THANH TRA CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 556/2007/TT-TTCP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2007 |
Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001 (được sửa đổi
bổ sung năm 2003);
Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về
Minh bạch tài sản, thu nhập;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 527/TTLT/TTCP-BNV-UBKTTW ngày 22 tháng 3 năm 2007
của Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn việc
xác định cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tài sản, thu nhập phục vụ bầu cử đại
biểu Quốc hội và bầu, phê chuẩn các chức danh tại Quốc hội;
Thanh tra Chính phủ hướng dẫn việc kê khai, xác minh và công khai kết luận xác
minh tài sản, thu nhập phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân và bầu, phê chuẩn các chức danh tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân như sau:
1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội phải kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập (mẫu rút gọn) ban hành kèm theo Thông tư này. (Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP được sử dụng cho việc kê khai hằng năm).
2. Bản kê khai tài sản, thu nhập được nộp tại Hội đồng bầu cử (ở cấp TW), Uỷ ban bầu cử (ở cấp địa phương).
3. Những trường hợp đã kê khai và nộp bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì không phải kê khai lại.
II. YÊU CẦU, RA QUYẾT ĐỊNH XÁC MINH TÀI SẢN, THU NHẬP
1. Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử vào các chức danh được Quốc hội bầu, phê chuẩn khi có một trong các căn cứ sau đây:
1.1. Khi có kết luận của cơ quan Kiểm tra Đảng, cơ quan Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra về trách nhiệm của người ứng cử, người dự kiến được bầu, phê chuẩn có liên quan đến hành vi tham nhũng mà trong kết luận của các cơ quan này có kiến nghị về việc xác minh tài sản, thu nhập đối với người ứng cử, người dự kiến được bầu, phê chuẩn.
1.2. Khi có tố cáo hoặc phản ánh về vấn đề tài sản, thu nhập của người ứng cử, người dự kiến được bầu, phê chuẩn mà tố cáo, phản ánh đó có nội dung rõ ràng, có căn cứ để xác minh về sự không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập; người tố cáo, phản ánh nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cam kết hợp tác, cung cấp tài liệu mà mình có cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền.
Tố cáo, phản ánh về vấn đề tài sản, thu nhập của người ứng cử, người dự kiến được bầu, phê chuẩn phải được xem xét, giải quyết kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
2. Sau khi nghiên cứu, cân nhắc các căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 37/2007/NĐ-CP và tại Thông tư này, Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu xác minh để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập.
Việc ra văn bản yêu cầu xác minh được thực hiện chậm nhất là 30 ngày trước ngày hiệp thương lần cuối cùng để phục vụ việc lập danh sách người ứng cử, 30 ngày trước ngày bầu cử để phục vụ việc bầu cử đại biểu Quốc hội, 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội để phục vụ việc bầu, phê chuẩn tại Quốc hội.
Trong trường hợp thật cần thiết thì việc ra văn bản yêu cầu xác minh có thể được thực hiện sau thời hạn nêu trên, nhưng phải tạm ngưng 10 ngày trước ngày bầu cử, phê chuẩn.
Những trường hợp có căn cứ để tiến hành xác minh phát sinh sau thời hạn 10 ngày nói trên sẽ tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người được xác minh tài sản, thu nhập là cán bộ thuộc diện cấp uỷ Đảng quản lý, là cán bộ công tác tại cơ quan Đảng thì việc yêu cầu và ra quyết định xác minh được thực hiện như sau:
3.1. Nếu người được xác minh là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (kể cả đang công tác tại địa phương) thì Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu, đề nghị xác minh gửi đến Uỷ ban Kiểm tra Trung ương để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ ra quyết định xác minh;
3.2. Nếu người được xác minh là cán bộ thuộc diện Ban thường vụ đảng uỷ trực thuộc Trung ương quản lý thì Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu, đề nghị xác minh gửi đến Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ trực thuộc Trung ương để tổng hợp, trình Ban thường vụ đảng uỷ trực thuộc Trung ương ra quyết định xác minh;
3.3. Nếu người được xác minh là cán bộ thuộc diện Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, Ban thường vụ huyện ủy, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ thuộc tỉnh, Ban thường vụ đảng ủy xã, phường, thị trấn quản lý hoặc là cán bộ công tác tại cơ quan Đảng ở địa phương thì Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu, đề nghị xác minh gửi đến Ủy ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc trung ương để tổng hợp, trình Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc trung ương ra quyết định xác minh.
