BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/1998/TT-BNN-PTLN | Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 1998 |
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 01/1998/TT/BNN-PTLN NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1124/1997/QĐ-TTG NGÀY 25/12/1997CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ, LÂM SẢN VÀ NHẬP KHẨU GỖ NGUYÊN LIỆU
Thực hiện khoản 2, Điều 6 Quyết định số 1124/1997/QĐ-TTg ngày 25/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi thống nhất với Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện như sau:
A. ĐỐI VỚI GỖ RỪNG TỰ NHIÊN TRONG NƯỚC:
1. Nếu sử dụng gỗ từ nhóm 3 đến nhóm 8 theo bảng phân loại gỗ tạm thời ban hành kèm theo Quyết định số 2198/CNR ngày 26/11/1977 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thì cần có văn bản xác nhận của Chi cục Kiểm lâm sở tại về nguồn gốc hợp pháp dưdợc đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu và hợp đồng mua bán gỗ kèm theo hoá đơn của Bộ Tài chính phát hành.
2. Nếu sử dụng gỗ nhóm II.A theo đúng quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hoặc nhóm 1, nhóm 2 theo Bảng phân loại gỗ tạm thời ban hành kèm theo Quyết định số 2198/CNR thì ngoài các tài liệu cần có như đối với gỗ từ nhóm 3 đến nhóm 8 tại mục A.1 nêu trên phải có thêm lý lịch gỗ của Chi cục Kiểm lâm nơi khai thác gỗ và giấy phép vận chuyển đặc biệt.
3. Trường hợp mua lại gỗ tận dụng hoặc gỗ phế liệu đã qua chế biến (tức là gỗ đã qua nhập xưởng) thì ngoài hợp đồng mua bán và hoá đơn của Bộ Tài chính phát hành cần có thêm văn bản xác nhận nguồn gốc gỗ tận dụng hoặc gỗ phế liệu của Chi cục Kiểm lâm nơi mua gỗ, hoặc nơi doanh nghiệp trú đóng, hoặc nơi gỗ được đưa vào sản xuất.
4. Trường hợp sử dụng ván nhân tạo sản xuất từ gỗ rừng tự nhiên trong nước thì cần có hợp đồng mua bán ván nhân tạo với cơ sở sản xuất, kèm theo hoá đơn của Bộ Tài chính phát hành và văn bản xác nhận của Chi cục Kiểm lâm (nơi cơ sở sản xuất ván nhân tạo trú đóng) về nguồn gốc hợp pháp của ván. Nếu ván mua lại của đơn vị khác thì doanh nghiệp bán phải chịu trách nhiệm về hồ sơ nguồn gốc gỗ hợp pháp và doanh nghiệp mua phải nộp cho cơ quan hải quan hợp đồng, hoá đơn của Bộ Tài chính phát hành.
B. ĐỐI VỚI GỖ RỪNG TRỒNG, GỖ VƯỜN, GỖ CÂY TRỒNG PHÂN TÁN
1. Chỉ được phép sử dụng gỗ rừng trồng, gỗ vườn, gỗ cây trồng phân tán theo quy định tại mục b khoản 2 - Điều 5 của Quyết định 1124/1997/QĐ-TTg ngày 25/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nếu sử dụng gỗ rừng trồng của quốc doanh thì cần có hợp đồng mua bán gỗ và hoá đơn của Bộ Tài chính phát hành. Trong hợp đồng phải ghi rõ nơi lấy gỗ để cơ quan hải quan đối chiếu với quy định tại mục B.1. trên đây.
3. Nếu sử dụng gỗ rừng trồng của dân, của tập thể, gỗ cây trồng phân tán thì cần có xác nhận của UBND xã nơi có gỗ hoặc của cơ quan kiểm lâm nơi gần nhất và biên lai thu thuế sử dụng đất để cơ quan hải quan đối chiếu với quy định tại mục B.1 trên đây.
Nếu sử dụng gỗ vườn thì cần có xác nhận của UBND nơi có gỗ của hoặc của cơ quan kiểm lâm gần nhất và biên lai thu thuế sử dụng đất để cơ quan hải quan đối chiếu với quy định tại muc B.1 trên đây.
4. Danh mục các loại gỗ rừng trồng gỗ vườn, gỗ cây trồng phân tán bao gồm: cao su, bạch đàn, keo các loại, thông, mỡ, bồ đề, tếch, xoan, xoài, mít, nhãn, xà cừ, bông gòn, tràm, đước, phi lao. Còn một số loài cây gỗ khác sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra văn bản bổ sung khi cần thiết để sản xuất hàng xuất khẩu.
C. ĐỐI VỚI GỖ NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU:
1. Chỉ được phép sử dụng gỗ nguyên liệu và ván nhân tạo nhập khẩu vào Việt Nam sau ngày 01/01/1996 để sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu.
2. Nếu sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu hoặc ván nhân tạo do doanh nghiệp nhập khẩu thì cần nộp cho Hải quan cửa khẩu khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ:
2.1. Đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu gỗ để trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu (không bán lại) thì hồ sơ xuất khẩu sản phẩm gỗ cần có:
+ Tờ khai hải quan về khối lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu đã được hoàn thành thủ tục hải quan.
