BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2012/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2012 |
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/06/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Tài chính;
Thực hiện công văn số 2434/TTg-KTTH ngày 26/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc hoạt động tạm nhập tái xuất xăng dầu sang Lào.
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với xăng, dầu có nguồn gốc mua từ nước ngoài tạm nhập khẩu để sử dụng hoán đổi đối với xăng, dầu mua từ nhà máy lọc dầu Dung Quất tái xuất sang Lào.
Thông tư này quy định thủ tục hải quan đối với xăng, dầu có nguồn gốc mua từ nước ngoài tạm nhập khẩu để sử dụng hoán đổi đối với xăng, dầu mua từ nhà máy lọc dầu Dung Quất tái xuất sang Lào.
1. Tổng công ty Dầu Việt Nam (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Thương nhân).
2. Cơ quan Hải quan.
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG, DẦU TẠM NHẬP CÓ NGUỒN GỐC MUA TỪ NƯỚC NGOÀI
Điều 3. Thủ tục hải quan đối với xăng dầu tạm nhập
1. Thủ tục tạm nhập xăng, dầu có nguồn gốc mua từ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư số 165/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu; nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất và pha chế xăng dầu; nhập khẩu nguyên liệu để gia công xuất khẩu xăng dầu.
2. Thời hạn xăng, dầu tạm nhập có nguồn gốc mua từ nước ngoài lưu lại tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 2 Thông tư số 165/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài chính
3. Tờ khai hải quan ghi rõ tiêu chí loại hình là “TN/HĐXDTX”.
Điều 4. Thanh khoản tờ khai hải quan tạm nhập
1. Thương nhân có trách nhiệm thanh khoản lượng xăng, dầu có nguồn gốc mua từ nước ngoài đã tạm nhập khẩu để sử dụng hoán đổi đối với xăng, dầu mua từ nhà máy lọc dầu Dung Quất tái xuất sang Lào.
2. Việc thanh khoản quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này được thực hiện theo từng tờ khai hải quan tạm nhập.
3. Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản: chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn lưu lại tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Thông tư này.
4. Hồ sơ thanh khoản
a) Văn bản đề nghị thanh khoản tờ khai tạm nhập của Thương nhân: 01 bản chính;
b) Tờ khai hải quan tạm nhập: 01 bản chính;
c) Tờ khai hải quan tái xuất: các bản chính;
d) Phiếu theo dõi và trừ lùi: 01 bản chính;
đ) Hợp đồng mua xăng, dầu của Thương nhân với nhà máy lọc dầu Dung Quất: 01 bản chính;
e) Hóa đơn mua xăng, dầu: 01 bản chính.
Điều 5. Trách nhiệm của Thương nhân đối với xăng dầu tạm nhập
1. Thực hiện thủ tục tạm nhập xăng, dầu có nguồn gốc mua từ nước ngoài theo quy định tại Điều 3 Thông tư này và khoản 1, 2, 3 Điều 6 Thông tư số 165/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài chính.
2. Thực hiện thanh khoản tờ khai tạm nhập theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Trường hợp chủng loại xăng, dầu đã tạm nhập không đúng với chủng loại xăng, dầu mua từ nhà máy lọc dầu Dung Quất tái xuất sang Lào thì Thương nhân phải thực hiện thủ tục tạm nhập xăng, dầu mới có chủng loại đúng với chủng loại xăng, dầu tái xuất sang Lào.
4. Trường hợp xăng, dầu đã tạm nhập nhưng không đúng chủng loại, không đúng số lượng hoặc đúng chủng loại, số lượng không tái xuất hoặc không tái xuất hết, được chuyển vào tiêu thụ nội địa thì Thương nhân thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 126/2011/TT-BTC ngày 07/9/2011 của Bộ Tài chính.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan
1. Đối với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập xăng, dầu
a) Thực hiện thủ tục tạm nhập xăng, dầu có nguồn gốc mua từ nước ngoài theo quy định tại Điều 3 Thông tư này và Điều 5 Thông tư số 165/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài chính;
b) Theo dõi thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản của Thương nhân và thực hiện thanh khoản tờ khai tạm nhập theo quy định tại Điều 4 Thông tư này; xử lý các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế và vi phạm (nếu có) theo quy định hiện hành;
c) Vào ngày 30 hàng tháng, Chi cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý về kết quả thanh khoản tờ khai tạm nhập (theo mẫu HQ 01- CCTKTKTN ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Đối với Cục Hải quan tỉnh, thành phố
Mỗi quý, vào ngày 05 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ báo cáo kết quả thanh khoản tờ khai tạm nhập xăng, dầu của Chi cục Hải quan có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan kết quả thanh khoản tờ khai tạm nhập (theo mẫu HQ 02 - CTKTKTN ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi kèm các báo cáo kết quả thanh khoản tờ khai tạm nhập của Chi cục Hải quan.
