THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 65-TTG-NC |
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 1964 |
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC MẤT SỨC LAO ĐỘNG Ở CÁC CÔNG TRƯỜNG, XÍ NGHIỆP
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Kính gửi: |
- Các ông bộ trưởng các bộ, các ông thủ trưởng các
cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc hội đồng chính phủ |
Hiện nay trong các công trường, xí nghiệp (kể cả các công trường, xí nghiệp của Bộ Quốc phòng) có một số đông công nhân, viên chức ốm đau lâu ngày, sức yếu (trong đó có những người được điều trị, điều dưỡng nhiều lần những sức khoẻ vẫn không hồi phục) nên không tham gia sản xuất được hoặc chỉ tham gia được rất ít.
Căn cứ vào các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành, nhiều xí nghiệp, công trường đã giải quyết cho một số về hưu hoặc thôi việc vì mất sức lao động; nhưng còn một số đông công nhân, viên chức ốm đau, mất sức lao động chưa được giải quyết. Tình hình đó trở ngại lớn đến việc ổn định tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, ảnh hưởng đến việc tăng năng suất, hạ giá thành trong các công trường, xí nghiệp. Mặt khác bản thân các công nhân, viên chức vì yếu đau lâu ngày không tham gia sản xuất được cũng không an tâm phấn khởi, và có nơi lại phát sinh thắc mắc giữa những người sản xuất và người nghỉ việc, làm ảnh hưởng đến đoàn kết trong nội bộ công trường, xí nghiệp.
Vì vậy việc giải quyết vấn đề công nhân, viên chức mất sức lao động ở các công trường, xí nghiệp đã trở thành một vấn đề cấp bách; giải quyết được nhanh, tốt sẽ ổn định được tư tưởng cho những người ốm đau và góp phần ổn định tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong các công trường, xí nghiệp.
Căn cứ vào điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội và Thông tư số 84-TTg ngày 20 tháng 8 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các chính sách, chế độ và kế hoạch để giải quyết vấn đề công nhân, viên chức ốm đau, mất sức lao động ở các công trường, xí nghiệp, kể cả các công trường, xí nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng như sau:
Những công nhân, viên chức ốm đau lâu ngày, mất sức lao động, thì nay được khám lại sức khoẻ để xác định tỷ lệ mất sức lao động và được giải quyết như sau:
1. Những người mất sức lao động từ 60% trở lên thì tuỳ theo điều kiện của từng người sẽ được về hưu hoặc được thôi việc vì mất sức lao động theo đúng như đã quy định trong điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội và trong Thông tư số 84-TTg ngày 20 tháng 8 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ.
Những người này được hưởng trợ cấp theo chế độ hiện hành. Đối với những công nhân, viên chức là người miền Nam tập kết, nay được về hưu hoặc thôi việc, nếu hàng tháng số tiền được trợ cấp dưới 25 đồng thì được nâng lên 25 đồng theo Chỉ thị số 1000-TTg ngày 09 tháng 8 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Những người mất sức lao động từ 40 đến 59% thì được điều dưỡng. Sau một thời gian điều dưỡng:
- Người nào sức khoẻ đã hồi phục thì sẽ trở lại làm việc, và công trường, xí nghiệp có trách nhiệm sắp xếp công việc thích hợp cho họ;
- Người nào còn ốm yếu, không thể tiếp tục làm việc ở công trường, xí nghiệp nữa, sẽ coi như mất sức lao động trên 60% và được về hưu hoặc được thôi việc như nói ở điểm 1 trên.
Đối với những người ốm đau lâu ngày đã được điều trị, điều dưỡng nhiều lần, nhưng sức khoẻ vẫn không hồi phục, không tham gia sản xuất được, thì không cần điều dưỡng nữa mà có thể coi như mất sức lao động trên 60% để cho về hưu hoặc thôi việc.
