BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2012/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2012 |
QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG BÁN NGẬP LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN, THỦY LỢI
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các điểm c, d, g, h và i khoản 5 Điều 2 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Thông tư này quy định việc quản lý, sử dụng đất vùng bán ngập lòng hồ thủy điện, thủy lợi (sau đây gọi chung là đất vùng bán ngập).
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng đất vùng bán ngập lòng hồ thủy điện, thủy lợi.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ đập là tổ chức, cá nhân sở hữu đập để khai thác lợi ích của hồ chứa nước hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác hồ chứa nước.
2. Đất vùng bán ngập là phần diện tích đất thuộc vùng lòng hồ thủy điện, thủy lợi nhưng không bị ngập nước thường xuyên, thời gian bị ngập nước trong năm tùy thuộc vào quy trình vận hành của từng hồ nhưng không quá sáu (06) tháng, thời điểm ngập xác định được.
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG BÁN NGẬP
Điều 4. Cắm mốc giới đất vùng bán ngập
Chủ đập có trách nhiệm:
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố (gọi chung là UBND cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) nơi có đất vùng bán ngập xây dựng phương án cắm mốc giới xác định vùng bán ngập trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) xét duyệt.
2. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất vùng bán ngập thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới vùng bán ngập được xét duyệt.
3. Bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đất có vùng bán ngập để quản lý.
4. Hồ sơ mốc giới đất vùng bán ngập lưu tại Sở Tài nguyên và Môi trường (bản gốc) và Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chủ đập (bản sao); trường hợp có bản số thì hồ sơ mốc giới được lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 5. Xây dựng phương án sử dụng đất vùng bán ngập phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp
1. Phương án sử dụng đất vùng bán ngập phải đảm bảo mục đích chính là thủy điện, thủy lợi, kết hợp với mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp được quy định tại Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi, gồm: phát triển rừng, trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản theo mùa vụ.
2. Phương án sử dụng đất vùng bán ngập phải khoanh định được diện tích đất sử dụng vào từng mục đích: phát triển rừng, trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản theo mùa vụ và do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất vùng bán ngập chủ trì, phối hợp với Chủ đập xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt.
3. Dự thảo phương án sử dụng đất vùng bán ngập phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất vùng bán ngập trong thời hạn ba mươi (30) ngày để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt.
4. Phương án sử dụng đất vùng bán ngập sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt phải được công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất vùng bán ngập.
Điều 6. Đối tượng giao, nhận khoán đất vùng bán ngập
1. Việc giao khoán đất vùng bán ngập thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất vùng bán ngập (sau đây gọi là bên giao khoán).
2. Đối tượng nhận khoán đất vùng bán ngập là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (sau đây gọi là bên nhận khoán). Diện tích đất vùng bán ngập được giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp đang cư trú hợp pháp trên địa bàn xã, phường, thị trấn có đất vùng bán ngập, trong đó ưu tiên hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sản xuất nông, lâm nghiệp sử dụng vào mục đích thủy điện, thủy lợi; trường hợp không có hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán mới xem xét giao khoán cho tổ chức.
3. Đơn giá giao khoán đất vùng bán ngập do Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định trên cơ sở giá đất nông nghiệp của địa phương. Tiền giao khoán đất vùng bán ngập được quản lý, sử dụng như tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Điều 7. Hình thức giao khoán đất vùng bán ngập
1. Giao khoán theo các mùa vụ đối với đất trồng cây hàng năm với tổng thời gian là 05 năm.
2. Giao khoán ổn định theo chu kỳ cây trồng hoặc chu kỳ kinh doanh đối với đất trồng cây lâu năm hoặc rừng trồng với tổng thời gian tối đa là 50 năm.
3. Giao khoán theo vụ hoặc theo năm đối với đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản với tổng thời gian là 05 năm.
Điều 8. Sử dụng đất vùng bán ngập
1. Việc sử dụng đất vùng bán ngập theo phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích chính là thủy điện, thủy lợi; tuân thủ các quy định về kỹ thuật của ngành, lĩnh vực liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm ảnh hưởng đến các đặc trưng kỹ thuật của hồ chứa, không làm cản trở đến dòng chảy đến hồ.
2. Việc sử dụng đất vùng bán ngập phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 5 và các khoản 4, 5 Điều 8 Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức, chỉ đạo thực hiện phương án sử dụng đất vùng bán ngập của địa phương mình, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện phương án sử dụng đất vùng bán ngập đã được xét duyệt.
