BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/GD-ĐT | Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 1996 |
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 05/GD-ĐT NGÀY 23 THÁNG 03 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN VIỆC XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN VÀ NHÀ GIÁO ƯU TÚ LẦN THỨ NĂM
Thi hành Pháp lệnh ngày 30-5-1985 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 52/HĐBT ngày 26 tháng 4 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân Nhà giáo giáo ưu tú, trên cơ sở đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm của 4 đợt phong tặng danh hiệu Nhà giáo từ 1988 đến 1994, nay Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thay mặt Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo Trung ương hướng dẫn việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ năm như sau:
- Cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, phổ thông, bổ túc.
- Giáo viên các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp; cán bộ giảng dạy các trường cao đẳng, đại học, các trường Đảng, đoàn thể và các trường, học viện khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Cán bộ quản lý trường học, cán bộ chỉ đạo, nghiên cứu tại các cơ quan quản lý, nghiên cứu giáo dục.
A. TIÊU CHUẨN NHÀ GIÁO NHÂN DÂN.
1. Đạo đức: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tha thiết yêu nghề, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, đào tạo, thương yêu chăm sóc, giáo dục học sinh: gương mẫu, mô phạm thực sự là tấm gương sáng.
2. Có tài năng sư phạm xuất sắc, có nhiều công lao lớn đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của dân tộc, cụ thể là:
- Trong công tác giảng dạy đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao: có nhiều học sinh giỏi, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước.
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; có nhiều công lao xây dựng đơn vị trở thành trường học tiên tiến xuất sắc hoặc mô hình phát triển giáo dục.
- Có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm hoặc công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, giáo dục (hoặc quản lý giáo dục) được Hội đồng Khoa học cấp Bộ xếp hạng cao.
3. Ảnh hưởng của Nhà giáo:
- Có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học; có năng lực và thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra chuyên môn và đạt kết quả cao.
- Có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành, được đồng nghiệp thừa nhận là nhà giáo tiêu biểu; có tài năng sư phạm xuất sắc, được học sinh kính trọng và nhân dân tín nhiệm.
4. Đã trực tiếp giảng dạy ít nhất 15 năm.
- Những người có thời gian công tác từ 10 năm trở lên ở vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh; cán bộ, giáo viên được điều động đi công tác B, C trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những người giảng dạy các nghề nặng nhọc, độc hại, ngoài trời thì được giảm 3 năm.
- Cán bộ đang công tác ở các cơ quan quản lý, nghiên cứu giáo dục phải có ít nhất 10 năm trực tiếp giảng dạy trong số 15 năm công tác.
B. TIÊU CHUẨN NHÀ GIÁO ƯU TÚ.
1. Đạo đức: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tha thiết yêu nghề, hết lòng thương yêu chăm sóc giáo dục học sinh: đạo đức, gương mẫu.
2. Có tài năng sư phạm, có nhiều công lao trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo cụ thể là:
- Trong công tác giảng dạy có chất lượng tốt, đạt hiệu quả rõ rệt; có nhiều học sinh giỏi.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều công lao xây dựng đơn vị, trường học trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc.
- Có cải tiến hoặc sáng kiến, kinh nghiệm hoặc công trình nghiên cứu khoa học được áp dụng đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy, giáo dục (hoặc quản lý giáo dục); được Hội đồng khoa học các cấp đánh giá, xếp hạng.
3. Ảnh hưởng của nhà giáo.
- Có nhiều thành tích bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ nghiệp vụ, có năng lực và thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng, kiểm tra và thanh tra chuyên môn.
- Có ảnh hưởng rộng rãi ở địa phương, được đồng nghiệp tín nhiệm, học sinh và nhân dân kính trọng.
4. Đã trực tiếp giảng dạy ít nhất 10 năm:
- Những người có thời gian công tác từ 7 năm trở lên ở vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh; cán bộ, giáo viên được điều động đi công tác B, C trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những người giảng dạy các nghề nặng nhọc, độc hại, ngoài trời được giảm 3 năm.
- Cán bộ đang công tác ở các cơ quan quản lý, nghiên cứu giáo dục phải có ít nhất 7 năm trực tiếp giảng dạy trong số 10 công tác.
