BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/2024/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2024 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 55/2023/TT-BTC NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 2023 CỦA BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 27/2022/NĐ-CP) và Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định số 38/2023/NĐ-CP);
Căn cứ Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg) và Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg (sau đây viết tắt là Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg);
Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg);
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg);
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1719/QĐ-TTg);
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 90/QĐ-TTg);
Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 263/QĐ-TTg);
Thực hiện Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 880/QĐ-TTg);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 55/2023/TT-BTC) như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:
“2. Việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư, hàng hóa, dịch vụ; sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng tài sản: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu; đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; xây dựng, công nghệ thông tin; quản lý, sử dụng tài sản công và quy định pháp luật có liên quan trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Trường hợp giao chủ dự án tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đề thực hiện dự án phát triển sản xuất được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 3 như sau:
“Việc kiểm soát chi, tạm ứng, thanh toán kinh phí thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 17/2024/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước.”
3. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng “-” thứ hai điểm e khoản 2 Điều 4 như sau:
“Chi thuê dẫn chương trình; chi biên soạn đề thi, đáp án, thù lao cho ban giám khảo, ban tổ chức; chi giải thưởng cho cá nhân, tập thể; thuê văn nghệ, diễn viên; hỗ trợ tiền ăn, thuê phòng nghỉ cho thành viên ban tổ chức, thành viên hội đồng nghệ thuật, thí sinh; nghệ nhân, diễn viên: Áp dụng quy định tại Thông tư số 56/2023/TT-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở (sau đây viết tắt là Thông tư số 56/2023/TT-BTC); Thông tư số 40/2017/TT-BTC; Thông tư số 09/2016/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định về tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng và thực tế phát sinh trên cơ sở các hóa đơn, chứng từ hợp pháp.”
4. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng “-” thứ ba điểm e khoản 2 Điều 4 như sau:
“- Chi thù lao cho các hoạt động tập luyện, biểu diễn của diễn viên, người tham gia cuộc thi, ngày hội, giao lưu, liên hoan, trình diễn, tái hiện, thực nghiệm:
+ Thù lao luyện tập chương trình mới: Mức thù lao cho 01 buổi tập chương trình mới là 75.000 đồng/người/buổi/4 giờ. Trường hợp buổi tập không đảm bảo 04 giờ, mức thù lao cho 01 buổi tập chương trình mới là 60.000 đồng/người/buổi. Số buổi tập tối đa cho một chương trình mới là 10 buổi.
+ Mức thù lao trong chương trình biểu diễn lưu động:
. Mức thù lao cho 01 buổi biểu diễn lưu động đối với vai chính là 100.000 đồng/người. Số lượng tuyên truyền viên đóng vai chính trong các chương trình biểu diễn lưu động do Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thông tin triển lãm hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp tỉnh, cấp huyện quyết định.
. Mức thù lao cho 01 buổi biểu diễn lưu động đối với các vai diễn khác là 80.000 đồng/người.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Chi phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân
Nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ đối với các hoạt động phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân: Thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các hoạt động lâm nghiệp được sử dụng vốn sự nghiệp cho Tiểu dự án 1.”
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 12 như sau:
“4. Chi hỗ trợ vật tư, nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, công cụ, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ: Nội dung và mức hỗ trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án trong phạm vi mức hỗ trợ một (01) dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế đã được phê duyệt và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 10 Điều 4 Thông tư này.”
7. Sửa đổi điểm a khoản 5 Điều 14 như sau:
“5. Hỗ trợ tổ chức các hoạt động thu hút đầu tư, hội chợ, triển khai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:
a) Chi tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại thị trường nội địa; kết nối tiêu thụ sản phẩm, các phiên chợ, tuần hàng, hội chợ, giao lưu, diễn đàn, các lễ hội gắn thương mại với du lịch; chi hỗ trợ xây dựng và thực hiện một số mô hình nhằm tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho địa phương: Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 11/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Thông tư số 80/2022/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn về định mức sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư và Điều 4 Thông tư này, thực tế phát sinh trên cơ sở các hóa đơn, chứng từ hợp pháp;”
8. Bổ sung điểm g khoản 4 Điều 35 như sau:
“g. Tổ chức giám sát, hỗ trợ kỹ thuật giữa các tuyến: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Thông tư này.”
9. Bổ sung khoản 6 Điều 35 như sau:
“6. Chi lập hồ sơ, sổ theo dõi định kỳ; tư vấn tại cộng đồng (bao gồm cả hướng dẫn về tuân thủ điều trị và tư vấn chăm sóc sức khỏe): Mức chi 50.000 đồng/trẻ/tháng và tối đa 300.000 đồng/cơ sở y tế/tháng.”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:
“Điều 46. Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín
Chi cho các hoạt động biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 10 mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg và hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc. Nội dung và mức chi tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. Việc mua sắm thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Riêng đối với chi tặng quà cho các điển hình tiên tiến: Mức chi tối đa trị giá 500.000 đồng/người/lần và không quá 02 (hai) lần/năm.”
11. Bổ sung khoản 5 Điều 59 như sau:
“5. Chi tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng giữa các tuyến: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Thông tư này.”
12. Bổ sung khoản 4 Điều 71 như sau:
“4. Chi tập huấn, hướng dẫn tổ chức các giao dịch việc làm: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.”
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 76 như sau:
“4. Chi tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động của đài truyền thanh xã đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo (trong trường hợp huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã): Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương đối với các xã thực hiện nhiệm vụ thiết lập mới đài truyền thanh xã bình quân tối đa 300 triệu đồng/xã/huyện đảo (tính trên địa bàn tỉnh); mức hỗ trợ nâng cấp, chuyển đổi công nghệ bình quân tối đa bằng 70% mức bình quân tối đa hỗ trợ thiết lập mới. Việc mua sắm thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quản lý, sử dụng tài sản công.”
14. Bổ sung điểm e khoản 2 Điều 77 như sau:
“e) Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Mức chi theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư số 40/2017/TT-BTC.”
15. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 93 như sau:
“b) Việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân triển khai các đề tài, dự án, mô hình (sau đây gọi chung là nhiệm vụ khoa học công nghệ) của chương trình: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2023/TT-BKHCN ngày 12 tháng 10 năm 2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước;”
16. Bổ sung Mục 11 và Điều 124a vào sau Điều 124 như sau:
“Mục 11
DUY TU BẢO DƯỠNG VÀ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH SAU ĐẦU TƯ SAU KHI ĐÃ HOÀN THÀNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
Điều 124a. Duy tu, bảo dưỡng, vận hành các công trình sau đầu tư sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng
1. Duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình sau đầu tư sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định tại điểm b khoản 1 mục V Quyết định số 263/QĐ-TTg và khoản 21 Điều 1 Thông tư số 07/2024/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 05 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
2. Mức kinh phí sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng theo Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với từng công trình sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng.
3. Lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 và Điều 17 Thông tư này.”
Điều 2. Bãi bỏ khoản 3 Điều 34 của Thông tư số 55/2023/TT-BTC
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 12 năm 2024.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.