BỘ NỘI THƯƠNG-BỘ Y TẾ | VIỆT |
Số: 03-TT/LB | Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 1961 |
VỀ VIỆC BÀN GIAO TÀI SẢN VÀ VỐN CỦA NGÀNH KINH DOANH DƯỢC PHẨM CẤP II THUỘC BỘ NỘI THƯƠNG SANG BỘ Y TẾ
Căn cứ Quyết định số 2965-NC ngày 14-10-1960 của Thủ tướng Chính phủ và tiếp theo Thông tư Liên bộ Y tế - Nội thương số 759 ngày 17-11-1960 về việc bàn giao hệ thống phân phối dược phẩm của Bộ Nội thương sang Bộ Y tế, thông tư Liên bộ này quyết định về việc bàn giao tài sản và vốn của ngành kinh doanh dược phẩm cấp II sang Bộ Y tế như sau:
1. Bắt đầu từ ngày 01-01-1961 tất cả hệ thống chuyên nghiệp ở tỉnh (trừ Cửa hàng Bách hoá và Hợp tác xã) là những đơn vị đã hạch toán kinh tế hoàn toàn hoặc Cửa hàng phụ thuộc vào Sở và Ty thương nghiệp và lớp học dược tá các tỉnh thuộc Bộ Nội thương đều chuyển tài sản và vốn sang Bộ Y tế quản lý.
2. Trong khi tiến hành ban giao, những đơn vị nói trên vẫn phải đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh và hoạt động bình thường.
3. Về tài sản cố định, những thứ nào còn sử dụng được sẽ bàn giao, những thứ nào không sử dụng được không bàn giao, sẽ báo cáo với Bộ Nội thương để xin thanh toán. Bên giao tài sản và vốn sẽ giảm bên nhận tài sản và vốn sẽ tăng (ghi cả giá nguyên thuỷ và số tiến đã khấu hao).
- Về vốn khấu hao cơ bản năm 1960, nếu chưa nộp vào ngân sách Nhà nước, phải nộp cho hết không bàn giao vì đó là các khoản của Bộ Nội thương nộp.
- Vốn sửa chữa lớn - Phải bàn giao sang Bộ Y tế để tiếp tục sửa chữa.
4. Về hàng hoá – thì bàn giao những hàng hoá còn bán được.
- Hàng hoá tốt bàn giao trị giá 100%.
- Phải kiểm kê thực tế và trị giá tồn kho theo chế độ hiện hành.
- Đối với hàng hoá kém phẩm chất, trên sổ sách vẫn phải ghi trị giá 100% như hàng tốt, nhưng phải thành lập Hội đồng xét định phẩm chất gồm Ty Y tế, Ty Thương nghiệp, Ty Tài chính, Công ty dược phẩm, xét nghiệm phẩm chất còn lại, căn cứ vào phẩm chất này sẽ trị giá mới theo thực trạng báo cáo lên Liên Bộ Nội thương và Y tế xét duyệt. Sau đó mới được hạch toán vào sổ sách. Số thiệt hại tức là chênh lệch giữa giá cũ và giá mới sẽ do Bộ Nội thương chịu trách nhiệm.
- Đối với hàng mất phẩm chất cũng do Hội đồng trên xét định và đề nghị với Liên bộ giải quyết cho huỷ bỏ hoặc chế biến thu hồi nguyên liệu. Trong khi chờ đợi Liên bộ giải quyết sổ sách kết toán vẫn phải ghi theo giá cũ, chừng nào giải quyết xong mới được điều chỉnh sổ sách, số thiệt hại cũng sẽ do Bộ Nội thương chịu trách nhiệm như đối với hàng kém phẩm chất.
5. Về công nợ - Những khoản công nợ có đầy đủ chứng từ và đang trong quá trình thanh toán thì bàn giao, còn những khoản công nợ dây dưa khó đòi hoặc mất chứng từ thì không bàn giao, các đơn vị cũ vẫn phải tiếp tục chịu trách nhiệm thanh toán và báo cáo với Bộ Nội thương.
6. Về quỹ xí nghiệp - Hiện nay còn bao nhiêu và năm 1960 được duyệt bao nhiêu sẽ chuyển hết để các đơn vị mới tiếp tục sử dụng, nếu là đơn vị hạch toán kinh tế. Nếu chưa hạch toán kinh tế thì lấy quỹ chung chia ra bình quân đầu người để giao lại cho đơn vị dược phẩm tách sang Bộ Y tế trên cơ sở số người.
