BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/2010/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2010 |
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP, ngày 03
tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009
ngày 9/10/2009 về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hoá ngày 21/11/2007;
Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng ngày 24/3/2004;
Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản
xuất, kinh doanh phân bón; Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31/12/2007 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày
07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh
và sử dụng phân bón;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung giống cây
trồng, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này
1. Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bao gồm: 07 giống lúa thuần; 01 giống lúa nếp; 03 giống lúa lai, 01 giống ngô lai, 01 giống thuốc lá và 03 giống cỏ (Phụ lục 01 kèm theo).
2. Danh mục bổ sung các loại phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam (bao gồm phân bón đăng ký lại từ Danh mục phân bón ban hành kèm theo Quyết định số 40/2004/QĐ-BNN ngày 19/8/2009; Quyết định số 77/2005/QĐ-BNN ngày 23/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) (Phụ lục 02 kèm theo) bao gồm 08 loại, được chia thành:
Phân vi sinh vật: 01 loại;
Phân hữu cơ vi sinh: 03 loại;
Phân hữu cơ sinh học: 02 loại;
Phân có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng: 01 loại;
Phân hữu cơ khoáng: 01 loại.
3. Danh mục các loại phân bón thay thế các loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam nhưng có sự điều chỉnh về tên phân bón, thành phần, hàm lượng các chất đăng ký và đơn vị đăng ký (Phụ lục 03 kèm theo), bao gồm 27 loại, được chia thành:
Phân hữu cơ vi sinh: 02 loại;
Phân hữu cơ khoáng 04 loại;
Phân bón lá: 21 loại;
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.