BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2000/TT-BCN | Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2000 |
CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 03/2000/TT-BCN NGÀY 31 THÁNG 5 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 37/2000/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 3 NĂM 2000 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 37/2000/QĐ-TTg ngày 24/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp trọng điểm;
Sau khi có thoả thuận của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Bộ Công nghiệp hướng dẫn triển khai thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm như sau:
1. Sản phẩm công nghiệp trọng điểm là sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh, tiêu biểu cho một chuyên ngành công nghiệp, mang thương hiệu Việt Nam, được sản xuất tại Việt Nam, có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển lâu dài của chuyên ngành và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp khác trong phạm vi cả nước bao gồm: tàu biển 11.500 tấn, động cơ đốt trong dưới 30 mã lực và máy thu hình màu.
2. Các sản phẩm trọng điểm cần đạt được các tiêu chuẩn như được nêu tại phần I của Phụ lục 1 (đối với tầu biển 11.500 tấn), phần I của Phụ lục 2 (đối với động cơ đốt trong dưới 30 mã lực) và phần I của Phụ lục 3 (đối với máy thu hình mầu).
3. Phạm vi áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp sau:
- Các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ chủ trì triển khai thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm bao gồm: Tổng Công ty Công nghiệp Tầu thuỷ Việt Nam, Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp, Công ty Điện tử Hà Nội (HANEL).
- Các doanh nghiệp được phân công phối hợp tham gia để sản xuất các sản phẩm công nghiệp trọng điểm là các doanh nghiệp (không phận biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) tham gia cung cấp vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng... (kể cả cung cấp cho các nhà sản xuất bán thành phẩm, chi tiết, bộ phận...) dùng cho sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm và được Bộ Công nghiệp xác nhận.
1. Các điều kiện để được áp dụng chính sách hỗ trợ
a. Đối với doanh nghiệp chủ trì triển khai dự án: đạt được các tiêu chuẩn nêu tại phần II của Phụ lục 1 (đối với tầu biển 11.500 tấn), phần II của Phụ lục 2 (đối với động cơ đốt trong dưới 30 mã lực) và phần II của Phụ lục 3 (đối với máy thu hình màu).
b. Đối với doanh nghiệp được phân công phối hợp tham gia sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm: đạt được các tiêu chuẩn nêu tại phần III của Phụ lục 1 (đối với tầu biển 11.500 tấn), phần III của Phụ lục 2 (đối với động cơ đốt trong dưới 30 mã lực) và phần 3 của Phụ lục 3 (đối với máy thu hình màu).
2. Mức ưu đãi và thời hạn ưu đãi:
a. Mức ưu đãi:
- Về thuế nhập khẩu thiết bị, vốn đầu tư và tiền thuế đất: Đối với dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất, nếu thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho sản phẩm công nghiệp trọng điểm có số lượng chiếm từ 50% trở lên trong tổng số sản phẩm của dự án thì dự án được hưởng mức ưu đãi đầu tư 100% theo Quyết định 37/2000/QĐ-TTg về thuế nhập khẩu thiết bị, vốn đầu tư và tiền thuê đất. Trường hợp số lượng sản phẩm phục vụ cho sản phẩm công nghiệp trọng điểm chiếm dưới 50% tổng số sản phẩm của dự án thì mức ưu đãi được hưởng theo tỷ lệ thực tế tương ứng với tỷ lệ % sản phẩm phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm.
Ưu đãi về thuế nhập khẩu thiết bị được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2003.
Ưu đãi về vốn được thực hiện theo Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và theo các hướng dẫn cụ thể của Quỹ hỗ trợ phát triển.
Ưu đãi về tiền thuê đất được thực hiện theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ trên cơ sở mức tỷ lệ đầu tư ưu đãi được xác định như trên.
- Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ được áp dụng cho phần thu nhập từ hoạt động sản xuất các sản phẩm và vật tư, linh kiện, chi tiết, phụ tùng... phục vụ sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm.
- Về chỉ số nội địa hoá ưu tiên (riêng đối với sản phẩm máy thu hình màu): Hệ số điều chỉnh bằng 0,5 để tính thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá quy định tại Thông tư liên tịch số 176/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 25 tháng 12 năm 1998 của Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp - Tổng cục Hải quan chỉ áp dụng cho phần giá trị nhập khẩu CIF vật tư, linh kiện, chi tiết phụ tùng để sản xuất sản phẩm và phụ tùng của sản phẩm công nghiệp trọng điểm. Trong trường hợp không thực hiện theo tỷ lệ nội địa hoá thì không được hưởng ưu đãi về thuế theo tỷ lệ nội địa hoá, còn các ưu đãi khác vẫn được áp dụng nếu hội đủ điều kiện ưu đãi được quy định tại Thông tư này.
b. Thời hạn ưu đãi:
- Đối với doanh nghiệp chủ trì thực hiện dự án: Với dự án đã được phê duyệt và đang thực hiện trước thời điểm có hiệu lực của Quyết định 37/2000/QĐ-TTg thì thời điểm bắt đầu được ưu đãi được tính từ thời điểm Quyết định 37/2000/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành. Với dự án chưa được phê duyệt, thời điểm ưu đãi sẽ được tính từ khi bắt đầu triển khai dự án sau khi đã có Quyết định phê duyệt.
