BỘ
NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- |
Số: 59/2009/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2009 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 107/2008/QĐ-TTG NGÀY 30/7/2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN ĐẾN 2015
Căn cứ Nghị định số
01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến,
tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015 (sau đây gọi là Quyết định số
107/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ);
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số Điều của Quyết
định số 107/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện khoản 1, 2, 3 Mục III, Điều 1; khoản 1, 2 Điều 2 Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung; tiêu chí cơ sở hạ tầng vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung; nguồn vốn và nội dung đầu tư, hỗ trợ.
2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn.
Điều 2. Hướng dẫn điểm a, khoản 1, Mục III, Điều 1 về tiêu chí xác định vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung
1. Nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất cho sản xuất rau, quả, chè từ 10 năm trở lên được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
2. Quy mô diện tích của một vùng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, phù hợp với từng cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương.
3. Là vùng chuyên sản xuất rau hoặc vùng rau có luân canh cây ngắn ngày khác; vùng chuyên canh cây ăn quả, chè.
4. Đáp ứng các tiêu chí về đất, nước theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn; không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, nghĩa trang.
Điều 3. Hướng dẫn khoản 2, Điều 2 về tiêu chí cơ sở hạ tầng vùng sản xuất rau an toàn tập trung
1. Hệ thống giao thông:
a) Đường giao thông nối từ trục giao thông chính tới vùng sản xuất: có mặt đường rộng tối thiểu 3,5 m là đường cấp phối trở lên;
b) Đường trục chính của vùng có mặt đường rộng 2,5m; đường nhánh có mặt đường rộng 1,5m.
2. Hệ thống tưới: Tuỳ điều kiện từng vùng, nguồn nước và loại rau để lựa chọn xây dựng hệ thống tưới phù hợp:
a) Hệ thống kênh mương và bể chứa được xây dựng kiên cố nếu sử dụng nguồn nước mặt (sông, hồ);
b) Hệ thống bể chứa, bể lọc, máy bơm, mương tưới hoặc ống dẫn phù hợp nếu sử dụng nguồn nước ngầm;
c) Khuyến khích đầu tư hệ thống tưới phun mưa, nhỏ giọt để tiết kiệm công lao động và nước tưới.
3. Chất lượng nước tưới theo điểm c, khoản 1, Điều 3 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Hệ thống tiêu nước: Tuỳ điều kiện vùng đất và loại rau để xây dựng hệ thống tiêu nước phù hợp, bao gồm tiêu nước tự chảy hoặc bơm.
5. Nhà sơ chế: Mỗi vùng sản xuất xây dựng tối thiểu 01 nhà sơ chế, phù hợp với quy mô sản xuất và chủng loại sản phẩm. Nhà sơ chế gồm: khu vực tiếp nhận; khu vực sơ chế; khu vực bảo quản; khu cung cấp nước: bể chứa, bể rửa; khu vệ sinh và khu chứa phế thải.
Các trang thiết bị sơ chế phải đảm bảo vệ sinh, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.
6. Trạm cấp nước phục vụ sơ chế:
a) Thiết bị: Đối với những vùng chưa được cấp nước đủ tiêu chuẩn phải xây dựng trạm bơm, bể lọc, bể lắng phục vụ sơ chế; công suất phụ thuộc diện tích vùng, khối lượng sản phẩm cần sơ chế.
b) Chất lượng nước sơ chế:
- Đối với vùng được cấp nước từ trạm cấp nước tập trung quy mô lớn: Phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;
- Đối với các vùng khác: Phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch, ban hành theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ Y tế (có hiệu lực đến ngày 30/11/2009) hoặc theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009 (có hiệu lực từ ngày 1/12/2009).
7. Bể chứa chất thải vật tư nông nghiệp: Xây dựng ít nhất 01 bể chứa/02 ha để thu gom chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Bể chứa xây kiên cố có đáy, mái che.
8. Hệ thống điện: Gồm hệ thống đường dây và trạm biến áp; có công suất phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng; đáp ứng yêu cầu sản xuất, sơ chế.
9. Nhà lưới: Tùy theo điều kiện của từng vùng, chủng loại rau, thời vụ trồng để đầu tư nhà màn, nhà lưới, mái che kiên cố hoặc bán kiên cố có quy mô phù hợp.
Điều 4. Hướng dẫn khoản 2, Điều 2 về tiêu chí cơ sở hạ tầng vùng sản xuất quả, chè an toàn tập trung
1. Hệ thống giao thông:
a) Đường giao thông nối từ trục giao thông chính tới vùng sản xuất: có mặt đường rộng tối thiểu 3,5 m là đường cấp phối trở lên;
b) Đường trục chính của vùng có mặt đường rộng 2,5m; đường nhánh có mặt đường rộng 1,5m.