3. Để việc giải quyết vấn đề công nhân, viên chức mất sức lao động ở các công trường, xí nghiệp làm được nhanh chóng và thận trọng, nay áp dụng thủ tục sau đây:
- Giám đốc xí nghiệp hoặc trưởng ban chỉ huy công trường làm chủ tịch,
- Cán bộ phụ trách y tế của công trường, xí nghiệp,
- Đại biểu công đoàn của công trường, xí nghiệp,
- Cán bộ theo dõi lao động, tiền lương.
Hội đồng có nhiệm vụ xét và quyết định những trường hợp cho về hưu hoặc thôi việc theo như quy định ở những điểm 1, 2 trên đây.
b) Gặp những trường hợp khó khăn mà “hội đồng giám định sức khoẻ” của công trường, xí nghiệp không quyết định được, hoặc gặp trường hợp người công nhân, viên chức được cho về hưu hoặc thôi việc có khiếu nại, thì công trường, xí nghiệp gửi hồ sơ lên hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố sở tại để khám lại sức khoẻ, xác định tỷ lệ mất sức lao động, đề xuất ý kiến để Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố sở tại quyết định. Để giải quyết những trường hợp này được tốt Ủy ban hành chính địa phương sẽ thành lập một hội đồng gồm có:
- Một uỷ viên Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố làm chủ tịch,
- Chủ tịch hội đồng giám định y khoa,
- Đại biểu Liên hiệp Công đoàn,
- Đại biểu Sở, Ty Lao động.
4. Đối với những người vì mất sức lao động mà phải thôi việc dù được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng, công trường, xí nghiệp và chính quyền địa phương có trách nhiệm giúp đỡ họ công ăn việc làm để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, bồi dưỡng sức khoẻ. Đối với những người có cơ sở ở nông thôn, có gia đình vợ con ở nông thôn thì vận động họ về nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp, làm các nghề thủ công nghiệp hoặc các nghề phụ gia đình. Đối với những người không về nông thôn được, thì ban phụ trách công trường, xí nghiệp phối hợp cùng công đoàn cơ sở có thể giúp họ tổ chức thành những cơ sở sản xuất nhỏ, và nếu có điều kiện thì công trường, xí nghiệp dành những phế liệu để giúp cho các cơ sở đó có việc làm. Ủy ban hành chính và cơ quan lao động địa phương cần ưu tiên dành cho họ các công việc sản xuất tiểu thủ công hợp với điều kiện sức khoẻ của họ. Nếu ở địa phương có những xí nghiệp, công trường có các công việc nhẹ phải thuê nhân công ở ngoài để làm như: làm hộp, đan sọt, đóng thùng, làm đinh v.v… thì cơ quan lao động địa phương nên bàn với các xí nghiệp,công trường ấy để sử dụng những người mất sức lao động.
1. Việc khám sức khoẻ, xác định tỷ lệ mất sức lao động chủ yếu là làm ở công trường, xí nghiệp do y tế công trường, xí nghiệp phụ trách dưới sự hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Y tế và cơ quan y tế tỉnh, thành phố. Gặp những trường hợp khó khăn mà y tế công trường, xí nghiệp không xác định được thì chuyển lên hội đồng giám định y khoa của tỉnh, thành phố sở tại xác định.
2. Tổ chức điều dưỡng: Các ngành ở trung ương tuỳ theo điều kiện của mình mà tổ chức việc điều dưỡng cho công nhân, viên chức mất sức lao động từ 40 đến 59%. Trừ những ngành đã có sẵn cơ sở điều dưỡng tập trung, còn nói chung là nên tổ chức điều dưỡng tại chỗ do công trường, xí nghiệp phụ trách. Tuỳ theo khả năng của mình và tuỳ theo số người cần điều dưỡng, công trường, xí nghiệp có thể tổ chức điều dưỡng cho tất cả những người mất sức lao động trong một đợt hoặc làm nhiều đợt. Bộ Y tế và cơ quan y tế địa phương có nhiệm vụ giúp đỡ về mặt chuyên môn.
Bộ Nội thương có nhiệm vụ cung cấp các thực phẩm cần thiết cho người điều dưỡng (đường, sữa, thịt, cá…) theo tiêu chuẩn điều dưỡng mà Bộ Y tế đã quy định.