- Đối với doanh nghiệp được phân công phối hợp tham gia dự án: Thời điểm ưu đãi sẽ được tính từ khi bắt đầu cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm, chi tiết phụ tùng... cho doanh nghiệp chủ trì thực hiện dự án. Riêng đối với các nhà cung cấp cần đầu tư mới và mở rộng sản xuất, thời điểm bắt đầu được hưởng ưu đãi sẽ được tính từ khi bắt đầu triển khai dự án sau khi đã có Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và dự án đã được doanh nghiệp chủ trì thực hiện và Bộ Công nghiệp xác nhận là phù hợp với việc phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm.
3. Theo dõi và quyết toán
a. Theo dõi và quyết toán hàng hoá nhập khẩu:
- Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng: được theo dõi và quyết toán theo kết quả thực hiện dự án hàng năm trên cơ sở các danh mục đã được duyệt.
- Đối với nguyên vật liệu và phụ tùng: Việc theo dõi và quyết toán được thực hiện theo các quy định tại Thông tư liên tịch số 176/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 25 tháng 12 năm 1998 của Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp - Tổng cục Hải quan (mục 7.2.1 và 7.2.2).
b. Theo dõi và quyết toán đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai thuế thu nhập hàng năm từ hoạt động sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh và nguyên liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng... dùng để sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm. Trên cơ sở đó, Cục Thuế địa phương sẽ xem xét các điều kiện cụ thể và quyết định số thuế thu nhập được miễn giảm vào thời hạn cuối cùng là ngày 31 tháng 3 của năm sau.
4. Tổ chức thực hiện:
a. Doanh nghiệp chủ trì triển khai dự án có trách nhiệm:
- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện dự án theo kế hoạch và tiến độ đã trình bày trong báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt.
- Xem xét, lựa chọn, thẩm định năng lực của các đối tác trong việc cung cấp vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng... dùng cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp trọng điểm trên cơ sở tạo điều kiện để sắp xếp lại sản xuất của chuyên ngành trên địa bàn cả nước.
- Trình Bộ Công nghiệp xác nhận danh sách các doanh nghiệp được phân công phối hợp tham gia sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm sau khi đã thoả thuận với các doanh nghiệp về kế hoạch sản xuất (Mẫu 1). Danh sách các doanh nghiệp tham gia được xác định theo từng quý phù hợp với kế hoạch sản xuất.
- Lập kế hoạch sản xuất dài hạn, kế hoạch sản xuất hàng năm hoặc nửa năm (Mẫu 2) và ký hợp đồng với các doanh nghiệp được phân công phối hợp tham gia sản xuất về việc cung cấp vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng... dùng cho sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm.
b. Doanh nghiệp được phân công phối hợp tham gia sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm:
- Có công văn đề nghị và cam kết với doanh nghiệp chủ trì thực hiện dự án về việc tham gia cung cấp vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng... dùng cho sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm (Mẫu 3) để doanh nghiệp chủ trì thực hiện dự án đề nghị Bộ Công nghiệp xác nhận là thành viên phối hợp tham gia sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm.
- Trường hợp cần đầu tư mới để sản xuất vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng... dùng cho sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm, doanh nghiệp được phân công phối hợp tham gia sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm cần phối hợp với doanh nghiệp chủ trì lập các dự án đầu tư sản xuất cụ thể. Dự án phải được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng trước khi đề nghị Bộ Công nghiệp xác nhận là thành viên tham gia dự án.
c. Lập kế hoạch và đăng ký thực hiện: Việc đăng ký kế hoạch sản xuất các sản phẩm công nghiệp trọng điểm chỉ được thực hiện một năm hai lần vào tháng 5 và tháng 11. Các doanh nghiệp chủ trì và các doanh nghiệp phối hợp thực hiện cần lập kế hoạch trình Bộ Công nghiệp xem xét xác nhận theo hướng dẫn ở các điểm a và b nêu trên, hồ sơ được lập thành 03 bộ gửi về Bộ Công nghiệp trước ngày 20 tháng 5 và 20 tháng 11 hàng năm. Các trường hợp phát sinh đặc biệt sẽ được xem xét riêng.