C. VẬN DỤNG TIÊU CHUẨN KHI XÉT CHỌN DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN VÀ NHÀ GIÁO ƯU TÚ.
1. Về danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Những người được xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú phải đạt cả 4 tiêu chuẩn của danh hiệu. Trong đó cần xác định rõ tài năng sư phạm và công lao đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, với từng đối tượng cụ thể là:
1.1. Đối với cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo
* Đánh giá trên cơ sở chất lượng và hiệu quả nuôi dạy các cháu, giữ vững số lượng. Thương yêu, chăm sóc các cháu bằng tình thương của "người mẹ thứ hai". Đảm bảo thực hiện xuất sắc những mục tiêu, yêu cầu của ngành học đề ra, góp phần xây dựng đơn vị trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc của ngành học giáo dục mần non.
* Giúp đỡ và bồi dưỡng được nhiều cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo giỏi. Hướng dẫn và vận động cha mẹ, gia đình các cháu thực hiện nuôi dạy con theo phương pháp mới đạt kết quả rõ rệt và rộng rãi.
* Có cải tiến hoặc giải pháp hữu ích, sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong nuôi dạy các cháu.
* Được đồng nghiệp tín nhiệm và thừa nhận là cô nuôi dạy trẻ giỏi, giáo viên mẫu giáo giỏi, tiêu biểu của địa phương, được cha mẹ các cháu tín nhiệm.
* Có ít nhất 5 năm là cô nuôi dạy trẻ giỏi, giáo viên mẫu giáo giỏi cấp tỉnh hoặc chiến sỹ thi đua các cấp.
1.2. Đối với giáo viên phổ thông: giáo viên tiểu học, giáo viên THCS, giáo viên PTTH.
* Có cải tiến hoặc giải pháp hữu ích, sáng kiến kinh nghiệm áp dụng trong giảng dạy, giáo dục học sinh, phát huy được tính chủ động và trí thông minh của học sinh trong học tập. Có nhiều đóng góp trong công tác bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi của trường, của địa phương.
* Được đồng nghiệp thừa nhận là giáo viên giỏi, tiêu biểu của ngành học, cấp học ở địa phương. Là nhà giáo mẫu mực, tấm gương sáng của ngành giáo dục địa phương. Được học sinh kính trọng, cha mẹ học sinh và nhân dân tín nhiệm.
Có ít nhất 5 năm là giáo viên giỏi cấp tỉnh hoặc chiến sỹ thi đua các cấp.
- Có nhiều đóng góp để xây dựng, củng cố, ổn định và phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
- Đối với giáo viên ở các địa bàn miền núi, vùng sâu... có nhiều khó khăn, giáo viên người dân tộc thiểu số, khi xem xét cần chú ý tinh thần khắc phục khó khăn "bám trường, bám lớp"; hết lòng vì học sinh, có nhiều biện pháp, giải pháp vận động được nhiều học sinh ra lớp, giữ vững sĩ số.
1.3. Đối với giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề:
* Có nhiều giải pháp, sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến, đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo và mục tiêu đào tạo, được đánh giá, xếp hạng và áp dụng mang lại hiệu quả rõ rệt, có nhiều học sinh giỏi cả về lý thuyết kỹ năng và tay nghề. Có nhiều đóng góp để đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho ngành và địa phương.
* Bồi dưỡng được nhiều giáo viên có trình độ nghiệp vụ và tay nghề vững vàng. Có nhiều công lao xây dựng nhà trường trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc trong nhiều năm. Được đồng nghiệp tín nhiệm và thừa nhận là giáo viên tiêu biểu của các trường THCN - dạy nghề ở địa phương và ngành được học sinh kính trọng.
* Có ít nhất 5 năm được công nhận giáo viên giỏi cấp tỉnh (đối với các trường THCN và DN địa phương) hoặc được Bộ chủ quản công nhận là giáo viên giỏi (đối với các trường THCN - DN trực thuộc các Bộ).
1.4. Đối với cán bộ giảng dạy, giáo sư các trường cao đẳng và đại học:
- Hệ thống giải pháp, sáng kiến kinh nghiệm và công trình nghiên cứu khoa học có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo góp phần đổi mới phương pháp, nội dung giảng dạy và mục tiêu đào tạo.