2. Hệ thống tưới:
a) Vùng đất bằng: Tuỳ điều kiện từng vùng, nguồn nước để lựa chọn đầu tư hệ thống tưới phù hợp như:
- Hệ thống kênh mương và bể chứa được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố nếu sử dụng nguồn nước mặt (sông, hồ);
- Hệ thống bể chứa, bể lọc, máy bơm, mương tưới hoặc ống dẫn phù hợp nếu sử dụng nguồn nước ngầm.
b) Vùng đất đồi, núi: Khuyến khích xây dựng bổ sung hồ, bể chứa nước, trạm bơm, hệ thống đường ống dẫn nước phù hợp với từng địa hình.
c) Khuyến khích đầu tư hệ thống tưới phun mưa, nhỏ giọt để tiết kiệm công lao động và nước tưới .
d) Chất lượng nước tưới như quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này.
3. Hệ thống tiêu nước: Tuỳ điều kiện từng vùng và loại cây trồng để thiết kế hệ thống tiêu nước phù hợp, bao gồm tiêu nước tự chảy hoặc bơm.
4. Nhà tập kết, sơ chế sản phẩm:
a) Mỗi vùng sản xuất chè xây dựng tối thiểu 01 nhà tập kết sản phẩm có quy mô phù hợp với diện tích và sản lượng chè của vùng;
b) Mỗi vùng sản xuất quả xây dựng tối thiểu 01 nhà sơ chế, có quy mô phù hợp với diện tích vùng và khối lượng quả cần sơ chế. Nhà sơ chế gồm có khu vực tiếp nhận; khu vực sơ chế; khu vực bảo quản; khu cung cấp nước: bể chứa, bể rửa; khu vệ sinh và khu chứa phế thải.
Các trang thiết bị sơ chế phải đảm bảo vệ sinh, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.
5. Trạm cấp nước phục vụ sơ chế quả: Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 của Thông tư này.
6. Bể chứa chất thải vật tư nông nghiệp: Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của Thông tư này.
7. Hệ thống điện: Gồm hệ thống đường dây và trạm biến áp; có công suất phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng; đáp ứng yêu cầu sản xuất, sơ chế qủa, chè.
Điều 5. Hướng dẫn khoản 1, 2, 3 Mục III Điều 1 về nguồn vốn và nội dung đầu tư, hỗ trợ
1. Ngân sách Nhà nước gồm ngân sách địa phương và ngân sách trung ương đầu tư cho các nội dung sau:
a) Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện) đầu tư 100% kinh phí cho điều tra cơ bản khảo sát địa hình, xác định các vùng đủ điều kiện sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung, lập các dự án đầu tư phát triển rau, qủa, chè an toàn.
b) Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện), ngân sách Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc các Bộ ngành khác, tùy điều kiện cụ thể có thể đầu tư đến mức tối đa 100% kinh phí cho xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng: giao thông; kênh mương tưới, tiêu cấp 1, cấp 2; trạm bơm; hệ thống điện hạ thế theo dự án được phê duyệt.
2. Ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư cho các nội dung sau:
a) Chợ bán buôn, kho bảo quản, trạm cấp nước phục vụ sơ chế, nhà sơ chế, bể chứa chất thải vật tư nông nghiệp;
b) Xúc tiến thương mại;
c) Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về rau, quả, chè an toàn;
d) Cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế an toàn; chứng nhận, công bố sản xuất rau, quả, chè an toàn phù hợp VietGAP; chứng nhận, công bố chế biến rau, quả, chè an toàn phù hợp HACCP;
Mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân quyết định.
3. Các chương trình, dự án khuyến nông về xây dựng mô hình, tập huấn, đào tạo VietGAP, HACCP cho nông dân và cán bộ ở các vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung được xếp vào các chương trình, dự án ưu tiên bố trí kinh phí hàng năm từ Chương trình khuyến nông, khuyến ngư theo Nghị định 56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ.
4. Các dự án giống phục vụ cho sản xuất rau, quả, chè an toàn được xếp vào các dự án ưu tiên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để bố trí kinh phí hàng năm từ Chương trình giống cây trồng vật nuôi theo Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
1.Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Cục Trồng trọt chủ trì phối hợp với các Cục, Vụ có liên quan theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc thực hiện Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này trên cả nước.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Quyết định 107/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này trên địa bàn.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) để kịp thời xử lý./.
Nơi nhận |
KT.BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.