d. Đầu tư mới và các quy định cụ thể về ưu đãi: Đối với các doanh nghiệp có đầu tư mới, sau khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi (riêng doanh nghiệp phối hợp thực hiện cần có thoả thuận của doanh nghiệp chủ trì thực hiện dự án) và được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền theo luật định, cần gửi một bộ hồ sơ gốc về Bộ Công nghiệp (Vụ Kế hoạch và Đầu tư) để Bộ Công nghiệp có văn bản xác nhận gửi các cơ quan liên quan, đồng htời để làm cơ sở cho việc xem xét, kiểm tra thực hiện như sau.
- Thủ tục vay vốn do Quỹ hỗ trợ phát triển hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện theo mục 4c của Quyết định 37/2000/QĐ-TTg .
- Thủ tục cấp vốn lưu động, miễn giảm thuế và các ưu đãi khác do Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan quyết định theo mục 4b của Quyết định 37/2000/QĐ-TTg .
e. Về hỗ trợ vốn ngân sách cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho các đề án nghiên cứu phát triển: các đề án nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho các đề án nghiên cứu phát triển thuộc chương trình sản xuất các sản phẩm công nghiệp trọng điểm được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ưu tiên xem xét theo kế hoạch chi ngân sách nghiên cứu triển khai hàng năm. Các chủ đề tài cần lập các hồ sơ dự án theo quy định hiện hành trình Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Công nghiệp. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chỉ xem xét hỗ trợ ngân sách cho các đề án đã được Bộ Công nghiệp thẩm tra và xác định là có ý nghĩa đối với việc phát triển các sản phẩm công nghiệp trọng điểm.
f. Về quản lý thực hiện: Bộ Công nghiệp uỷ quyền cho Vụ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối kiểm tra, xem xét và thông báo xác nhận bằng văn bản (Mẫu 4) trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2000.
Bộ Công nghiệp đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể thông báo nội dung Thông tư này cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình biết, thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Công nghiệp để nghiên cứu bổ sung và sửa đổi.
| Nguyễn Xuân Chuẩn (Đã ký) |
CÁC TIÊU CHUẨN YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM, DOANH NGHIỆP CHỦ TRÌ VÀ DOANH NGHIỆP PHỐI HỢP THAM GIA SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TẦU BIỂN 11.500 TẤN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2000/TT-BCN ngày 31 tháng 5 năm 2000 của Bộ Công nghiệp)
I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM:
1. Tên thương hiệu Việt Nam: Thăng Long
2. Thiết kế sản phẩm tầu biển 11.500 tấn phải được Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Công nghiệp Tầu thuỷ phê duyệt.
3. Có nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký tại Việt Nam.
4. Đạt tỷ lệ nội địa hoá tối thiểu 20%.
5. Giá cả thấp hơn các sản phẩm cùng loại, cùng chất lượng được sản xuất ở nước ngoài.
6. Sản phẩm tầu biển 11.500 tấn phải được đăng kiểm, cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn tương đương tiêu chuẩn quốc tế với các thông số kỹ thuật cơ bản sau:
- Chiều dài toàn bộ LOA = 135 m
- Chiều rộng B = 21,0 m
- Chiều cao mạn D = 10,3 m
- Trọng tải toàn bộ Dv/t = 11,500 T
- Tầm hoạt động R = 14.000 hải lý
- Tốc độ dự kiến v = 13,2 hải lý/giờ
II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHỦ TRÌ THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Tổ chức chỉ đạo sản xuất sao cho sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn đối với sản phẩm như đã nêu ở mục I nêu trên.
- Đối với các dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về tín dụng đầu tư.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP PHỐI HỢP THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Có chất lượng và giá cả của vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng... cung cấp phù hợp với sản xuất tầu biển 11.500 tấn được doanh nghiệp chủ trì dự án (Tổng Công ty Công nghiệp Tầu thuỷ) chấp nhận.
- Phụ tùng sản xuất ra phải có giấy đăng ký chất lượng do cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp.
- Đối với các dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về tín dụng đầu tư.
CÁC TIÊU CHUẨN YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM, DOANH NGHIỆP CHỦ TRÌ VÀ DOANH NGHIỆP PHỐI HỢP THẠM GIA SẢN XUẤT SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DƯỚI 30 MÃ LỰC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2000/TT-BCN ngày 31 tháng 5 năm 2000 của Bộ Công nghiệp)
I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM:
1. Tên thương hiệu Việt Nam: VEAM - ký hiệu nhà sản xuất - trị số công suất máy (tính bằng mã lực). Ví dụ: VEAM-VIKYNO-12
2. Có bản quyền sản xuất được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
3. Có nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký tại Việt Nam.
4. Có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm đã được cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp.
