BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05NN/ĐCĐC-KTM | Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 1996 |
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 05 NN/ĐCĐC-KTM NGÀY 26 THÁNG 03 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHỈ THỊ SỐ 660/TTG NGÀY 17-10-1995 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG DI CƯ TỰ DO ĐẾN TÂY NGUYÊN VÀ MỘT SỐ TỈNH KHÁC
Ngày 17-10-1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 660/TTg về việc giải quyết tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác. Sau khi trao đổi thống nhất với Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điểm như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU ỔN ĐỊNH DÂN DI CƯ TỰ DO:
1. Đối tượng:
- Di cư tự do là đồng bào chuyển cư ngoài kế hoạch di dân hàng năm của Nhà nước.
- Phạm vi của Thông tư này chỉ áp dụng đối với những hộ di cư tự do đi ngoài tỉnh đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác từ 1995 trở về trước mà sinh sống bằng các nghề nông, lâm nghiệp, chưa được đăng ký hộ khẩu, cấp đất sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn.
2. Mục tiêu:
Phấn đấu đến cuối năm 1998, giải quyết được tình trạng di cư tự do, cụ thể là:
2.1. ổn định đời sống những hộ đã di cư tự do; Từng bước khắc phục những khó khăn, tồn tại do tình trạng di cư tự do gây ra như: thiếu đói, bệnh tật, thất học, tranh chấp đất đai phá rừng... và các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút; để tạo điều kiện cho đồng bào sớm hoà nhập cộng đồng, đảm bảo chính sách đoàn kết các dân tộc.
2.2. Hạn chế luồng di cư tự do từ những địa bàn thường xảy ra tình trạng này, tiến tới kiểm soát và điều chỉnh được hoạt động di dân phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từng vùng lãnh thổ, từng địa phương.
2.3. Năm 1996 tập trung giải quyết những điểm có nhiều đồng bào di cư tự do mà đời sống đang còn nhiều khó khăn.
Chỉ thị 660/TTg đã xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các tỉnh có dân đi, các tỉnh có dân đến và các ngành các cấp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thêm một số biện pháp cụ thể sau đây:
1. Đối với các tỉnh có dân đi:
1.1. Tổ chức tuyên truyền vận động sâu rộng để nhân dân hiểu rõ hậu quả của tình trạng di cư tự do.
Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương tổ chức cho nhân dân phát triển sản xuất nông, lâm, ngư công nghiệp và các ngành nghề, dịch vụ. ở những nơi cần thiết có điều kiện thì thực hiện các dự án hoặc cho vay vốn đến hộ để phát triển kinh tế gia đình, tạo ra nhiều việc làm trong tỉnh. Đây là biện pháp cơ bản để giải quyết tình trạng di cư tự do.
1.2. Chỉ đạo các huyện, xã tổ chức điều tra các hộ đã di cư tự do, chủ động phối hợp với địa phương nơi dân đến giải quyết kịp thời các tồn tại gồm:
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan để địa phương có dân đến làm các thủ tục về nhập hộ khẩu, giao đất, giao rừng và các quyền lợi khác cho các hộ sớm ổn định đời sống, phát triển sản xuất tại địa phương.
- Địa phương hỗ trợ trực tiếp cho các hộ đang có nhiều khó khăn bằng tiền hoặc hiện vật.
1.3. Tập hợp, phân loại nhu cầu các hộ có nguyện vọng di cư đến các vùng đất mới để hướng dẫn sắp xếp, bố trí theo hướng:
- Di dân vào các dự án định canh định cư, dự án 327, 773 và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác của địa phương và của các ngành Trung ương trên địa bàn tỉnh, huyện.
Sau khi tự cân đối sắp xếp di dân nội tỉnh mà dân vẫn có nhu cầu đi ngoài tỉnh thì các tỉnh tập hợp, báo cáo Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đưa vào kế hoạch di dân hàng năm.
1.4. Từ nay trở đi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần tăng cường công tác quản lý dân cư trên địa bàn và chịu trách nhiệm về việc dân của tỉnh mình di cư tự do đến tỉnh khác như quy định của Chỉ thị 660/TTg.
2. Đối với các tỉnh có dân đến:
2.1. Tạo điều kiện làm ăn sinh sống cho đồng bào di cư tự do đã đến có nguyện vọng lập nghiệp lâu dài, không phân biệt đối xử, không bắt buộc đồng bào trở về quê cũ và coi đây là một nguồn lực quan trọng của địa phương mình.
2.2. Đến hết năm 1996 các tỉnh phải chỉ đạo các ngành soát xét lại quỹ đất trong các doanh nghiệp nhất là nông, lâm trường tỉnh đang quản lý. Phần đất nào hiện nay chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả thì giao cho chính quyền địa phương quản lý để thực hiện giao đất cho hộ gia đình, trong đó có ưu tiên giao cho các hộ di cư tự do thuộc diện phải giải quyết trong Chỉ thị này.
