầu chung
- Đánh giá đầy đủ, toàn diện điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và luận chứng các phương án bố trí ổn định dân cư, phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng và hệ thống giải pháp tổ chức thực hiện;
- Qui mô dự án mô hình là 1 xã hoặc một thôn theo điều kiện cụ thể của mỗi vùng.
- Xác định tổng mức đầu tư hợp lý phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn và tổ chức thực hiện;
- Huy động nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển đồng bộ về kinh tế, xã hội vùng dự án.
b) Nội dung chủ yếu của dự án mô hình bố trí dân cư các xã biên giới áp dụng theo điểm b, khoản 1, mục II, Thông tư 21/2007/TT-BNN ngày 27/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm nghặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015".
c) Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư mô hình bố trí dân cư các xã biên giới:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành các cấp chính quyền trong tỉnh lựa chọn điểm xây dựng dự án đầu tư mô hình bố trí dân cư để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lấy ý kiến thống nhất với địa phương về việc xây dựng dự án mô hình:
- Căn cứ ý kiến của các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xây dựng dự án và thẩm định, phê duyệt trên cơ sở có ý kiến thoả thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Hồ sơ của dự án đầu tư mô hình bố trí dân cư các xã biên giới (gồm: báo cáo dự án và quyết định phê duyệt dự án) gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp theo dõi và bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư theo kế hoạch hàng năm.
2. Lập kế hoạch đầu tư mô hình bố trí dân cư các xã biên giới
a) Nội dung đầu tư mô hình bố trí dân cư các xã biên giới
Nội dung đầu tư mô hình bố trí dân cư các xã biên giới thực hiện theo chính sách qui định tại Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ" và một số chính sách hiện hành khác, cụ thể là:
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu vùng bố trí, sắp xếp dân cư tập trung, bao gồm các hạng mục: bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có): san lấp mặt bằng đất ở tại điểm tái định cư; khai hoang đất sản xuất (đối với khai hoang tập trung); đường giao thông (nội vùng dự án và đường nối điểm dân cư mới đến điểm giao thông gần nhất); thuỷ lợi nhỏ: phòng học bậc phổ thông cơ sở, nhà giáo viên, nhà trẻ, trạm y tế; công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và một số công trình thiết yếu khác.
- Hỗ trợ hộ gia đình di dân về di chuyển, nhà ở, khai hoang, công cụ sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi, lương thực, nước sinh hoạt, đào tạo nghệ (trường hợp vùng bố trí dân cư không đảm bảo đất sản xuất để ổn định đời sống).
- Hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất ở vùng bố trí dân cư.
b) Lập kế hoạch đầu tư mô hình bố trí dân cư các xã biên giới
- Lập kế hoạch đầu tư cho cả giai đoạn thực hiện mô hình và theo từng năm với các nội dung đầu tư nêu tại mục a, khoản 2, phần II của Thông tư này:
- Nội dung kế hoạch đầu tư mô hình gồm: Đánh giá kết quả thực hiện, dự kiến kế hoạch năm và các giải pháp để tổ chức thực hiện kế hoạch.
3. Tổng hợp và giao kế hoạch đầu tư mô hình bố trí dân cư các xã biên giới.
a) Hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với sở Kế hoạch đầu tư, sở Tài chính, lập kế hoạch đầu tư dự án mô hình bố trí dân cư trong kế hoạch chung về bố trí ổn định dân cư các xã biên giới trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính thực hiện lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương với nguồn vốn của các chương trình dự án hiện có trên địa bàn để phân bổ chi tiết các nội dung đầu tư mô hình bố trí dân cư trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao cho chủ đầu tư thực hiện.
4. Nguồn vốn thực hiện mô hình bố trí dân cư các xã biên giới
Dự án mô hình bố trí dân cư các xã biên giới được thực hiện bằng nhiều nguồn vốn quy định tại mục e, khoản 4, điều 1 của Quyết định số 49/2008/QĐ-TTg ngày 22/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là:
- Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách Trung ương:
- Vốn lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án hiện có trên địa bàn.
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
a) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt - Lào vùng Trung du miền núi Bắc bộ:
- Lập dự án mô hình bố trí dân cư xã biên giới Việt - Lào trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Nghiên cứu cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình bố trí dân cư các xã biên giới Việt - Lào.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về bố trí dân cư xã biên giới để nhân ra thực hiện trên diện rộng.
2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện theo nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ phân công tại các khoản 1, 2, 3, điều 2 Quyết định số 49/2008/QĐ-TTg ngày 22/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra giám sát và tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai trên địa bàn các xã biên giới.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh
a) Chỉ đạo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành các cấp và chính quyền cơ sở thực hiện:
- Lựa chọn, xây dựng, lập, thẩm định, phê duyệt dự án mô hình bố trí dân cư các xã biên giới theo nội dung hướng dẫn của Thông tư này và các qui định hiện hành khách
- Lập dự toán kinh phí đầu tư mô hình hàng năm và 5 năm gửi các Bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án hiện có với nguồn bổ sung có mục tiêu từ Ngân sách Trung ương để đầu tư thực hiện dự án mô hình đảm bảo mục tiêu và tiến độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách thực hiện bố trí, ổn định dân cư các xã biên giới.
- Tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa 2 nước.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư thực hiện dự án mô hình.
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai bố trí dân cư xã biên giới trên diện rộng.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các địa phương kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung chỉnh sửa./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.