Điều 7. Thủ tục hải quan đối với xăng dầu tái xuất
1. Thủ tục tái xuất xăng, dầu có nguồn gốc mua từ nhà máy lọc dầu Dung Quất thực hiện theo quy định tại Điều 8, điểm 2.1, 2.2, khoản 2, Điều 9 Thông tư số 165/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài chính. Xăng, dầu tái xuất sang Lào có nguồn gốc mua từ nhà máy lọc dầu Dung Quất phải đúng với số lượng, chủng loại xăng, dầu thực tế đã tạm nhập khẩu.
2. Ngoài các chứng từ phải nộp theo quy định tại điểm 2.1, 2.2, khoản 2, Điều 9 Thông tư số 165/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài chính thì Thương nhân phải bổ sung thêm các chứng từ sau:
a) Hợp đồng mua xăng, dầu của Thương nhân với nhà máy lọc dầu Dung Quất: 01 bản sao y bản chính (xuất trình bản chính hợp đồng mua xăng, dầu của Thương nhân với nhà máy lọc dầu Dung Quất để công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu với bản sao y bản chính);
b) Hóa đơn mua xăng, dầu: 01 bản chính.
3. Tờ khai hải quan ghi rõ tiêu chí loại hình là “TX/HĐXDTN”.
Điều 8. Trách nhiệm của Thương nhân đối với xăng dầu tái xuất
Thực hiện thủ tục tái xuất xăng, dầu có nguồn gốc mua từ nhà máy lọc dầu Dung Quất theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và Điều 12 Thông tư số 165/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài chính.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan
1. Đối với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất xăng, dầu
a) Thực hiện thủ tục tái xuất xăng, dầu có nguồn gốc mua từ nhà máy lọc dầu Dung Quất theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và Điều 10 Thông tư số 165/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài chính;
b) Vào ngày 30 hàng tháng, Chi cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý trực tiếp về kết quả thực hiện thủ tục tái xuất xăng, dầu sang Lào (theo mẫu HQ 03 - CCTTTX ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Đối với Cục Hải quan tỉnh, thành phố
Mỗi quý, vào ngày 05 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ báo cáo kết quả thực hiện thủ tục tái xuất xăng, dầu sang Lào của Chi cục Hải quan có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan kết quả thực hiện thủ tục tái xuất xăng, dầu sang Lào (theo mẫu HQ 04 - CTTTX ban hành kèm Thông tư này) và gửi kèm các báo cáo kết quả thực hiện thủ tục tái xuất xăng, dầu sang Lào của Chi cục Hải quan.
3. Đối với Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất
Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất (nơi xăng, dầu xuất qua biên giới) có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 3, Điều 11 Thông tư số 165/2010/TT-BTC.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012.
Đối với những tờ khai tạm nhập “TN/HĐXDTX” đăng ký trong thời gian hiệu lực của Thông tư này được tiếp tục thực hiện hoán đổi xăng dầu mua từ nhà máy lọc dầu Dung Quất tái xuất sang Lào cho đến hết thời điểm thanh khoản tờ khai tạm nhập theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Dầu Việt Nam (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nội dung quy định tại Thông tư này và đề xuất báo cáo Bộ Tài chính trong tháng 12 năm 2012.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Tổng công ty Dầu Việt Nam (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức quản lý, theo dõi và thực hiện nội dung quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền giải quyết, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (qua Tổng cục Hải quan) để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.