+ Văn bản xác nhận khối lượng gỗ đã nhập xưởng được sử dụng làm sản phẩm xuất khẩu (có nguồn gốc gỗ nhập khẩu hợp pháp theo tờ khai hải quan) của Chi cục Kiểm lâm nơi gỗ được đưa vào sản xuất.
2.2. Đối với các trường hợp mua lại gỗ nguyên liệu hoặc ván nhân tạo nhập khẩu thì doanh nghiệp bán lại phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hồ sơ nguồn gốc gỗ hợp pháp. Doanh nghiệp mua phải có:
+ Hợp đồng mua bán trong đó ghi rõ khối lượng gỗ mua theo Tờ khai nhập khẩu hải quan nào (số, ngày, tháng, năm).
+ Văn bản xác nhận sản phẩm được làm từ gỗ nguyên liệu hoặc ván nhân tạo nhập khẩu hợp pháp của Chi cục Kiểm lâm nơi gỗ được đưa vào sản xuất.
3. Trường hợp sử dụng gỗ từ bao bì hàng nhập khẩu thì cần xuất trình bản chính Biên bản tận thu bao bì đã được Chi cục Kiểm lâm sở tại hoặc nơi gần nhất xác nhận gỗ bao bì nhập khẩu hợp pháp. Nếu trường hợp chuyển nhượng cần có thêm hợp đồng mua bán và hoá đơn của Bộ Tài chính phát hành.
D. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH XỬ LÝ VI PHẠM VỀ NGUỒN GỐC GỖ NGUYÊN LIỆU:
Các trường hợp cố tình gian dối, khai man nguồn gốc gỗ nguyên liệu và các hành vi tiếp tay cho việc gian dối, khai man nguồn gốc gỗ nguyên liệu sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.
II. PHÂN BỔ HẠN MỨC GỖ RỪNG TỰ NHIÊN TRONG NƯỚC LÀM HÀNG GỖ MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện mục b - khoản 1 - Điều 5 của Quyết định dẫn trên về phân bổ hạn mức gỗ rừng tự nhiên trong nước để làm hàng gỗ mỹ nghệ xuất khẩu như sau:
Quy định của Chính phủ là:
"Hàng năm, căn cứ chỉ tiêu kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên do Thủ tướng Chính phủ giao, sau khi cân đối nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, năng lực chế biến hàng gỗ mỹ nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức gỗ rừng tự nhiên trong nước cho sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu.
Căn cứ hạn mức gỗ rừng tự nhiên cho sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu được duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ hạn mức gỗ rừng tự nhiên cho các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao hạn mức gỗ cụ thể cho các doanh nghiệp, đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ mỹ nghệ thuộc ngành, địa phương mình quản lý, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài".
Căn cứ quy định nêu trên, Bộ hướng dẫn việc phân bổ hạn mức gỗ xuất khẩu như sau:
1. Hàng năm các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thông báo nhu cầu sử dụng gỗ rừng tự nhiên để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30/9 để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Chính phủ quyết định.
2. Sau khi được Chính phủ phê duyệt hạn mức gỗ rừng tự nhiên sử dụng để làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phân bổ hạn mức này cho các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân có nhu cầu, phù hợp với năng lực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của từng ngành, từng tỉnh, thành phố.
3. Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ hạn mức do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ, giao hạn mức gỗ cụ thể cho các doanh nghiệp thuộc ngành và địa phương mình quản lý, theo các nguyên tắc sau.
- Chỉ giao hạn mức gỗ cho các doanh nghiệp sản xuất hoặc xuất khẩu sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc giấy phép chế biến gỗ.
- Chỉ giao trong phạm vi hạn mức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ.
- Hạn mức được giao một lần cho các doanh nghiệp.
- Văn bản giao hạn mức gỗ cho doanh nghiệp được lập theo mẫu thống nhất toàn quốc (phụ lục 1 đính kèm).
- Danh sách các doanh nghiệp được giao hạn mức được gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, quản lý.
Căn cứ vào hạn mức gỗ đã được Bộ trưởng, hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phân bổ và danh mục hàng nêu tại khoản 1 Điều 2 của QĐ 1124/1997/QĐ-TTg ngày 25/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc giấy phép chế biến gỗ hoặc giấy phép đầu tư và tài liệu nguồn gốc gỗ hải quan cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm cho các doanh nghiệp.
4. Về uỷ thác xuất khẩu:
Các doanh nghiệp có sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu được xuất khẩu trực tiếp, hoặc uỷ thác xuất khẩu.
Việc uỷ thác xuất khẩu được thực hiện theo quy định hiện hành.
5. Về quản lý hạn mức gỗ xuất khẩu:
Hạn mức gỗ xuất khẩu được quản lý theo nguyên tắc:
+ Nghiêm cấm việc buôn bán chỉ tiêu hạn mức gỗ để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
+ Doanh nghiệp được giao hạn mức gỗ để sản xuất sản phẩm xuất khẩu phải tự chịu trách nhiệm việc sử dụng chỉ tiêu gỗ theo hạn mức được giao của mình trước pháp luật.
