BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2010/TT-BCA | Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2010 |
QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH, TUYỂN CHỌN CÔNG DÂN VÀO CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08-9-1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15-9-2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định mục đích, nguyên tắc và nội dung thực hiện dân chủ trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân và áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương và các học viện, trường Công an nhân dân; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.
1. Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của các tổ chức, công dân để tuyển sinh được những người đủ tiêu chuẩn vào đào tạo tại các học viện, trường Công an nhân dân và tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu bổ sung, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
2. Phát huy quyền được tham gia giám sát của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; bảo đảm thực hiện đúng quy định của Nhà nước và của Bộ Công an về tuyển sinh, tuyển chọn công dân; chống tiêu cực, sách nhiễu, gây phiền hà trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.
1. Tuân thủ các quy định của Nhà nước và của Bộ Công an về tuyển sinh, tuyển chọn; bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân tham gia tuyển sinh vào đào tạo tại các học viện, trường Công an nhân dân và tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.
2. Bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi sách nhiễu, gây phiền hà cho cán bộ, chiến sĩ và học sinh có nguyện vọng đăng ký sơ tuyển, thi tuyển, xét tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân và công dân dự tuyển vào Công an các đơn vị, địa phương. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về tuyển sinh, tuyển chọn công dân; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ để vu khống, tạo dư luận xấu, gây nghi kỵ, làm tổn hại đến uy tín của tổ chức và cá nhân thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.
1. Sơ tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân bao gồm đăng ký dự thi; kiểm tra sức khoẻ, học lực, hạnh kiểm, năng khiếu và thẩm tra, xác minh tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Công an.
2. Công an các đơn vị, địa phương phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở cơ quan về: thông báo tuyển sinh, chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ thủ tục và thời gian sơ tuyển, xét tuyển vào các ngành, chuyên ngành, hệ đào tạo, cấp học của các học viện, trường Công an nhân dân và gửi đào tạo ở các trường ngoài ngành, nước ngoài để cán bộ, chiến sĩ, công dân và học sinh có nhu cầu biết, tự nguyện đăng ký sơ tuyển, thi hoặc xét tuyển (trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước); công khai số điện thoại của cơ quan, họ tên cán bộ phụ trách công tác tuyển sinh của Công an đơn vị, địa phương.
3. Thông báo công khai các khoản thu lệ phí sơ tuyển, đăng ký dự thi, dự thi, xét tuyển và nhập học theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an; cung cấp những thông tin cần thiết (trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước) về tuyển sinh hàng năm, tạo mọi điều kiện để cán bộ, chiến sĩ, công dân và học sinh được đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân theo nguyện vọng.
4. Công an các đơn vị, địa phương có thí sinh đăng ký sơ tuyển, dự thi vào các học viện, trường Công an nhân dân phải thành lập Hội đồng tuyển sinh để tổ chức chỉ đạo công tác tuyển sinh của đơn vị, địa phương. Hội đồng tuyển sinh phải bảo đảm đúng, đủ thành phần theo quy định của Bộ Công an và chỉ tiến hành họp khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng tham dự. Hội đồng tuyển sinh làm việc công khai, dân chủ và quyết định theo đa số.
5. Cơ quan Tổ chức cán bộ thuộc Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh của đơn vị; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác sơ tuyển, tuyển sinh của các đơn vị trực thuộc, Công an cấp quận, huyện hoặc tương đương; có trách nhiệm tiếp nhận, đề xuất và trực tiếp giải quyết, xử lý mọi thắc mắc, khiếu nại, kiến nghị của cán bộ chiến sĩ, công dân và học sinh về công tác tuyển sinh của đơn vị, địa phương theo quy định.
6. Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm thông báo kết quả sơ tuyển, các thông tin về kết quả tuyển sinh, chuyển giấy báo thi, giấy chứng nhận kết quả điểm thi, giấy chiêu sinh nhập học đến thí sinh theo đúng thời gian quy định; hoàn thành thủ tục, hồ sơ nhập học cho thí sinh trúng tuyển được các trường chiêu sinh theo quy định.
1. Các học viện, trường Công an nhân dân phải thành lập Hội đồng tuyển sinh theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an. Hội đồng tuyển sinh của trường có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác tuyển sinh của trường theo quy định của pháp luật.
2. Các học viện, trường Công an nhân dân tổ chức thi tuyển, xét tuyển phải bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn, vùng tuyển, trình tự, thủ tục, thời gian; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch theo đúng quy chế, quy định.
3. Cán bộ tham gia Hội đồng và tham gia các ban thuộc Hội đồng tuyển sinh của trường phải là người không có quan hệ gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, kể cả của vợ hoặc của chồng) với thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh. Hội đồng tuyển sinh phải công khai họ tên cán bộ tham gia tổ chức tuyển sinh; tại các điểm thi phải có hòm thư để thí sinh góp ý về công tác tuyển sinh, phản ánh những hành vi vi phạm quy chế tuyển sinh. Hội đồng tuyển sinh phải có biện pháp kiên quyết, xử lý nghiêm khắc, đúng quy chế đối với cán bộ và thí sinh vi phạm quy chế tuyển sinh.
4. Thực hiện nghiêm túc chế độ bảo mật về địa điểm, thời gian, nhân sự tham gia các công việc về đề thi, bảo quản bài thi, tổ chức chấm thi, chấm phúc khảo theo đúng quy chế tuyển sinh. Kết quả chấm thi, chấm phúc khảo phải được niêm yết công khai tại trường hoặc trên trang web của trường và thông báo bằng phiếu báo điểm thi, điểm phúc khảo đến từng thí sinh đúng thời gian quy định. Hội đồng tuyển sinh có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết mọi thắc mắc, khiếu nại của thí sinh về kết quả điểm thi.
