BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2020/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2020 |
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ KINH PHÍ ĐÀO TẠO LƯU HỌC SINH NƯỚC NGOÀI DIỆN HIỆP ĐỊNH HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài diện Hiệp định học tập tại Việt Nam.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài được Chính phủ các nước cử sang học tập tại Việt Nam theo các Hiệp định về giáo dục đào tạo giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà nước hoặc Chính phủ các nước (sau đây gọi chung là lưu học sinh hiệp định).
2. Đối tượng áp dụng:
a) Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục tại Việt Nam có đào tạo lưu học sinh hiệp định; lưu học sinh hiệp định được cử sang học tập tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Thông tư này không áp dụng đối với lưu học sinh Lào, lưu học sinh Campuchia được cử sang học tập tại Việt Nam theo các Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ Lào và Chính phủ Campuchia.
Trong Thông tư này, các từ sau đây được hiểu như sau:
1. Hiệp định về giáo dục đào tạo: là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài về lĩnh vực giáo dục đào tạo làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
2. Cơ sở giáo dục tại Việt Nam có đào tạo lưu học sinh hiệp định: cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh diện Hiệp định.
3. Lưu học sinh hiệp định: là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, gồm sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh, lưu học sinh học tiếng Việt để thi tuyển vào bậc đại học, sau đại học, lưu học sinh các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định
1. Nguồn kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định
a) Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách) cấp cho các cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục;
c) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục.
2. Nội dung chi đào tạo lưu học sinh hiệp định
a) Các cơ sở giáo dục được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh hiệp định sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư này để chi cho các nội dung: Chi đào tạo lưu học sinh; Chi hỗ trợ 01 lần trang cấp ban đầu cho lưu học sinh khi sang học tại Việt Nam; Chi sinh hoạt phí (học bổng) hàng tháng cho lưu học sinh trong thời gian học tập chính thức tại Việt Nam.
b) Khuyến khích các cơ sở giáo dục sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 3 Thông tư này để chi đào tạo lưu học sinh hiệp định.
3. Đối với lưu học sinh hiệp định học không tập trung, mức chi đào tạo tính theo tháng và số ngày thực tế (trường hợp không đủ 01 tháng) lưu học sinh có mặt học tập tại Việt Nam.
4. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.
5. Việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Chi đào tạo lưu học sinh
1. Nội dung chi đào tạo lưu học sinh
a) Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi cho công tác giảng dạy và học tập, bao gồm cả chi phí biên dịch, phiên dịch tài liệu (nếu có), chi đi học tập, khảo sát thực tế cho các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (nếu có), chi hỗ trợ tiền ở cho lưu học sinh.
b) Các khoản chi một lần cho cả khoá học: chi hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của lưu học sinh ở tại ký túc xá; chi tham quan; chi làm hồ sơ thủ tục nhập học; chi tổng kết, kết thúc khoá học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp; chi tặng phẩm; chi đón và tiễn lưu học sinh đi và về tại sân bay quốc tế Việt Nam.
c) Chi phí khác: bảo hiểm y tế cho lưu học sinh trong thời gian thực tế học ở Việt Nam (mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên); chi khám bệnh tổng thể đầu khóa học, chi khám bệnh tổng thể định kỳ hàng năm; chi nhân ngày Quốc khánh Việt Nam và Quốc khánh nước bạn.
2. Định mức chi đào tạo lưu học sinh
a) Dạy tiếng Việt cho lưu học sinh để thi tuyến vào bậc đại học, sau đại học: 2.576.000 đồng/người/tháng;
b) Đào tạo đại học, sau đại học theo quy định của pháp luật về giáo dục - đào tạo: 2.576.000 đồng/người/tháng;
c) Các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng: 5.485.000 đồng/người/tháng;
d) Các cơ sở giáo dục thuộc khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật được cấp tăng thêm 10% kinh phí đào tạo được cấp cho hệ đào tạo tương ứng quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
3. Đối với các mức chi cụ thể của các nội dung chi nêu tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này: áp dụng theo định mức của cơ sở giáo dục (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật; trường hợp không có định mức cụ thể, các cơ sở giáo dục chủ động chi tiêu. Tổng các khoản chi không vượt quá định mức chi nêu tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
4. Trường hợp các cơ sở giáo dục không có đủ điều kiện phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho lưu học sinh nước ngoài, các cơ sở giáo dục căn cứ định mức chi quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này để thỏa thuận, ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp để bảo đảm ăn ở, sinh hoạt cho lưu học sinh.
Điều 5. Chi hỗ trợ trang cấp ban đầu cho lưu học sinh
1. Nội dung chi hỗ trợ trang cấp ban đầu
a) Lưu học sinh được hỗ trợ trang cấp ban đầu 01 lần bằng tiền khi nhập học để mua sắm các vật dụng cá nhân cần thiết phục vụ việc học tập, ổn định cuộc sống tại Việt Nam. Cơ sở giáo dục cấp trực tiếp khoản chi hỗ trợ trang cấp ban đầu cho lưu học sinh.
b) Lưu học sinh đã được hỗ trợ trang cấp ban đầu khi sang học tiếng Việt để thi tuyển vào các bậc học không được hỗ trợ trang cấp ban đầu khi vào bậc học chính thức.
2. Định mức chi hỗ trợ trang cấp ban đầu
a) Lưu học sinh đại học, sau đại học và lưu học sinh học tiếng Việt để thi tuyển vào học trình độ đại học, sau đại học: 4.480.000 đồng/người;
b) Lưu học sinh các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng: 3.580.000 đồng/người;
c) Lưu học sinh khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, được cấp bổ sung chênh lệch quân trang trị giá 55.000 đồng/người/tháng.
Điều 6. Chi sinh hoạt phí cho lưu học sinh
1. Nội dung chi sinh hoạt phí cho lưu học sinh
Lưu học sinh được cấp sinh hoạt phí (học bổng) để hỗ trợ trang trải các chi phí sinh hoạt và học tập. Thời gian hưởng sinh hoạt phí 12 tháng/năm trong thời gian học tập chính thức tại Việt Nam. Cơ sở giáo dục cấp trực tiếp sinh hoạt phí cho lưu học sinh.
2. Định mức chi sinh hoạt phí
a) Lưu học sinh đại học: 3.630.000 đồng/người/tháng;
b) Lưu học sinh sau đại học: 4.110.000 đồng/người/tháng;
c) Lưu học sinh các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng: 4.820.000 đồng/người;
d) Lưu học sinh học tiếng Việt để thi tuyển vào bậc đại học: 2.460.000 đồng/ người/tháng;
đ) Lưu học sinh học tiếng Việt để thi tuyển vào bậc sau đại học: 2.900.000 đồng/người/tháng;
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2020.
2. Thông tư số 133/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn suất chi đào tạo cho lưu học sinh nước ngoài (diện Hiệp định) đang học tập tại các trường đại học của Việt Nam hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.