- Có nhiều đóng góp hướng dẫn học sinh, sinh viên có phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao, đào tạo được nhiều học sinh, sinh viên giỏi; có nhiều công lao, đóng góp đào tạo đội ngũ những người giỏi cho đất nước.
- Có bề dày thành tích nghiên cứu khoa học.
- Có nhiều đóng góp, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi của chuyên ngành, khoa hoặc trường.
Có ít nhất 5 năm được công nhận là cán bộ giảng dạy giỏi cấp trường.
2. Về danh hiệu Nhà giáo nhân dân:
* Những người được xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân phải đạt cả 4 tiêu chuẩn của danh hiệu trong đó cần xác định rõ ràng tài năng sư phạm và công lao đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
* Các nhà giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu NGưT đủ 6 năm trở lên sẽ được xem xét để tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Khi xem xét, đánh giá thành tích công lao và tài năng của các nhà giáo nói trên cần tập trung vào thời gian từ sau năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú trở lại đây và đạt những yêu cầu sau:
- Có nhiều thành tích xuất sắc, công lao lớn đóng góp có hiệu quả rõ rệt vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
- Có nhiều giải pháp, SKKN hoặc công trình nghiên cứu khoa học có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo được Hội đồng khoa học Bộ xác nhận giá trị và xếp hạng cao.
- Tiếp tục giữ vững và phát huy tác dụng, là nhà giáo đầu đàn tiêu biểu có uy tín và ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội.
3. Đối với cán bộ, giáo viên đang công tác trong ngành giáo dục và đào tạo được điều động đi công tác B, C trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, thời gian công tác ở chiến trường B, C được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.
4. Đối với cán bộ đang công tác tại các cơ quan quản lý nghiên cứu giáo dục phải đạt các tiêu chuẩn quy định cho mỗi danh hiệu. Thời kỳ trực tiếp giảng dạy phải là giáo viên giỏi, tiêu biểu, thời kỳ đang công tác tại cơ quan quản lý giáo dục có nhiều giải pháp, sáng kiến kinh nghiệm, công trình nghiên cứu khoa học có tác dụng đổi mới công tác quản lý, tham mưu có hiệu quả vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo.
- Khi xem xét cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lý, nghiên cứu giáo dục, các trường cao đẳng và đại học cần gắn tài năng quản lý, thành tích công lao của cá nhân với thành tích chung của đơn vị và đơn vị được đánh giá thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao.
5. Khi xét tặng danh hiệu Nhà giáo, các địa phương, trường học cần quan tâm tới các nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, đặc biệt chú ý xét chọn giáo viên mần non, giáo viên phổ thông, bổ túc, giáo viên đang công tác ở miền núi, hải đảo, vùng sâu và giáo viên người dân tộc ít người.
6. Đối với cán bộ giáo viên đã nghỉ hưu.
- Chỉ xét các nhà giáo đã nghỉ hưu từ trước năm 1988 thực sự có công lao và tiêu biểu.
- Đối với các nhà giáo lão thành, có công lao to lớn, tiêu biểu thì Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú trung ương sẽ tiếp tục xét đặc cách danh hiệu nhà giáo nhân dân.
III. THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, NHÀ GIÁO ƯU TÚ CÁC CẤP.
1. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú cấp cơ sở trường học (gọi tắt là Hội đồng cấp cơ sở - trường học), nay quy định:
- Đối với các trường Mầm non, Phổ thông, Bổ túc, THCN-DN:
Hiệu trưởng làm Chủ tịch, Chủ tịch công đoàn làm Phó Chủ tịch, tổ trưởng chuyên môn, Trưởng bộ môn (hoặc trưởng khối) đại diện giáo viên giỏi: NGND-NGưT (nếu có) làm uỷ viên.
- Đối với các trường Đại học, Cao đẳng:
Hiệu trưởng là Chủ tịch, Chủ tịch công đoàn làm Phó Chủ tịch, Bí thư đoàn TNCSHCM, Chủ nhiệm khoa, phụ trách các phòng, ban chức năng có liên quan, đại diện giáo viên giỏi NGND-NGưT (nếu có) làm uỷ viên.
2. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú cấp huyện, quận, thị xã (riêng đối với các ngành học Mầm non - phổ thông - bổ túc và trung tâm dạy nghề do huyện quản lý) gọi tắt là Hội đồng cấp huyện.
Do Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã) ra quyết định thành lập. - Thành phần: Trưởng phòng giáo dục làm Chủ tịch, Chủ tịch công đoàn làm Phó Chủ tịch, phụ trách các ngành học, tổ chức cán bộ, thanh tra, đại diện giáo viên giỏi hoặc NGND-NGƯT làm uỷ viên.
3. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú cấp tỉnh, thành phố (gọi tắt là Hội đồng cấp tỉnh) do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập.
- Thành phần: Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo làm Chủ tịch, Chủ tịch công đoàn làm Phó Chủ tịch, các Phó giám đốc Sở, trưởng phòng phụ trách các ngành học, Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Tổng hợp, đại diện giáo viên giỏi hoặc NGND-NGƯT làm uỷ viên.
4. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú cấp Bộ, gọi tắt là Hội đồng cấp Bộ, đối với các Bộ, ngành có trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cần thành lập để xét những người làm công tác giáo dục đào tạo thuộc Bộ, ngành đạt tiêu chuẩn đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo.
Thành phần Hội đồng cấp Bộ:
Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng thường trực) làm Chủ tịch, Chủ tịch Công đoàn Ngành hoặc Vụ trưởng Vụ TCCB (ở những ngành không có công đoàn ngành dọc) làm Phó chủ tịch, Thủ trưởng các cơ quan chức năng có liên quan làm uỷ viên trong đó 1/3 là giáo viên giỏi NGND-NGUT.
- Hội đồng cấp Bộ có trách nhiệm xét duyệt danh hiệu nhà giáo cho các trường hợp đề nghị của Hội đồng các trường đại học, cao đẳng, các trưởng THCN - Dạy nghề trực thuộc.
5. Một số quy định chung đối với Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú các cấp.
- Số giáo viên giỏi, NGND - NGUT tham gia Hội đồng các cấp phải bằng 1/3 tổng số thành viên của Hội đòng mỗi cấp.
- Các cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng dự họp thì cuộc họp đó mới hợp lệ.
- Các cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số phiếu tán thành của tổng số thành viên Hội đồng thì mới đề nghị lên Hội đồng cấp trên.
- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo ở mỗi cấp có một tổ thư ký hoặc ban thư ký giúp việc.
IV. QUY TRÌNH XÉT CHỌN DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN - NHÀ GIÁO ƯU TÚ CÁC CẤP.
Quy định như sau:
1. Bước 1: Quần chúng (giáo viên) giới thiệu bỏ phiếu tín nhiệm.
Bước 2: Hội đồng sơ duyệt.
Bước 3: Tổ chức thăm dò dư luận về kết quả sơ duyệt.
Bước 4: Hội đồng xét duyệt và bỏ phiếu tán thành.
Cụ thể là:
1.1. Bước 1: Hội đồng cấp cơ sở trường học: Họp toàn thể cán bộ giáo viên đơn vị nghiên cứu Thông tư hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nhà giáo đợt 5. Trên cơ sở nắm vững đối tượng tiêu chuẩn và quy trình xét chọn, tổ chức cho quần chúng tự giới thiệu và giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn: trao đổi thành tích, công lao của từng người, so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếu tín nhiệm. Kết quả được công bố ngay tại cuộc họp.
Hội đồng chỉ xét những người đạt từ 60% số phiếu tín nhiệm của quần chúng trở lên .
- Đối với các trường cao đẳng, đại học có quy mô lớn thì tổ chức cho quần chúng bỏ phiếu tín nhiệm tại các khoa.
1.2. Bước 2: Hội đồng sơ duyệt, xem xét trao đổi thành tích công lao của từng người xem xét những ý kiến đóng góp, đánh giá của quần chúng ở bước 1, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếu tín nhiệm.
