BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/2006/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2006 |
Căn cứ Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 738/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc;
Để phù hợp với tình hình thực tế mà các địa phương đã chi trả kinh phí phòng,
chống dịch lở mồm, long móng ở gia súc; sau khi thống nhất với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số
44/2006/TT-BTC ngày 24/5/2006 hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch lở
mồm, long móng ở gia súc như sau:
1- Sửa đổi, bổ sung điểm 1.4 khoản 1 mục II như sau:
“1.4. Chi cho công tác tiêu huỷ gia súc với mức bình quân 150.000đồng/con trâu, bò tiêu huỷ và bình quân 50.000 đồng/con lợn, dê, cừu, hươu, nai tiêu huỷ trong thời gian có dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Chi mua hoá chất các loại cho khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, môi trường...; mua trang phục phòng hộ cho lực lượng tham gia tiêu huỷ gia súc theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác tiêu huỷ gia súc với mức hỗ trợ tối đa là 50.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ.
Căn cứ mức hỗ trợ quy định tại điểm 1.2, 1.3 và tiết b điểm 1.4 khoản 2 Thông tư số 44/2006/TT-BTC và tình hình thực tế của địa phương (phạm vi và mức độ dịch xảy ra, địa bàn đi lại, quy mô đàn gia súc, lực lượng cán bộ tham gia phòng, chống dịch,...), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh) quyết định cụ thể mức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch lở mồm long móng ở địa phương.
Đối với mức chi cho công tác tiêu huỷ trâu, bò căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh được quyết định mức chi cao hơn mức chi bình quân nêu trên.”
2- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.2 khoản 2 mục II như sau:
“2.2. Căn cứ mức hỗ trợ bình quân quy định tại điểm 2.1 khoản 2 mục II Thông tư số 44/2006/TT-BTC ngày 24/5/2006 và căn cứ vào giá trị thực tế của gia súc phải tiêu huỷ (giống, trọng lượng, mục đích sử dụng,...), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cụ thể mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã chăn nuôi gia súc phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đối với mức hỗ trợ tiêu huỷ trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai phải tiêu huỷ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh được quyết định mức hỗ trợ tiêu huỷ cao hơn mức bình quân quy định tại gạch đầu dòng thứ 2 điểm 2.1 khoản 2 mục II Thông tư số 44/2006/TT-BTC”.
3- Bổ sung tiết c điểm 3.3 khoản 3 phần II như sau:
“c) Hỗ trợ phần kinh phí tăng thêm cho các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã có gia súc phải tiêu huỷ và chi phí cho công tác tiêu huỷ quy định tại điểm 1.4 khoản 1 và điểm 2.2 khoản 2 nêu trên”.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định tại Thông tư số 44/2006/TT-BTC ngày 24/5/2006 của Bộ Tài chính không sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này vẫn có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
|
KT.BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.