5. Được sản xuất các trên dây chuyền công nghệ đủ tiêu chuẩn kỹ thuật đã đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền.
6. Đạt tỷ lệ nội địa hoá tối thiểu 60% đối với tất cả các chủng loại sản phẩm khác nhau, trong đó phải có sản xuất nội địa các chi tiết chính như: thân máy, quy lát, trục khuỷ, trục cam, xy lanh.
II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHỦ TRÌ THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Tổ chức chỉ đạo sản xuất sao cho sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn đối với sản phẩm như đã nêu ở mục I nêu trên.
- Đối với các dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về tín dụng đầu tư.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP PHỐI HỢP THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Có chất lượng và giá cả của vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng... cung cấp phù hợp với sản xuất động cơ đốt trong được doanh nghiệp chủ trì dự án (Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp) chấp nhận.
- Phụ tùng sản xuất ra phải có giấy đăng ký chất lượng do cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp.
- Đối với các dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về tín dụng đầu tư.
CÁC TIÊU CHUẨN YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM, DOANH NGHIỆP CHỦ TRÌ VÀ DOANH NGHIỆP PHỐI HỢP THAM GIA SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM MÁY THU HÌNH MẦU
Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2000/TT-BCN ngày 31 tháng 5 năm 2000 của Bộ Công nghiệp)
I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM:
1. Tên thương hiệu Việt Nam: HANEL
2. Thiết kế sản phẩm trên cơ sở đề tài khoa học cấp Nhà nước KC-01-01 đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt.
3. Có nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký tại Việt Nam.
4. Có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm đã được cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp.
5. Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đủ tiêu chuẩn kỹ thuật được cơ quan khoa học, công nghệ và môi trường có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận.
6. Đạt tỷ lệ nội địa hoá tối thiểu 55% đối với tất cả các chủng loại sản phẩm khác nhau.
7. Giá cả thấp hơn các sản phẩm cùng loại, cùng chất lượng được sản xuất tại các đơn vị trong nước.
II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHỦ TRÌ THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Tổ chức chỉ đạo sản xuất sao cho sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn đối với sản phẩm như đã nêu ở mục I nêu trên.
- Luôn có đầu tư mới bổ sung dây chuyền công nghệ hằng năm.
- Có cải tiến đổi mới mẫu mã sản phẩm hằng năm.
- Đối với các dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về tín dụng đầu tư.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP PHỐI HỢP
THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Có chất lượng và giá cả của vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng... cung cấp phù hợp với sản xuất máy thu hình màu được doanh nghiệp chủ trì dự án (Công ty Điện tử Hà Nội) chấp nhận.
- Có dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp ráp (đảm bảo điều kiện kỹ thuật phù hợp với giấy phép đầu tư - sản xuất kinh doanh) được Bộ Công nghiệp xác nhận.
Phụ tùng sản xuất ra phải có giấy đăng ký chất lượng do cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp.
- Có tỷ lệ nội địa hoá từ 40% trở lên.
- Đối với các dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về tín dụng đầu tư.
(Kèm theo Thông tư số 03/2000/TT-BCN ngày 31 tháng 5 năm 2000 của Bộ Công nghiệp)
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v. Xin xác nhận doanh nghiệp ..... ngày... tháng... năm....
phối hợp tham gia sản xuất sản
phẩm CN trọng điểm
Kính gửi: Vụ Kế hoạch và đầu tư
(Bộ Công nghiệp)
Theo Thông tư số..../2000/TT-BCN ngày... tháng 5 năm 2000 của Bộ Công nghiệp về hướng dẫn tổ chức triển khai sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm,
Tổng Công ty/Công ty
Quyết định thành lập số: ngày.... tháng.... năm...
Địa chỉ:
Số điện thoại: số fax:
Sản phẩm công nghiệp trọng điểm sản xuất:
Đề nghị Bộ Công nghiệp xem xét, xác nhận các doanh nghiệp sau đây là thành viên phối hợp tham gia sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm:
STT | Tên doanh nghiệp tham gia | Linh kiện, phụ tùng, vật tư, | Ghi chú |
|
|
|
|
Hồ sơ đính kèm gồm (các bản sao có công chứng):
1. Quyết định thành lập doanh nghiệp chủ trì triển khai dự án.
2. Quyết định thành lập/Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp tham gia phối hợp sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm.