4. Trường hợp người được xác minh tài sản, thu nhập đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước mà không thuộc diện do Ban thường vụ cấp uỷ Đảng ở Trung ương, địa phương quản lý thì việc yêu cầu và ra quyết định xác minh được thực hiện như sau:
4.1. Nếu người được xác minh là cán bộ đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp Trung ương thì Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu xác minh gửi đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người được xác minh công tác để ra quyết định xác minh và giao Thanh tra bộ, nơi không có Thanh tra bộ thì giao Vụ hoặc Ban Tổ chức, cán bộ tiến hành xác minh;
4.2. Nếu người được xác minh là cán bộ đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) thì Uỷ ban bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu, đề nghị xác minh gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để ra quyết định xác minh và giao Thanh tra cấp tỉnh tiến hành xác minh.
5. Trường hợp người được xác minh tài sản, thu nhập không làm việc trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước thì Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu xác minh gửi đến Thanh tra cấp tỉnh nơi người được xác minh tài sản, thu nhập ứng cử để Thanh tra cấp tỉnh ra quyết định xác minh và tiến hành xác minh.
III. KẾT LUẬN VÀ CÔNG KHAI KẾT LUẬN VỀ SỰ MINH BẠCH TRONG KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
1. Bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập thực hiện theo mẫu kết luận ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP và phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1.1. Nếu nội dung kê khai tài sản, thu nhập phù hợp với kết quả xác minh thì bản kết luận chỉ ghi: “nội dung kê khai phù hợp với kết quả xác minh” (không ghi các thông tin về tài sản, thu nhập của người được xác minh);
1.2. Nếu nội dung kê khai tài sản, thu nhập không phù hợp với kết quả xác minh thì bản kết luận phải ghi rõ loại tài sản, thu nhập nào có sự chênh lệch, phần chênh lệch cụ thể giữa bản kê khai tài sản, thu nhập và kết quả xác minh; đối với những tài sản, thu nhập đã được kê khai phù hợp với kết quả xác minh thì không nêu tại bản kết luận.
2. Việc công khai bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện như sau:
2.1. Khi cơ quan, tổ chức đã ra văn bản yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập có văn bản yêu cầu công khai thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã ra kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập quyết định việc công khai bản kết luận đó.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân quyết định việc công khai thì tự mình công khai hoặc đề nghị, uỷ nhiệm để Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban bầu cử hoặc Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc công khai bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập.
2.2. Bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu Quốc hội được công khai tại hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú.
Hình thức công khai khác do Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Uỷ
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
3. Việc công khai bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập đối với người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội được thực hiện như sau:
3.1. Khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có văn bản yêu cầu công khai thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ra kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập có thẩm quyền quyết định việc công khai bản kết luận đó.
3.2. Hình thức công khai, địa điểm công khai bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội sẽ do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
I. KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
Việc kê khai tài sản, thu nhập đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Hội đồng nhân dân được thực hiện như đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội nêu tại Phần I Mục A Thông tư này.
II. YÊU CẦU, RA QUYẾT ĐỊNH XÁC MINH, KẾT LUẬN VÀ CÔNG KHAI KẾT LUẬN VỀ SỰ MINH BẠCH TRONG KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
Việc xác minh, công khai bản kết luận xác minh tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, người ứng cử vào các chức danh được Hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 37/2007/NĐ-CP , Thông tư liên tịch số 527/2007/TTLT/TTCP-BNV-UBKTTW và Mục A của Thông tư này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền vận dụng các văn bản trên theo các nguyên tắc sau đây:
1. Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì thực hiện như sau:
1.1. Nếu người ứng cử là cán bộ thuộc diện Ban thường vụ cấp ủy Đảng quản lý hoặc là cán bộ công tác tại cơ quan Đảng thì:
a) Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu xác minh, yêu cầu công khai bản kết luận xác minh;
b) Uỷ ban Kiểm tra Đảng cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan tiếp nhận yêu cầu, tổng hợp, trình Ban Thường vụ cấp uỷ Đảng cùng cấp ra quyết định xác minh;
c) Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc trung ương, Ban thường vụ huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ thuộc tỉnh là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xác minh, ra kết luận xác minh, quyết định việc công khai bản kết luận xác minh;
d) Ủy ban kiểm tra Đảng cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan tiến hành xác minh.
1.2. Nếu người ứng cử không thuộc diện nêu tại Điểm 1.1 Phần II Mục này thì:
a) Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu xác minh, yêu cầu công khai bản kết luận xác minh;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp tỉnh, cấp huyện là người có thẩm quyền ra quyết định xác minh, ra kết luận xác minh, quyết định việc công khai bản kết luận xác minh;
c) Thanh tra cấp tỉnh, Thanh tra cấp huyện là cơ quan tiến hành xác minh.
