BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/2015/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015 |
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13 ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí luồng, lạch đối với luồng sông Sài Gòn như sau:
Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí luồng, lạch đối với luồng sông Sài Gòn (từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc) để hoàn vốn đầu tư xây dựng dự án: Cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT.
Điều 2. Điều kiện thực hiện thu phí
Luồng sông Sài Gòn được tổ chức thực hiện thu phí phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT.
2. Bố trí các điểm thu phí tại các cảng, bến thủy nội địa; có đầy đủ các loại vé thu phí, bộ máy tổ chức thu phí và kiểm soát vé.
Tàu biển, các phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) hoạt động trên luồng sông Sài Gòn (từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc) có trọng tải toàn phần hoặc trọng tải toàn phần quy đổi lớn hơn 300 tấn phải chịu phí luồng, lạch áp dụng theo quy định tại Thông tư này.
Điều 4. Các trường hợp không chịu phí
Những trường hợp sau đây không phải chịu phí luồng, lạch áp dụng tại luồng sông Sài Gòn:
1. Phương tiện sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của cơ quan Hải quan đang làm nhiệm vụ (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của các cơ quan thanh tra giao thông, Cảng vụ đường thủy nội địa; đơn vị quản lý đường thủy nội địa.
2. Phương tiện tránh bão, cấp cứu.
3. Phương tiện vận chuyển phòng chống lụt bão.
Người sử dụng phương tiện (thuộc sở hữu của mình hoặc người khác) thuộc đối tượng chịu phí quy định tại Điều 3 Thông tư này hoặc người được ủy thác chịu trách nhiệm thanh toán thực hiện trả phí luồng, lạch khi ra vào cảng, bến thủy nội địa theo quy định.
Các cảng vụ đường thủy nội địa quản lý cảng, bến trong khu vực tuyến luồng Sài Gòn (từ cầu đường sắt Bình Lợi đến đập Dầu Tiếng) là cơ quan thu phí. Cảng vụ đường thủy nội địa có trách nhiệm tổ chức thu phí tại các cảng, bến thủy nội địa trong khu vực từ cầu đường sắt Bình Lợi đến đập Dầu Tiếng đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ theo quy định.
1. Mức thu phí được xác định như sau:
Nội dung khoản thu |
Mức thu |
Phí luồng, lạch |
70 đồng/tấn trọng tải toàn phần hoặc trọng tải toàn phần quy đổi/km |
Mức thu trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
(Khoảng cách tính phí dùng đơn vị là km, phần lẻ chưa đến 1 km được làm tròn lên là 1km).
2. Đối với các phương tiện không phải là phương tiện chở hàng hóa được quy đổi khi tính phí luồng, lạch như sau:
a) Phương tiện chuyên dùng: 01 mã lực tương đương với 01 tấn trọng tải toàn phần.
b) Phương tiện chở khách: 01 giường nằm tương đương với 06 ghế hành khách hoặc tương đương với 06 tấn trọng tải toàn phần; 01 ghế hành khách tương đương với 01 tấn trọng tải toàn phần.
3. Định kỳ 03 năm kể từ năm 2016 trở đi, căn cứ tình hình thực tế, chỉ số giá cả và đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính thực hiện điều chỉnh mức thu phí quy định tại Thông tư này bảo đảm nguyên tắc của pháp luật về phí, lệ phí.
1. Chứng từ thu phí luồng, lạch được gọi là vé. Việc in, phát hành, quản lý và sử dụng vé thực hiện theo hướng dẫn về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ của Bộ Tài chính.
2. Vé thu phí vừa là chứng từ kiểm soát khi phương tiện đi qua cảng, bến thủy nội địa nơi thu phí, vừa là chứng từ thanh toán.
Điều 9. Quản lý, sử dụng phí và hạch toán
1. Các cơ quan thu phí thực hiện thu theo hợp đồng với nhà đầu tư và được giữ lại 3,3% (ba phẩy ba phần trăm) trên tổng số tiền phí thu được để chi cho công tác tổ chức thu phí.
2. Tổng số phí thu được sau khi trừ các khoản thuế theo quy định và chi phí tổ chức thu được xác định là khoản tiền hoàn vốn theo phương án tài chính của Hợp đồng BOT Dự án: Cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc.
1. Tổ chức, cá nhân thu phí có trách nhiệm:
a) Thực hiện thông báo công khai (kể cả niêm yết tại nơi bán vé) về đối tượng thuộc diện trả tiền phí, đối tượng không chịu phí, mức thu, phương thức thu và thủ tục thu, nộp phí.
b) Tổ chức các điểm bán vé thuận tiện theo quy định: Tổ chức các điểm bán vé tại cảng, bến thủy nội địa thuận tiện; bán kịp thời, đầy đủ các loại vé theo yêu cầu của người mua.
c) Thực hiện khai, nộp, quản lý, sử dụng phí thu được; công khai chế độ thu phí luồng, lạch theo quy định.
2. Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đơn vị chức năng; thông báo cho các cơ quan thu phí (theo thẩm quyền quản lý) thực hiện thu phí theo đúng quy định tại Thông tư này; kiểm tra, giám sát việc thu, nộp phí của các đơn vị thu phí theo quy định.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2015.
2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí luồng, lạch đối với luồng sông Sài Gòn không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc in phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.