BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2006/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2006 |
Căn cứ Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu số 45/QH11 ngày 14/5/2005; Căn cứ Luật thuế giá trị gia
tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế giá trị gia tăng số 07/2003/QH11 ngày 17/6/2003, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng số
57/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 478/VPCP-KTTH ngày
25/1/2006 của Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc miễn thuế đối với hàng nông sản chưa qua chế biến
do các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại các tỉnh của Campuchia
giáp biên giới Việt Nam nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất hàng hoá tại Việt
Nam như sau:
Hàng hoá nông sản chưa qua chế biến (theo Danh mục I ban hành kèm theo Thông tư này) do các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng (bằng các hình thức như: bỏ vốn, trực tiếp trồng hoặc đầu tư bằng tiền, hiện vật) tại các tỉnh của Campuchia giáp biên giới Việt Nam (theo Danh mục II ban hành kèm theo Thông tư) nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất hàng hoá tại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu và không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
Các trường hợp chỉ mua lại sản phẩm hoặc đầu tư tại các tỉnh của Campuchia không giáp biên giới với Việt nam không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.
2. Thủ tục miễn thuế nhập khẩu:
Các doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu qui định tại Thông tư này phải có đầy đủ các hồ sơ theo qui định sau:
- Công văn đề nghị miễn thuế nhập khẩu của doanh nghiệp trong đó ghi cụ thể số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá nhập khẩu;
- Văn bản xác nhận cho phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền tại Campuchia nơi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư (bản photocopy kèm bản dịch tiếng Việt có đóng dấu và xác nhận của doanh nghiệp);
- Hợp đồng hoặc Thoả thuận ký kết với phía Campuchia về việc hỗ trợ đầu tư, trồng và nhận lại nông sản, trong đó ghi rõ số tiền, hàng đầu tư vào từng lĩnh vực và tương ứng là số lượng, chủng loại, trị giá từng loại nông sản sẽ thu hoạch được. Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng nông sản, doanh nghiệp phải nộp bản sao và xuất trình bản chính Hợp đồng hoặc Thoả thuận ký kết với phía Campuchia về hỗ trợ đầu tư, trồng và nhận lại nông sản nêu trên để cơ quan Hải quan (nơi đơn vị làm thủ tục nhập khẩu hàng) đối chiếu;
- Chứng từ liên quan đến việc hỗ trợ đầu tư, trồng nông sản tại các tỉnh của Campuchia giáp biên giới Việt nam.
Căn cứ hồ sơ nêu trên, cơ quan Hải quan (nơi đơn vị nhập khẩu hàng) kiểm tra, đối chiếu với hàng hoá thực tế nhập khẩu để xử lý miễn thuế nhập khẩu cho từng lô hàng nhập khẩu, đồng thời xác nhận “Hàng miễn thuế” trên Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu.
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá đã được xử lý miễn thuế nhập khẩu, nếu phát hiện hàng không thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu sẽ bị truy thu và xử phạt theo các qui định hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Cơ quan Hải quan xử lý miễn thuế nhập khẩu và mở sổ theo dõi. Định kỳ hàng tháng, hàng quí, năm lập báo cáo (Tên doanh nghiệp, số lượng, chủng loại trị giá mặt hàng miễn thuế) gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan). Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CÁC TỈNH GIÁP BIÊN GIỚI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2006 /TT-BTC ngày 29/6/2006 của Bộ Tài chính)
1/ GIA LAI – RATTANAKIRI
2/ ĐẮC LẮC – MONDONKIRI
3/ BÌNH PHƯỚC – KRATIE
4/ TÂY NINH – KOMPÔNG CHĂM
5/ LONG AN – SVAY RIÊNG
6/ ĐỒNG THÁP – PRÂY VENG
7/ AN GIANG – TA KEO
8/ KIÊN GIANG – CAMPỐT
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.