Trong trường hợp cần thiết thì Thanh tra cấp tỉnh, Thanh tra cấp huyện chủ trì, phối hợp, trưng tập cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiến hành việc xác minh.
2. Riêng đối với việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã thì thực hiện như sau:
2.1. Nếu người ứng cử là cán bộ thuộc diện Ban thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh quản lý thì:
a) Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu, đề nghị xác minh, yêu cầu, đề nghị công khai bản kết luận xác minh;
b) Uỷ ban Kiểm tra Đảng cấp huyện là cơ quan tiếp nhận yêu cầu, tổng hợp, trình Ban Thường vụ cấp uỷ Đảng cùng cấp ra quyết định xác minh;
c) Ban thường vụ huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ thuộc tỉnh là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xác minh, ra kết luận xác minh, quyết định việc công khai bản kết luận xác minh;
d) Ủy ban kiểm tra Đảng cấp huyện là cơ quan tiến hành xác minh.
Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban kiểm tra Đảng cấp huyện chủ trì, phối hợp, trưng tập cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan (kể cả cán bộ cấp xã) tham gia việc xác minh.
2.2. Nếu người ứng cử không thuộc diện Ban thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh quản lý thì:
a) Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu, đề nghị xác minh, yêu cầu, đề nghị công khai bản kết luận xác minh;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện là người có thẩm quyền ra quyết định xác minh, ra kết luận xác minh, quyết định việc công khai bản kết luận xác minh;
c) Thanh tra cấp huyện là cơ quan tiến hành xác minh.
Trong trường hợp cần thiết, thanh tra cấp huyện chủ trì, phối hợp, trưng tập cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan (kể cả cán bộ cấp xã) tham gia việc xác minh.
3. Đối với việc bầu, phê chuẩn các chức danh tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì thực hiện như sau:
a) Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu xác minh, yêu cầu công khai bản kết luận xác minh;
b) Ban thường vụ cấp ủy Đảng là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xác minh, ra kết luận xác minh và quyết định việc công khai bản kết luận xác minh;
c) Ủy ban kiểm tra Đảng cùng cấp là cơ quan tiến hành xác minh.
4. Đối với việc bầu, phê chuẩn các chức danh tại Hội đồng nhân dân cấp xã thì thực hiện như sau:
a) Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu, đề nghị xác minh, yêu cầu, đề nghị công khai bản kết luận xác minh;
b) Ban thường vụ huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xác minh, ra kết luận xác minh và quyết định việc công khai bản kết luận xác minh;
c) Ủy ban kiểm tra Đảng cấp huyện là cơ quan tiến hành xác minh.
Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban kiểm tra Đảng cấp huyện chủ trì, phối hợp, trưng tập cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan (kể cả cán bộ cấp xã) tham gia việc xác minh.
5. Việc công khai bản kết luận xác minh đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được thực hiện như quy định tại Điểm 2.2 Phần III Mục A Thông tư này.
6. Hình thức công khai, địa điểm công khai bản kết luận xác minh đối với người dự kiến được bầu, phê chuẩn các chức danh tại Hội đồng nhân dân do Ban thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có gì vướng mắc, đề nghị phản ánh về Thanh tra Chính phủ để phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, giải quyết.
|
TỔNG THANH TRA
Trần Văn Truyền |
Mẫu ban hành kèm theo thông tư số 556/2007/TT-TTCP
(bao gồm tài sản của bản thân, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên)
- Họ và tên người kê khai tài sản, thu nhập:............................................................
- Chức vụ/chức danh công tác:................................................................................
- Cơ quan/đơn vị công tác:......................................................................................
.........................……………………………………………………………………
- Chỗ ở hiện tại:......................................................................................................