II. BÀN GIAO CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ HẠCH TOÁN KINH TẾ HOÀN TOÀN
Các đơn vị đó là:
1. | Công ty dược phẩm Hà Nội | |
2. | – | Hải Phòng |
3. | – | Hà Đông |
4. | – | |
5. | – | Nghệ An |
6. | – | Thanh Hoá |
7. | – | Hải Dương |
8. | – | Phú Thọ |
8. | – | Thái Bình |
10. | – | Bắc Ninh |
11. | – | Sơn Tây |
12. | – | Vĩnh Phúc |
13. | – | Hưng Yên |
14. | – | Ninh Bình |
15. | – | Hà |
16. | – | Hà Tĩnh |
17. | – | Kiến An |
18. | – | Thái Nguyên |
19. | – | Quảng Bình |
1. Các Công ty Dược phẩm cấp II nói trên là những đơn vị đã hạch toán kinh tế hoàn toàn, được Nhà nước cấp vốn và được Ngân hàng cho vay. Khi giao sang Bộ Y tế, các đơn vị này vẫn còn đầy đủ nhiệm vụ quyền hạn của một đơn vị hạch toán kinh tế vẫn tiếp tục kinh doanh y dược phẩm dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế (Sở, Ty Y tế các tỉnh và Cục phân phối dược phẩm) và vẫn tiếp tục quan hệ với Tài chính và Ngân hàng để đảm bảo vốn kinh doanh.
2. Các Sở, Ty Thương nghiệp địa phương sẽ bàn giao toàn bộ tài sản và toàn bộ vốn tự có, vốn vay Ngân hàng của 19 Công ty dược phẩm nói trên sang các Sở và Ty Y tế theo đúng quyết toán đến cuối 31-12-1960 của các đơn vị nói trên. Các đơn vị này có nhiệm vụ làm quyết toán 1960 cho nhanh chóng, chậm nhất đến ngày 28-2-1961 phải xong. Các Sở và Ty Thương nghiệp thẩm tra báo cáo và gửi về Bộ Nội thương và Bộ Y tế cùng xét duyệt quyết toán và lập biên bản bàn giao chính thức.
3. Mặc dù còn phải chờ đợi quyết toán năm 1960 và lập biên bản bàn giao chính thức kể từ ngày 01-01-1961 trở đi, quyền quản lý vốn và tài sản đối với 19 đơn vị nói trên đều thuộc về Sở, Ty Y tế các tỉnh và Cục phân phối dược phẩm. Các việc điều động tiền nong, hàng hoá, duyệt định mức và chỉ tiêu kế hoạch tài vụ đều do Sở và Ty Y tế địa phương quyết định. Các báo cáo về tài sản và tài vụ của những đơn vị đó đều gửi về Cục phân phối dược phẩm Bộ Y tế. Riêng đối với việc có liên quan đến hoạt động trong năm 1960 như tổng kết quyết toán thanh toán nốt các công nợ dây dưa nộp lợi nhuận khấu hao năm 1960, v.v… thì phải báo cáo về Bộ Nội thương.
Trong khi chưa quyết toán xong hoạt động năm 1960 các đơn vị nói trên vẫn tiếp tục nộp lợi nhuận và khấu hao cơ bản vào ngân sách về phần hoạt động năm 1960, đảm bảo nộp đủ và nộp nhanh theo yêu cầu khẩn trương của ngân sách Nhà nước. Mặt khác, phải đặc biệt chú ý giải quyết các khoản công nợ dây dưa về năm 1960 tạo điều kiện bàn giao tốt về vốn và tài sản giữa hai bên.
4. Để đảm bảo vốn kinh doanh tiếp tục, các đơn vị nói trên sẽ căn cứ vào nhiệm vụ kinh doanh năm 1961 do Bộ Y tế giao mà đặt kế hoạch tài vụ. Các kế hoạch đó, sau khi được Bộ Y tế duyệt, sẽ được Bộ Tài chính và Ngân hàng giải quyết vốn theo chế độ hiện hành.
Ngày 01-01-1961 là ngày chuyển quyền chủ quản vốn và tài sản. Để khỏi trở ngại cho việc vay vốn của Ngân hàng các đơn vị nói trên đến Ngân hàng xin chuyển quyền chủ quản từ Bộ Nội thương sang Bộ Y tế.
5. Kết quả hoạt động kinh doanh từ 31-12-1960 trở về trước do Sở và Ty Thương nghiệp sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp và báo cáo lên Bộ Nội thương.
Sau khi quyết toán và bàn giao, nếu có những khoản nào không bàn giao được, thì mỗi đơn vị phải thành lập một bộ phận thanh toán có trách nhiệm đảm bảo giải quyết nhanh gọn, tốt, những việc còn tồn tại và phải báo cáo kết quả về Bộ Nội thương.
III. ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CHƯA HẠCH TOÁN KINH TẾ HOÀN TOÀN
Các cơ sở đó là:
1. | Cửa hàng dược phẩm Hồng Quảng | ||
2. | – | – | Yên Bái |
3. | – | – | Lào Cai |
4. | – | – | Tuyên Quang |
5. | – | – | Bắc Giang |
6. | – | – | Hà Giang |
7. | – | – | Lạng Sơn |
8. | – | – | Bắc Cạn |
9. | – | – | Cao Bằng |
10. | – | – | Hải Ninh |
11. | – | – | Hoà Bình |
12. | – | – | Vĩnh Linh |
13. | – | – | Khu tự trị Thái Mèo |
1. Các Sở và Ty Thương nghiệp địa phương bàn giao toàn bộ tài sản gồm tài sản lưu động và tài sản cố định sang cho Sở và Ty Y tế của các đơn vị nói trên theo đúng chi tiết trong quyết toán đến 31-12-1960 mà Sở và Ty Thương nghiệp đã lập.
2. Trong khi chờ đợi bàn giao chính thức của hai Bộ kể từ ngày 01-01-1961 trở đi, quyền chủ quản của Sở và Ty Thương nghiệp nói trên sẽ chuyển sang Sở và Ty Y tế. Để đảm bảo hoạt động bình thường, các Sở, Ty Thương nghiệp và Sở và Ty Y tế sẽ tổ chức thành đơn vị hạch toán kinh tế hoàn toàn.
Các việc điều động tiền nong, hàng hoá, duyệt định mức chỉ tiêu kế hoạch tài vụ đều do Cục phân phối dược phẩm quyết định. Các báo cáo về tài sản đều gửi về Cục phân phối dược phẩm (Bộ Y tế).
3. Các đơn vị này chưa phải là đơn vị hạch toán kinh tế hoàn toàn chưa có tư cách pháp nhân, nên chưa có vốn riêng, chưa có quyền vay Ngân hàng, thì ngay từ bây giờ Sở, Ty Thương nghiệp và Sở, Ty Y tế phải chuẩn bị, tạo điều kiện về mọi mặt như các kế hoạch 1961 để chuyển sang Bộ Y tế.
4. Ngày 01-01-1961 là ngày chuyển vốn và tài sản, nên các đơn vị nói trên phải đến Ngân hàng xin mở tài khoản tiền gửi Ngân hàng để hoạt động riêng, không phụ thuộc vào Sở, và Ty Thương nghiệp nữa.
5. Các khoản lãi vay Ngân hàng trong thời gian từ 01-01-1961 đến khi các đơn vị trở thành đơn vị hạch toán kinh tế hoàn toàn, các đơn vị đó sẽ thanh toán với Sở và Ty Thương nghiệp.
6. Quỹ xí nghiệp, tài sản cố định, khấu hao sửa chữa lớn, hàng hoá, công nợ, chế độ nguyên tắc kế toán tài vụ của Bộ Nội thương để triệt để thi hành đúng những điều đã quy định trong thông tư này của các đơn vị đã hạch toán kinh tế hoàn toàn.
7. Khi đã bàn giao xong, những cửa hàng nào chưa đủ khả năng chấp hành chế độ kế toán độc lập, Sở và Ty Thương nghiệp có trách nhiệm giúp đỡ về mặt này và nếu cần có thể cho phép cán bộ phụ trách kế toán của Sở và Ty Thương nghiệp để Sở và Ty Thương nghiệp trực tiếp giúp đỡ như một bộ phận kế toán của dược phẩm làm việc tại Phòng kế toán của Sở và Ty Thương nghiệp để Sở và Ty Thương nghiệp trực tiếp, cho đến khi nào đồng chí phụ trách này tự lập được sẽ rút về Sở và Ty Y tế.
IV. ĐỐI VỚI CÁC LỚP HỌC DƯỢC TÁ CÁC TỈNH NIÊN KHOÁ 1960 – 1961
Các lớp học dược tá năm 1960 gồm có:
1. | Tuyên Quang | 14. | Thái Bình |
2. | Sơn Tây | 15. | Bắc Cạn |
3. | Bắc Giang | 16. | Hưng Yên |
4. | Hà Tĩnh | 17. | Hải Phòng |
5. | Phú Thọ | 18. | Cao Bằng |
6. | Hà Đông | 19. | Ninh Bình |
7. | Thái Nguyên | 20. | Bắc Ninh |
8. | Hà | 21. | Nghệ An |
9. | Thanh Hoá | 22. | Hoà Bình |
10. | Hồng Quảng | 23. | Lạng Sơn |
11. | Vĩnh Phúc | 24 | Yên Bái |
12. | Hải Dương | 25. | Hải Ninh |
13. | Quảng Bình |
|
|
Đối với những lớp học dược tá nói trên là những đơn vị hành chính sự nghiệp đã được Bộ Nội thương cấp kinh phí để hoạt động trong năm 1960 thì phải thanh quyết toán số tiền đã được cấp với Bộ Nội thương.
Về kinh phí1961 sau khi kế hoạch đã được Bộ Tài chính duyệt, Bộ Nội thương sẽ chuyển sang Bộ Y tế cấp phát và Bộ Y tế sẽ trực tiếp thanh và quyết toán với Bộ Tài chính.
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI THƯƠNG | K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.