Về thời gian bồi dưỡng thì tuỳ theo bệnh tình nặng nhẹ của mỗi người, nhưng nói chung là không quá sáu tháng.
Về chế độ thuốc men, bồi dưỡng và những chi phí khác cho việc điều dưỡng thì quy định như sau:
a) Tiền thuốc men: Mỗi ngày bình quân mỗi người là 0đ40 như Bộ Y tế đã quy định. Số tiền này một phần do công trường, xí nghiệp trích ở tiêu chuẩn y tế phí mà Nhà nước đã cấp cho mỗi công nhân, viên chức, thiếu bao nhiêu do ngân sách Nhà nước đài thọ.
b) Tiền bồi dưỡng: Mỗi ngày bình quân mỗi người là 0đ60 do ngân sách Nhà nước đài thọ.
Ngoài ra đối với những chi phí khác như mua dụng cụ y tế, trả lương cho người phục vụ, các ngành có liên quan tự lo liệu lấy. Trong trường hợp các ngành tự lo liệu lấy mà không đủ thì có thể xin ngân sách Nhà nước cấp thêm. Bộ Y tế được dự trù một khoản kinh phí đặc biệt để cấp cho các ngành ấy.
1. Việc cho hàng loạt công nhân, viên chức đi điều dưỡng lần này là một trường hợp đặc biệt do có nhiều công nhân, viên chức đã tham gia kháng chiến, sức khoẻ sút kém, hoặc do việc tuyển dụng công nhân viên chức từ ngày hoà bình lập lại làm không được tốt. Các ngành có liên quan cần phải tích cực giải quyết vấn đề công nhân, viên chức mất sức lao động cho xong trong năm nay để chóng ổn định tổ chức sản xuất, tổ chức lao động ở các công trường, xí nghiệp, không được để dây dưa kéo dài tình trạng này.
Nhưng khi giải quyết cần bảo đảm thi hành đúng các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với công nhân, viên chức, cho nên các công trường, xí nghiệp cũng như Ủy ban hành chính địa phương phải hết sức thận trọng, phải cân nhắc nhiều mặt, tránh tư tưởng nóng vội, muốn giải quyết cho xong việc.
2. Từ nay về sau, để hạn chế đến mức tối đa số người ốm đau, mất sức lao động ở các công trường, xí nghiệp, một mặt các ngành cùng Bộ Y tế, Bộ Lao động, Tổng Công đoàn Việt Nam, cần có chính sách, kế hoạch chăm lo bảo vệ sức khoẻ lâu dài cho công nhân, viên chức nhất là đối với những công nhân, viên chức làm những nghề nặng nhọc, hoặc làm việc ở những nơi khí hậu xấu; mặt khác các cơ quan, công trường, xí nghiệp khi tuyển dụng người vào làm việc phải theo đúng những điều quy định trong “điều lệ tuyển dụng công nhân, viên chức”.
3. Khi có những công nhân, viên chức thôi việc vì mất sức lao động, nói chung các ngành không được tuyển dụng người thay thế. Trong trường hợp cần thiết tuyển dụng người thay thế thì phải có sự thoả thuận của Bộ Nội vụ hoặc Bộ Lao động và theo đúng các thủ tục hiện hành.
5. Đối với những người già yếu, đến tuổi về hưu, thì các ngành quyết định cho họ về hưu theo chế độ hiện hành mà không giải quyết theo cách thức nói trong thông tư này.
Giải quyết vấn đề công nhân, viên chức ốm yếu, mất sức lao động ở các công trường, xí nghiệp có ý nghĩa về mặt xã hội cũng như về mặt kinh tế. Đó lại là vấn đề phức tạp. Các ngành cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể để việc giải quyết được khẩn trương và thận trọng. Cần làm tốt công tác tư tưởng để người về hưu hoặc thôi việc được yên tâm, phấn khởi, thấy được sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước. Sau khi giải quyết xong vấn đề này, các ngành cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ biết lợi ích kinh tế cụ thể mà việc giải quyết ấy đem lại cho tổ chức và hoạt động của các công trường, xí nghiệp.
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.