TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05-TT-TLĐ | Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 1991 |
CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SỐ 05-TT/LLĐ NGÀY 9 THÁNG 9 NĂM 1991 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM VỀ TRỢ CẤP BỒI DƯỠNG THAI SẢN VÀ TRỢ CẤP BẢO HIỂM TRONG THỜI GIAN CNVC TẠM THỜI NGHỈ VIỆC.
Để bảo đảm tính xã hội của chính sách bảo hiểm xã hội và giá trị thực tế của trợ cấp BHXH đối với CNVC trong điều kiện sản xuất khó khăn và tình hình giá cả hiện nay; sau khi thống nhất ý kiến với các ngành liên quan, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điểm về trợ cấp bồi dưỡng thai sản và trợ cấp BHXH đối với CNVC bị ốm đau, thai sản, tai nạn trong thời gian tạm nghỉ việc do thiếu việc làm, như sau:
1- Trợ cấp bồi dưỡng sinh con và mua vật dụng cho con:
- Nữ CNVC sinh con thứ nhất, thứ hai được trợ cấp 20.000 đồng bồi dưỡng và 10.000 đồng mua vật dụng cho con nhỏ. Tổng cộng là 30.000 đồng.
- Nữ CNVC chưa có con, sinh lần thứ nhất sinh đôi, sinh ba, hoặc đã có 1 con, sinh lần thứ hai sinh đôi sinh ba được trợ cấp tiền bồi dưỡng và mua vật dụng cho con gấp đôi, gấp ba mức quy định trên.
- Nữ CNVC chưa có con, nhận 1 trẻ sơ sinh dưới 10 tháng tuổi làm con nuôi hợp pháp, được trợ cấp tiền mua vật dụng cho con là 10.000đồng.
2- Trợ cấp nuôi con nhỏ (trợ cấp mất sữa).
Nữ CNVC thuộc các đối tượng trợ cấp nuôi con nhỏ quy định tại Thông tư số 01-TLĐ ngày 01-01-1989 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, được trợ cấp nuôi con nhỏ là 20.000đ/tháng cho đến khi con nhỏ đủ 10 tháng tuổi.
3- Trợ cấp bồi dưỡng sẩy thai, nạo thai và thực hiện một số biện pháp y học để kế hoạch hoá gia đình:
Nữ CNVC bị sẩy thai, nạo thai hoặc thực hiện một số biện pháp y học để KHHGĐ (thuộc đối tượng được trợ cấp bồi dưỡng quy định tại Thông tư số 01-TLĐ ngày 01-01-1989 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) được trợ cấp bồi dưỡng như sau:
- Bồi dưỡng sẩy thai, nạo thai là 10.000 đồng.
- Bồi dưỡng hút điều hoà kinh nguyệt là 5.000 đồng.
- Bồi dưỡng thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng là 50.000 đồng.
1- Trợ cấp ốm đau:
a) CNVC tạm thời nghỉ việc dưới các hình thức nghỉ ngắn hạn hoặc nghỉ dài hạn, nếu trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày tạm thời nghỉ việc mà bị ốm đau (kể cả bị tai nạn rủi ro) phải điều trị tại bệnh viện hoặc điều trị tại một cơ sở y tế nhà nước, thì được trợ cấp ốm đau ấn định là 35.000 đ/tháng.
b) CNVC tạm thời nghỉ việc dưới hình thức nghỉ luân phiên (không trọn tháng, trọn tuần) nếu trong những ngày tạm nghỉ việc mà bị ốm đau phải điều trị tại bệnh viện hoặc điều trị tại một cơ sở y tế Nhà nước, thì được trợ cấp ốm đau theo phần trăm tiền lương và phụ cấp lương đang hưởng trước khi nghỉ việc luân phiên.
c) CNVC bị ốm đau vặt, điều trị tại nhà trong thời gian tạm thời nghỉ việc (kể cả nghỉ việc luân phiên) thì không thuộc đôí tượng được giải quyết trợ cấp ốm đau theo các quy định trên.