5. Hội đồng tuyển sinh của trường quyết định phương án điểm xét tuyển theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an. Thông báo công khai điểm thi, điểm xét tuyển, kết quả xét tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển (theo số báo danh dự thi) theo quy định.
6. Thí sinh trúng tuyển phải được các trường gửi giấy báo chiêu sinh, tiếp nhận nhập học nếu bảo đảm đầy đủ thủ tục, hồ sơ và các điều kiện khác theo quy định. Thí sinh không trúng tuyển, các trường tổ chức thi phải gửi giấy chứng nhận kết quả điểm thi hoặc thông báo lý do không trúng tuyển (trong trường hợp xét tuyển) theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an. Thí sinh bị thất lạc giấy chứng nhận kết quả điểm thi, các trường tổ chức thi có trách nhiệm xác nhận điểm thi cho thí sinh.
7. Những sai sót của Hội đồng tuyển sinh phải được giải quyết, xử lý kịp thời để bảo đảm quyền, lợi ích của thí sinh.
1. Việc tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BCA ngày 20-05-2009 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân. Công an các đơn vị, địa phương phải thông báo công khai và thực hiện đúng chính sách ưu tiên trong tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an.
2. Công an các đơn vị, địa phương phải thành lập Hội đồng tuyển chọn cán bộ theo đúng quy định của Bộ Công an và chỉ tiến hành họp khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng tham dự. Hội đồng tuyển chọn cán bộ làm việc tập trung, dân chủ và quyết định theo đa số. Hội đồng tuyển chọn có trách nhiệm tổ chức việc tuyển chọn theo các quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Công an về tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.
3. Thủ tục tuyển chọn bao gồm: Hồ sơ dự tuyển, kiểm tra sức khoẻ, năng khiếu, trình độ chuyên môn, thẩm tra lý lịch và phải được hoàn thiện trước khi đưa ra Hội đồng tuyển chọn xét duyệt.
4. Hội đồng tuyển chọn phải căn cứ vào kết quả kiểm tra và tiêu chuẩn thực tế của người đăng ký dự tuyển để chọn người có đủ tiêu chuẩn chính trị phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức khoẻ theo chỉ tiêu và quy định của Bộ Công an.
5. Sau khi xét duyệt, Hội đồng tuyển chọn phải báo cáo kết quả lên Thủ trưởng đơn vị, địa phương được giao thẩm quyền quyết định tuyển chọn cán bộ để xem xét quyết định tạm tuyển hoặc tuyển chính thức. Đối với những người không được tuyển, phải thông báo rõ cho họ biết lý do.
Điều 7. Tìm hiểu thông tin về tuyển sinh, tuyển chọn
1. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và công dân được quyền hỏi, tìm hiểu những thông tin có liên quan đến công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân; được quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện những sai phạm trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn và được trả lời về các vấn đề có liên quan đến công tác tuyển sinh, tuyển chọn theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an (trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước).
2. Các sai sót thuộc Công an các đơn vị, địa phương, các học viện, trường Công an nhân dân về công tác tuyển sinh, tuyển chọn phải được giải quyết, xử lý, khắc phục kịp thời để bảo đảm quyền, lợi ích cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và công dân tham dự tuyển sinh, tuyển chọn.
Điều 8. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn
1. Đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, thắc mắc theo đúng quy định của pháp luật về công tác tuyển sinh, tuyển chọn của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và công dân gửi đến các cơ quan chức năng của Bộ Công an hoặc Công an các đơn vị, địa phương phải được Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận, xem xét, xử lý, giải quyết và trả lời theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần thiết, báo cáo Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân để phối hợp, chỉ đạo giải quyết theo quy định của Bộ Công an.
2. Trường hợp đã xác minh, kết luận người dự thi, dự tuyển vi phạm các quy định, không bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn thì đơn vị tuyển sinh, tuyển chọn ra quyết định hủy bỏ quyết định đã tuyển sinh, tuyển chọn theo thẩm quyền và báo cáo Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân; đồng thời xử lý kỷ luật nghiêm đối với cán bộ, chiến sĩ có sai phạm trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân theo đúng quy chế, quy định.
3. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân hàng năm của các học viện, trường Công an nhân dân và Công an các đơn vị, địa phương. Khi phát hiện đơn vị, địa phương vi phạm quy chế, quy định về tuyển sinh, tuyển chọn, theo thẩm quyền, Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân ra quyết định hoặc báo cáo Bộ trưởng ra quyết định yêu cầu chấn chỉnh, sửa chữa những sai phạm, hủy bỏ kết quả tuyển sinh, tuyển chọn sai và xử lý nghiêm đối với đơn vị, cá nhân sai phạm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-3-2010.
Quy chế thực hiện dân chủ trong công tác tuyển sinh, tuyển dụng của lực lượng Công an nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 729/1998/QĐ-BCA(V19) ngày 09-11-1998 của Bộ trưởng Bộ Công an hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
1. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc học viện, Hiệu trưởng trường Công an nhân dân chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền quản lý và tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra Công an các đơn vị, địa phương và các học viện, trường Công an nhân dân thực hiện Thông tư này.
3. Hàng năm, các học viện, trường Công an nhân dân, Công an các đơn vị, địa phương tổ chức sơ kết; định kỳ 5 năm tổ chức tổng kết việc thực hiện Thông tư này và báo cáo lãnh đạo Bộ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, các học viện, trường Công an nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân và Vụ Pháp chế) để được hướng dẫn, giải quyết./.
| BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.