TT |
Loại tài sản |
Thông tin mô tả về tài sản |
1 |
Nhà, công trình xây dựng |
Có □ Không có □ - Số lượng: .............cái - Nhà thứ nhất: + Loại nhà:............................................................................................... + Diện tích:.........................................................................................m2 + Địa chỉ:.................................................................................... ................................................................................................................. + Có giấy chứng nhận quyền sở hữu không: Có □ Không có □ .................................................................................................................. - Nhà thứ hai: + Loại nhà:............................................................................................... + Diện tích:.........................................................................................m2 + Địa chỉ:................................................................................. .................................................................................................................. + Có giấy chứng nhận quyền sở hữu không: Có □ Không có □ .................................................................................................................. |
2 |
Quyền sử dụng đất |
Có □ Không có □ - Số lượng: .............thửa - Thửa thứ nhất: + Loại đất:............................................................................................... + Diện tích:.........................................................................................m2 + Địa chỉ:.............................................................................. ................................................................................................................. + Có giấy chứng nhận quyền sử dụng không: Có □ Không có □ ................................................................................................................. - Thửa thứ hai: + Loại đất:............................................................................................... + Diện tích:.........................................................................................m2 + Địa chỉ:.................................................................................. .................................................................................................................. + Có giấy chứng nhận quyền sử dụng không: Có □ Không có □ …............................................................................................................. |
3 |
Tài sản ở nước ngoài |
- Động sản: Có □ Không có □ + Tên:....................................................................................................... + Số lượng: ............................................................................................. - Bất động sản: Có □ Không có □ + Tên:...................................................................................................... + Địa chỉ:................................................................................................. |
4 |
Tài khoản ở nước ngoài |
Có □ Không có □ - Ngân hàng mở tài khoản:....................................................................... .................................................................................................................. - Số dư tài khoản vào thời điểm kê khai:................................................. |
5 |
Thu nhập |
- Lương:.................................................................................../tháng - Thu nhập khác (nếu có):........................................................................ ................................................................................................................. |
6 |
Mô tô, ô tô, tàu, thuyền có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên |
Có □ Không có □ - Chủng loại, nhãn hiệu:........................................................................... - Số lượng:..................................................................................... |
7 |
Kim khí quý, đá quý có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. |
Có □ Không có □ - Tổng giá trị ước tính:......................................................................... |
8 |
Tiền, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, séc, các công cụ chuyển nhượng khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên |
Tiền mặt: Có □ Không có □ Số lượng................................................................................................... |
Tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng (tài khoản, sổ tiết kiệm, sổ tín dụng…): Có □ Không có □ Tổng giá trị:….......................................................................................... |
||
Cổ phiếu: Có □ Không có □
Tổng giá trị ước tính:............................................................................... |
||
Trái phiếu: Có □ Không có □ Tổng giá trị:……............................................................................…….. |
||
9 |
Tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. |
Có □ Không có □ - Tên:……............................................................................…………… - Số lượng: ……...............................................................……... |
..., ngày...tháng...năm...
Người kê khai tài sản, thu nhập
(Ký, ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI THEO MẪU
Tại mỗi nội dung kê khai, nếu không có tài sản, thu nhập thuộc diện phải kê khai thì đánh dấu (X) vào ô Không có, nếu có tài sản, thu nhập thuộc diện phải kê khai thì đánh dấu (X) vào ô Có và điền các thông tin chi tiết tương ứng theo mẫu.
1. Đối với phần kê khai về nhà, công trình xây dựng khác:
- Không phải kê khai nhà công vụ;
- Nhà, công trình xây dựng phải kê khai gồm: nhà ở, nhà xưởng, nhà hàng, câu lạc bộ, các công trình xây dựng khác...
- Nếu đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì đánh dấu (X) vào ô Có; nếu không có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì đánh dấu (X) vào ô Không có và nêu lý do (nhà thuê của Nhà nước, Giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên người khác chưa làm thủ tục sang tên,...);
- Nhà, công trình xây dựng tiếp theo (nếu có) thì kê khai như nhà, công trình xây dựng thứ nhất, thứ hai.
2. Đối với phần kê khai về quyền sử dụng đất:
- Nếu đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đánh dấu (X) vào ô Có; nếu không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đánh dấu (X) vào ô Không có và nêu lý do (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên người khác chưa làm thủ tục sang tên,...);
Quyền sử dụng đất đối với thửa đất tiếp theo (nếu có) thì kê khai như đối với thửa đất thứ nhất, thứ hai.
3. Đối với phần kê khai về thu nhập:
Nội dung kê khai tại phần này bao gồm:
- Lương: kê khai lương tháng tại thời điểm kê khai;
- Thu nhập khác (nếu có).
4. Đối với phần kê khai 6, 7, 8, 9:
Chỉ kê khai nếu tổng giá trị của mỗi loại tài sản từ 50 triệu đồng trở lên. Ví dụ: có 3 xe máy, nếu tổng giá trị của 3 xe máy từ 50 triệu đồng trở lên thì phải kê khai, nếu tổng giá trị của 3 xe máy dưới 50 triệu đồng thì không phải kê khai.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.