Từ nguyên tắc trên, để quản lý hạn mức gỗ xuất khẩu được chặt chẽ và thống nhất trong toàn quốc; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:
- Đối với Bộ ngành Trung ương: giao cho một Vụ hoặc Cục chức năng theo dõi và chỉ đạo lâu dài.
- Đối với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước để tham mưu cho tỉnh trong việc quản lý hạn mức gỗ để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
- Thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo theo định kỳ.
Cụ thể:
+ Doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ ngành chủ quản theo định kỳ hàng tháng.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ ngành chủ quản thực hiện việc báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo định kỳ hàng quý.
+ Tổng cục Hải quan hàng quý thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết khối lượng gỗ các loại đã nhập khẩu để cùng phối hợp quản lý.
Các báo cáo định kỳ này là cơ sở và căn cứ để xem xét việc điều chỉnh hoặc bổ sung về hạn mức gỗ để sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu cho các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Về kiểm tra việc xuất khẩu sản phẩm gỗ:
Thực hiện quy định tại khoản 1 - Điều 6 của Quyết định 1124/1997/QĐ-TTg ngày 25/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột xuất theo quy định hiện hành.
III. VỀ ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NGUYÊN LIỆU:
Việc theo dõi để thanh khoản số lượng nguyên liệu xuất khẩu và nhập khẩu được thống nhất theo một đơn vị thống kê là m3 gỗ quy tròn.
Cơ sở để quy đổi về m3 gỗ quy tròn là Bản định mức tiêu hao nguyên liệu, và được thực hiện như sau: Hội đồng định mức của doanh nghiệp xây dựng và tự xác lập định mức tiêu hao nguyên liệu của doanh nghiệp mình. Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính thực tế, chính xác của việc xác định định mức.
Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ kiểm tra việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu của các doanh nghiệp để phát hiện và kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Trên cơ sở bản định mức tiêu hao nguyên liệu do Hội đồng định mức của doanh nghiệp xác lập, Hải quan cửa khẩu thực hiện việc thanh khoản về số lượng gỗ xuất khẩu, gỗ nguyên liệu nhập khẩu đã được doanh nghiệp xây dựng và kê khai.
IV. VỀ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU TỪ NGUỒN GỐC GỖ CĂMPUCHIA NHẬP KHẨU:
Theo quy định tại mục đ - khoản 3 Quyết định 1124/1997/QĐ-TTg ngày 25/12/1997 việc nhập khẩu gỗ từ Cămpuchia theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.
Gỗ nguyên liệu đã được nhập khẩu vào Việt Nam sau 01/01/1996 phải có đủ hồ sơ chứng minh là gỗ hợp pháp, doanh nghiệp được sử dụng gỗ hợp pháp để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu theo quy định tại Điều 2 của Quyết định 1124/TTg ngày 25/12/1997.
Thông tư này có hiệu lực thi hành cùng với hiệu lực của Quyết định 1124/TTg ngày 25/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp có văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Bộ ngành chủ quan và UBND các tỉnh theo chức năng để kịp thời xử lý.
| Nguyễn Văn Đẳng (Đã ký) |
TÊN BỘ, NGÀNH TW HOẶC UBND TỈNH, THÀNH PHỐ
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
- Căn cứ Quyết định số 1124/1997/QĐ-TTg ngày 25/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản và nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
- Căn cứ văn bản số........ BNN/PTLN ngày.../../.... của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân bổ...... m3 gỗ quy tròn dành cho sản xuất sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu của......... ghi cụ thể: (Bộ, Ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố).
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (hoặc Bộ Ngành Trung ương) giao hạn mức gỗ rừng tự nhiên để sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ cho:......... (Tên doanh nghiệp.............)
Với khối lượng........... m3 gỗ quy tròn.
Văn bản giao hạn mức gỗ xuất khẩu này là căn cứ để doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu tại Hải quan cửa khẩu.
Việc xuất khẩu sản phẩm được thực hiện theo Quyết định số 1124/1997/QĐ-TTg ngày 25/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số.... BNN/PTLN ngày..../.../.... của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp.
Hạn mức gỗ này có giá trị để làm thủ tục hải quan đến ngày.......
CHỦ TỊCH UBND TỈNH, THÀNH PHỐ
HOẶC BỘ TRƯỞNG BỘ NGÀNH TƯ
Nơi nhận:
- UBND tỉnh, thành phố hoặc Bộ ngành TW
- Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Tổng cục Hải quan
- Lưu VT, Sở Nông nghiệp và PTNT
BẢN THEO DÕI THANH KHOẢN KHỐI LƯỢNG XUẤT KHẨU CỦA HẢI QUAN CỬA KHẨU
TT | Số tờ khai ngày, tháng, năm | Khối lượng sản phẩm xuất khẩu (Theo m3 quy tròn) | Khối lượng | Xác nhận của Hải quan (Ký tên, đóng dấu) |
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.