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA BÊN GIAO KHOÁN VÀ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ CỦA BÊN NHẬN KHOÁN
Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn của bên giao khoán đất vùng bán ngập
1. Trách nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý và sử dụng đất vùng bán ngập theo phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt;
b) Xác định đúng diện tích, vị trí ranh giới đất vùng bán ngập giao khoán trên bản đồ và thực địa;
c) Xây dựng và công bố công khai, dân chủ phương án giao khoán trước khi tiến hành giao khoán;
d) Xem xét miễn giảm các khoản phải nộp cho bên nhận khoán theo hợp đồng khi có rủi ro xảy ra thiệt hại;
đ) Bồi thường thiệt hại cho bên nhận khoán theo quy định của pháp luật nếu vi phạm hợp đồng.
2. Quyền hạn:
a) Huỷ bỏ hợp đồng giao khoán khi bên nhận khoán vi phạm hợp đồng và yêu cầu bên nhận khoán bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
b) Tiến hành các biện pháp và thủ tục thu hồi diện tích đất giao khoán khi phát hiện đất giao khoán bị chuyển nhượng trái phép theo đúng quy định;
c) Thu nộp và quản lý, sử dụng tiền giao khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư này;
d) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng giao khoán, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 10. Nghĩa vụ và quyền lợi của bên nhận khoán
1. Nghĩa vụ:
a) Sử dụng đất vùng bán ngập theo đúng phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt và quy định của pháp luật;
b) Chấp hành các qui định về phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; bảo vệ nguồn lợi của đất, nước theo quy định của pháp luật; cải tạo, bồi dưỡng đất, không làm thoái hóa và biến dạng cấu trúc, địa hình diện tích đất được nhận khoán;
c) Thanh toán tiền nhận khoán cho bên giao khoán theo đúng hợp đồng hai bên đã ký kết;
d) Trả lại đất vùng bán ngập nhận khoán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật;
đ) Không được tự ý chuyển nhượng hợp đồng giao - nhận khoán dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được sự chấp thuận bằng văn bản của bên giao khoán. Khi bị phát hiện đã tự ý chuyển nhượng hợp đồng phải chấp hành việc huỷ hợp đồng, trả lại đất;
e) Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước trong việc sử dụng đất vùng bán ngập. Bồi thường thiệt hại cho bên giao khoán nếu vi phạm hợp đồng; bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất vùng bán ngập.
2. Quyền lợi:
a) Chủ động sản xuất trên diện tích đất nhận khoán, được hưởng thành quả đầu tư trên đất nhận khoán theo hợp đồng giao khoán đất vùng bán ngập;
b) Được bồi thường thiệt hại nếu bên giao khoán vi phạm hợp đồng;
c) Được bồi thường, hỗ trợ về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất đã nhận khoán để sử dụng vào mục đích khác;
d) Được giảm các khoản phải nộp cho bên giao khoán theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị thiên tai hoặc rủi ro do quá trình vận hành hồ chứa gây ra.
HỒ SƠ VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIAO, NHẬN KHOÁN
1. Đơn đề nghị nhận giao khoán đất vùng bán ngập (theo mẫu số 01);
2. Sơ đồ thửa đất vùng bán ngập (theo mẫu số 02);
3. Hợp đồng giao, nhận khoán đất vùng bán ngập (theo mẫu số 03);
4. Biên bản giao đất vùng bán ngập ngoài thực địa (theo mẫu số 04).
Điều 12. Trình tự, thủ tục giao, nhận khoán đất vùng bán ngập
1. Bên nhận khoán nộp đơn xin giao khoán đất vùng bán ngập cho bên giao khoán.
2. Bên giao khoán có trách nhiệm xem xét đơn xin giao khoán đất vùng bán ngập, nếu đủ điều kiện phải thông báo cho bên nhận khoán và thực hiện việc trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính khu đất; chuẩn bị hợp đồng giao, nhận khoán đất vùng bán ngập.
3. Hai bên ký hợp đồng giao, nhận khoán đất vùng bán ngập; tổ chức giao, nhận đất vùng bán ngập tại thực địa, ký biên bản giao, nhận đất vùng bán ngập.
4. Thời gian thực hiện các công việc quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không quá năm mươi (50) ngày làm việc kể từ ngày bên giao khoán nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2012.
Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này và tổng hợp báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường vào thời điểm báo cáo kết quả thống kê đất đai hàng năm.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh quản lý, sử dụng đất vùng bán ngập tại địa phương theo quy định tại Thông tư này.
3. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện; cán bộ địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
4. Chủ đập có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để quản lý, sử dụng đất vùng bán ngập theo quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.