3. Công văn đề nghị của doanh nghiệp tham gia phối hợp sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm (theo danh sách trên).
4. Các hợp đồng ký giữa doanh nghiệp chủ trì và doanh nghiệp tham gia phối hợp sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm (theo danh sách trên).
5. Kế hoạch sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm (Mẫu 2)
TỔNG GIÁM ĐỐC/GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(ký tên, đóng dấu)
(Kèm theo Thông tư số 03/2000/TT-BCN ngày 31 tháng 5 năm 2000 của Bộ Công nghiệp)
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM (TÊN SẢN PHẨM) CỦA TỔNG CÔNG TY/CÔNG TY............................................
(kèm theo công văn đề nghị số....... ngày..... tháng..... năm......)
Tên sản phẩm công nghiệp trọng điểm (1):
Sản lượng dự kiến trong quý/nửa năm/năm:
STT | Tên vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, phụ tùng.... | Đơn vị | Sản lượng thực hiện kỳ trước | Sản lượng kế hoạch kỳ này | Ghi chú |
I 1 2 ... | Doanh nghiệp 1 Sản phẩm 1 Sản phẩm 2 ...... |
|
|
|
|
II 1 2 .... | Doanh nghiệp 2 Sản phẩm 1 Sản phẩm 2 ...... |
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các cơ quan pháp luật về các số liệu do chúng tôi đưa ra.
TỔNG GIÁM ĐỐC/GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(ký tên, đóng dấu)
(1) Mỗi chủng loại sản phẩm công nghiệp trọng điểm làm một biểu
(ví dụ: máy thu hình mầu 14", động cơ đốt trong 12 mã lực....)
(Kèm theo Thông tư số 03/2000/TT-BCN ngày 31 tháng 5 năm 2000 của Bộ Công nghiệp)
Số:......................... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
V/v. Xin xác vật tư, nguyên liệu, ..... ngày... tháng... năm....
bán thành phẩm, linh kiện, phụ
tùng... tham gia sản xuất sản phẩm CN trọng điểm
Kính gửi: Vụ Kế hoạch và Đầu tư
(Bộ Công nghiệp)
Theo Thông tư số..../2000/TT-BCN ngày..... tháng 5 năm 2000 của Bộ Công nghiệp về hướng dẫn tổ chức triển khai sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm,
Đề nghị Bộ Công nghiệp xem xét, xác nhận danh mục các vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, phụ tùng,... tham gia sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm của doanh nghiệp như sau:
Tên doanh nghiệp:
Quyết định thành lập số: ngày tháng năm
Địa chỉ:
Số điện thoại: Số fax:
Sản phẩm công nghiệp trọng điểm sản xuất:
Theo kế hoạch nửa năm/năm....
STT | Tên vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, phụ tùng.... | Đơn vị tính | Sản lượng thực hiện kỳ trước | Sản lượng kế hoạch kỳ này | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các cơ quan pháp luật về các số liệu do chúng tôi đưa ra.
Xác nhận của doanh nghiệp chủ trì thực hiện dự án TỔNG GIÁM ĐỐC/GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP (ký tên, đóng dấu) | GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP (ký tên, đóng dấu) |
(Kèm theo Thông tư số 03/2000/TT-BCN ngày 31 tháng 5 năm 2000 của Bộ Công nghiệp)
Số:...../CV-KHĐT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
V/v. Xác nhận doanh nghiệp phối Hà Nội, ngày... tháng... năm....
hợp tham gia sản xuất sản phẩm
công nghiệp trọng điểm
Kính gửi:
- Căn cứ nội dung Quyết định số 37/2000/QĐ-TTg ngày 24/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp trọng điểm:
- Căn cứ Thông tư số...../2000/TT-BCN ngày... tháng 5 năm 2000 của Bộ Công nghiệp về hướng dẫn tổ chức triển khai sản xuất sản phẩm trọng điểm,
- Căn cứ đề nghị của doanh nghiệp chủ trì thực hiện dự án tại công văn số.... ngày... tháng... năm....
Sau khi xem xét hồ sơ, Bộ Công nghiệp thông báo:
1. Xác nhận doanh nghiệp là thành viên phối hợp tham gia thực hiện dự án sản phẩm công nghiệp trọng điểm (tên sản phẩm công nghiệp trọng điểm).
2. Danh mục các vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, phụ tùng,... tham gia sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm của doanh nghiệp như sau:
STT | Tên vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, phụ tùng.... | Đơn vị tính | Sản lượng thực hiện kỳ trước | Sản lượng kế hoạch kỳ này | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
3. Doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các cơ quan pháp luật về số liệu báo cáo của mình.
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư
(ký tên, đóng dấu)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.