2- Trợ cấp thai sản:
a) Trợ cấp sinh đẻ:
- Nữ CNVC thuộc diện sinh con thứ nhất, thứ hai hoặc được sinh con thứ ba quy định tại Thông tư số 01-TLĐ ngày 01-01-1989 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, nếu trước khi tạm nghỉ việc mà đã có thai, sau đó sinh con trong thời gian tạm nghỉ việc thì được hưởng toàn bộ các trợ cấp sinh đẻ (bao gồm trợ cấp ngày nghỉ, trợ cấp bồi dưỡng và mua vật dụng cho con nhỏ...) theo mức quy định chung.
Trường hợp sau khi tạm nghỉ việc mới có thai và nghỉ liên tục đến ngày sinh con thì khi sinh con trong thời hạn 1 năm tính từ ngày tạm nghỉ việc, được trợ cấp bồi dưỡng và mua vật dụng cho con theo mức quy định chung (không được trợ cấp ngày nghỉ).
- Nữ CNVC trong thời gian nghỉ sinh con đang hưởng trợ cấp BHXH theo chế độ mà xí nghiệp không có việc làm (ngừng sản xuất) hoặc giải thể, thì được giải quyết hưởng trợ cấp BHXH trong thời gian nghỉ còn lại theo chế độ.
b) Trợ cấp sẩy thai, nạo thai, hút điều hoà kinh nguyệt:
Nữ CNVC trước khi tạm nghỉ việc đã có thai con thứ nhất, con thứ hai, hoặc con thứ ba (nếu thuộc diện được sinh con thứ 3) sau đó bị sẩy thai, hoặc nạo thai, hút ĐHKN trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày tạm nghỉ việc thì được hưởng chế độ trợ cấp bồi dưỡng theo mức quy định chung.
3- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
a) CNVC trước khi tạm nghỉ việc đã làm việc ở các môi trường độc hại, nếu trong thời gian tạm nghỉ việc mà phát sinh bệnh nghề nghiệp (trong thời gian bảo đảm quy định tại Thông tư 08-LB ngày 19-5-1976 của Bộ Y tế - Thương binh xã hội - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) thì được trợ cấp ốm đau trong những ngày điều trị bệnh, được giám định sức khoẻ xác định tỉ lệ mất sức lao động và bệnh nghề nghiệp để hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định chung.
b) CNVC trước khi tạm nghỉ việc đã được cấp giấy chứng nhận thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được bảo đảm hưởng trợ cấp thương tật hằng tháng (như khi về gia đình) trong suốt thời gian tạm nghỉ việc cho đến khi trở lại sản xuất hoặc chuyển sang chế độ trợ cấp thôi việc, mất sức lao động, hưu trí theo quy định chung.
(Trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thôi việc theo quy định tại Quyết định số 176-HĐBT, thì hồ sơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chuyển sang ngành lao động thương binh xã hội giải quyết chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Thông tư Liên bộ số 31-TTLB ngày 10-2-1987 của Bộ Lao động thương binh xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam).
Trong quá trình tổ chức thực hiện Thông tư này, các liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, các công đoàn ngành trung ương cần chú ý một số điểm sau:
1- Cần quy định cụ thể đối với các đơn vị cơ sở trong việc giám sát, theo dõi, xác định từng trường hợp phát sinh thai sản trước khi nữ CNVC tạm thời nghỉ việc như các trường hợp ốm đau thực sự trong thời gian tạm nghỉ việc để bảo đảm chính xác, đúng đối tượng hưởng BHXH theo quy định.
2- Tất cả những trường hợp đã được hưởng lương ngừng việc hoặc trợ cấp thất nghiệp trong thời gian tạm nghỉ việc, hoặc xí nghiệp yêu cầu trở lại làm việc nhưng không đi làm, xin nghỉ tự túc không hưởng lương thì không giải quyết trợ cấp BHXH.
3- Về nguồn kinh phí BHXH: trong phạm vi được duyệt theo chế độ phân cấp quản lý, các địa phương, cơ sở có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của Thông tư này. Trường hợp đặc biệt phải báo cáo cụ thể về công đoàn cấp trên để xem xét, điều chỉnh kinh phí.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-9-1991.
Các quy định trước đây về trợ cấp bồi dưỡng thai sản trái với Thông tư này đều
| Vũ Kim Quỳnh (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.