1.3. Bước 3: Công bố kết quả sơ duyệt, tổ chức thăm dò dư luận trong cán bộ cốt cán, ban chấp hành công đoàn, đoàn TNCS Hồ Chí Minh... riêng đối với Hội đồng cấp cơ sở trường học cần tổ chức thăm dò dư luận thêm đối với đại biểu học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh (hoặc hội phụ huynh học sinh).
Đối với các trường cao đẳng, đại học có quy mô lớn, thì tổ chức thăm dò dư luận ở các khoa.
1.4. Bước 4: Trên cơ sở danh sách đã sơ duyệt, kết quả thăm dò dư luận, hội đồng xem xét, cân nhắc và bỏ phiếu tán thành.
Kết quả được công bố trong toàn đơn vị (đối với Hội đồng cấp cơ sở trường học), Hội đồng cấp dưới (đối với Hội đồng cấp huyện, tỉnh).
Hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị lên Hội đồng cấp trên.
Riêng hồ sơ của Hội đồng cấp cơ sở, trường học gửi lên Hội đồng cấp trên được quy định như sau:
- Các trường Mẫu giáo, Phổ thông, Bổ túc và Trung tâm dạy nghề cấp huyện, hồ sơ gửi lên Hội đồng cấp huyện.
- Các trường Cao đẳng THCN - Dạy nghề hồ sơ gửi lên Hội đồng cấp tỉnh.
- Các trường Đại học cao đẳng, THCN - Dạy nghề trực thuộc Bộ, hồ sơ gửi lên Hội đồng Bộ chủ quản (kèm theo ý kiến của UBND tỉnh, thành phố nơi trường đóng).
V. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN - NHÀ GIÁO ƯU TÚ.
1. Hồ sơ cá nhân:
- 1 bản thành tích (theo mẫu quy định)
- Về sáng kiến kinh nghiệm, công trình khoa học được công nhận và xếp hạng:
Đối với hồ sơ Nhà giáo nhân dân: 1 bản tóm tắt nội dung giải pháp hữu ích, sáng kiến kinh nghiệm hoặc công trình khoa học tiêu biểu từ sau năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú đối với nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (đã được phổ biến áp dụng ở địa phương) (kèm theo ý kiến đánh giá và xác nhận của Hội đồng khoa học Bộ chủ quản).
Đối với hồ sơ Nhà giáo ưu tú: ý kiến xác nhận của Hội đồng khoa học Sở Giáo dục - Đào tạo (hoặc trường trực thuộc Bộ) về các giải pháp hữu ích, cải tiến sáng kiến kinh nghiệm, hoặc công trình khoa học được đánh giá, áp dụng.
2. Hồ sơ của Hội đồng cấp dưới đề nghị lên Hội đồng cấp trên.
Gồm có: - Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo (có ý kiến xác nhận của UBND cùng cấp)
- Báo cáo quá trình tổ chức xét chọn danh hiệu Nhà giáo
- Biên bản thăm dò dư luận
- Biên bản bỏ phiếu của Hội đồng
- Bản danh sách trích ngang xếp theo thứ tự số phiếu đạt được (theo mẫu quy định).
- Quyết định thành lập Hội đồng.
- Hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo.
Để kịp trình Chính phủ và Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu Nhà giáo vào ngày "Nhà giáo Việt Nam" 20-11-1996 việc xét chọn danh hiệu Nhà giáo của các địa phương và Bộ, Ngành phải đảm bảo thời gian theo quy định như sau:
- Ngày 30-5-1996 là hạn cuối cùng của Hội đồng cấp tỉnh đơn vị và trường trực thuộc Bộ nộp hồ sơ lên Hội đồng cấp Bộ.
- Ngày 30-6-1996 là hạn cuối cùng của Hội đồng cấp Bộ nộp hồ sơ lên Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú Trung ương (tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo - 49 Đại Cồ Việt - Hà Nội).
Trên đây là Thông tư hướng dẫn triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú lần thứ năm. Đề nghị các Bộ, Ngành và địa phương cần nắm vững tinh thần hướng dẫn của Thông tư này mà vận dụng cụ thể và có văn bản hướng dẫn riêng phù hợp với ngành và địa phương.
| Trần Hồng Quân (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.