2.3. Chỉ đạo các ngành liên quan, các huyện, xã tổ chức điều tra, phân loại số dân di cư tự do đã đến địa phương, giải quyết theo hướng:
- Nhập hộ khẩu cho các hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
- Giao đất thổ cư và đất sản xuất cho các hộ theo khả năng quỹ đất của địa phương và chính sách của Nhà nước để xem ghép các hộ di cư tự do vào các bản, làng, thôn, xã. Những nơi không còn đất thì bố trí, sắp xếp các hộ này vào các dự án thuộc chương trình 327, 773, định canh định cư, các nông, lâm trường và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn.
- Đối với những điểm có đồng bào di cư tự do sinh sống tập trung khoảng 100 hộ còn nhiều khó khăn, mà không bố trí sắp xếp được theo các hướng trên thì UBND tỉnh chỉ đạo các ngành của tỉnh xây dựng dự án mới để sớm ổn định đời sống cho đồng bào và gửi dự án về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới) thẩm định, đưa vào cân đối trong kế hoạch, ngân sách hàng năm của tỉnh.
2.4. Chính quyền các cấp trong tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan giải quyết cho các hộ di cư tự do được vay vốn phát triển sản xuất.
2.5. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về việc giải quyết, ổn định đời sống của đồng bào di cư tự do đã đến tỉnh mình như quy định của Chỉ thị 660/TTg.
3. Về chính sách:
Việc sắp xếp ổn định dân di cư tự do phải nghiêm túc thực hiện những chính sách đã nêu trong Chỉ thị 660/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cụ thể hoá một số điểm sau:
3.1. Đối với các hộ di cư tự do nếu được bố trí sắp xếp vào các vùng dự án đã có của địa phương thì được hưởng chế độ trợ cấp 800.000 đ/hộ theo Thông tư 15/LĐ-TBXH ngày 1-7-1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc bố trí sắp xếp các hộ di cư tự do cần xét đến nguyện vọng của bà con và phù hợp với quy hoạch của địa phương.
3.2. Đối với các hộ di cư tự do được bố trí xen ghép vào các làng, bản, thôn, xã mà ở nơi đó còn nhiều khó khăn thì có thể được Nhà nước xét hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, phúc lợi như: lớp học, trạm xá, nước sinh hoạt, đường giao thông nội vùng, nước sản xuất theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các hộ này không được hưởng chế độ trợ cấp di dân đi xây dựng kinh tế mới, nhưng được hưởng các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước như người dân ở địa phương.
3.3. Đối với những nơi có dự án mới để ổn định đồng bào di cư tự do đã được phê duyệt thì Nhà nước đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội theo các hạng mục công trình đã được nêu trong dự án. Các hộ này không được hưởng chế độ trợ cấp di dân; nhưng được hưởng các chính sách khác về kinh tế mới.
3.4. Từ năm 1996 trở đi, những hộ gia đình có nhu cầu chuyển cư đến các vùng trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh theo hình thức từ nông thôn đến nông thôn phải đăng ký trước và được chính quyền cấp huyện nơi đi và nơi đến đồng ý, được cơ quan quản lý di dân bố trí, nhất là các hộ thuộc diện chính sách xã hội, các hộ nghèo thì được xét hỗ trợ theo chế độ trợ cấp di dân đi xây dựng kinh tế mới hiện hành của Nhà nước. Nếu di cư tự do sẽ bị xử lý theo quy định quản lý của Nhà nước.
- Những kẻ lừa đảo, dụ dỗ động bào rời bỏ quê hương để trục lợi, lợi dụng di cư để hoạt động phi pháp phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
1. Ở Trung ương:
1.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra các địa phương có nhiều đồng bào di cư tự do đi và đến, thực hiện Chỉ thị 660/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
1.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới giúp Bộ chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện, thẩm định các dự án đầu tư ổn định dân di cư tự do và tổng hợp kế hoạch hàng năm của các tỉnh để trình Bộ.
2. Ở địa phương:
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ngành liên quan trong tỉnh để phối hợp giải quyết tình trạng di cư tự do, sắp xếp ổn định số dân di cư tự do đã đến địa phương báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trước mắt các tỉnh cần lập các dự án sắp xếp ổn định dân tự do gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét khả năng xin bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch năm 1996.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Chi cục (hoặc Ban) Định canh định cư và kinh tế mới làm cơ quan thường trực giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này ở địa phương.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, giải quyết.
| Nguyễn Văn Đẳng (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.