BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2009/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2009 |
QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC CỦA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08-9-1998 của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14-11-2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định về mục đích, nguyên tắc, nội dung thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và áp dụng đối với đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy; cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy.
Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
1. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân; huy động cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân tích cực tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy theo phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” theo quy định của pháp luật.
2. Góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại; chống các biểu hiện cửa quyền, tiêu cực, sách nhiễu, phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an về công tác phòng cháy và chữa cháy.
2. Bảo đảm dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng dân chủ cản trở hoạt động theo pháp luật của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy. Xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Mục 1. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Điều 4. Nơi tiếp công dân của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
1. Nơi tiếp người đến làm thủ tục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy, đến góp ý, khiếu nại, tố cáo phải có biển hiệu đề tên cơ quan; phải bảo đảm diện tích và có trang thiết bị cần thiết; có hòm thư góp ý đặt ở vị trí thuận lợi để nhận đơn, thư tham gia ý kiến hoặc đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
2. Tại nơi tiếp người đến làm thủ tục, góp ý, khiếu nại, tố cáo phải niêm yết công khai các nội dung sau:
a) Nội quy cơ quan; lịch tiếp người đến làm thủ tục; sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn nơi làm thủ tục;
b) Tên và số điện thoại (nếu có) của từng bộ phận, họ tên, cấp bậc, chức vụ và nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ được phân công tiếp người đến làm thủ tục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
c) Trách nhiệm và nghĩa vụ của người đến làm thủ tục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
d) Các quy định, biểu mẫu, thủ tục, thời hạn giải quyết đối với từng loại việc về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Các loại phí, lệ phí theo quy định.
1. Thủ tục, thời gian thẩm duyệt, kiểm tra thi công và nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình xây dựng và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.
2. Thủ tục và thời gian cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
3. Thủ tục và thời gian cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
4. Thủ tục và thời gian cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.
5. Hình thức, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; thủ tục giải quyết, xử lý các vụ cháy, nổ.
6. Thủ tục và thời gian phê duyệt phương án chữa cháy.
7. Thủ tục, lệ phí và thời gian kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
1. Niêm yết tại nơi tiếp công dân của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
2. Thông báo tại các cuộc họp của nhân dân, cơ quan, tổ chức, cơ sở.
3. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Thông báo trên trang thông tin điện tử của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (nếu có).
Điều 7. Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm
1. Sử dụng các lực lượng, phương tiện, biện pháp theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để phòng ngừa nguy cơ phát sinh cháy và dập các đám cháy; kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy; phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, xác minh nguyên nhân, điều kiện gây cháy để xử lý theo quy định của pháp luật và tuyên truyền, hướng dẫn, kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có biện pháp phòng cháy, chữa cháy hiệu quả.
2. Tiếp nhận và giải quyết đúng thời hạn theo quy định hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy, hồ sơ cấp các loại giấy phép trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy. Trường hợp hồ sơ không đúng quy định thì chưa tiếp nhận và giải thích rõ lý do, đồng thời hướng dẫn bổ sung theo đúng quy định. Trường hợp đến thời hạn mà chưa giải quyết được vì nguyên nhân khách quan thì phải giải thích rõ lý do và hẹn ngày trả kết quả. Trường hợp do lỗi của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì Thủ trưởng đơn vị hoặc người được Thủ trưởng uỷ quyền phải xin lỗi và hẹn giải quyết trong thời gian sớm nhất.
3. Định kỳ 6 tháng, một năm, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở biết về tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn được phân công phụ trách, đồng thời kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng cháy, chữa cháy cần tiếp tục triển khai.
Điều 8. Tiếp nhận và giải quyết đơn, thư góp ý, khiếu nại, tố cáo
1. Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải phân công cán bộ theo dõi việc giải quyết, trả lời cho người gửi đơn, thư. Mọi đơn, thư tham gia ý kiến, khiếu nại, tố cáo đều phải được ghi vào sổ theo quy định và chuyển ngay tới lãnh đạo có thẩm quyền để chỉ đạo bộ phận có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Đối với những đơn, thư không liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì trả lại và giải thích rõ cho người gửi hoặc chuyển ngay tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thông báo lại bằng văn bản cho người có đơn, thư biết.
3. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tiếp người đến làm thủ tục về phòng cháy và chữa cháy hoặc đến kiến nghị, khiếu nại, tố cáo khi những người này đã được bộ phận chuyên môn tiếp nhưng họ thấy không thỏa đáng hoặc vì lý do nào đó họ đề nghị được trực tiếp gặp Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Trường hợp Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy vắng mặt, thì một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng ủy nhiệm thực hiện trách nhiệm này.
4. Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có quyền từ chối tiếp những người say do dùng rượu, bia, chất kích thích khác hoặc có lời nói, hành vi khác vi phạm nếp sống văn minh ở nơi công cộng; kiên quyết xử lý những người có hành vi gây rối trật tự trong đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; không xem xét, giải quyết những đơn, thư nặc danh, mạo danh.
Mục 2. THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ ĐƠN VỊ CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Điều 9. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn:
a) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm bố trí cán bộ, chiến sĩ vào các vị trí công tác đảm bảo đủ số lượng cần thiết, phù hợp với năng lực, yêu cầu công việc; thực hiện công tác luân chuyển cán bộ theo quy định của Bộ Công an; có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ Công an;
b) Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ những khâu công tác trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tờ không cần thiết để phục vụ các cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân được thuận lợi nhất;
c) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải chịu trách nhiệm về sai phạm trong công tác của cán bộ, chiến sĩ do mình quản lý hoặc để đơn vị xảy ra tình trạng giải quyết thủ tục không đúng quy định. Khi phát hiện cán bộ, chiến sĩ thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có quyền tạm đình chỉ công tác của cán bộ, chiến sĩ đó và có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
2. Những nội dung Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy công khai đối với cán bộ, chiến sĩ:
a) Chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
b) Nội quy, quy chế làm việc của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các tổ, đội và cán bộ, chiến sĩ đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; quy trình công tác; thủ tục hành chính giải quyết từng công việc;
c) Tuyển dụng, đào tạo, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng cấp, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, chiến sĩ;
d) Kết quả giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong đơn vị;
đ) Các nguồn thu, chi tài chính của đơn vị theo quy định;
e) Những quy định quản lý và sử dụng trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
f) Những nội dung khác mà Thủ trưởng đơn vị thấy cần thiết, nhưng không trái với quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an.
3. Hình thức công khai đến cán bộ, chiến sĩ:
a) Niêm yết công khai nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này tại bảng thông báo của đơn vị (trừ những nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước và theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an);
b) Thông báo tại các cuộc họp của đơn vị;
c) Gửi văn bản tới đơn vị cấp dưới để thông báo đến cán bộ, chiến sĩ thuộc phạm vi quản lý;
d) Qua mạng máy tính nội bộ của đơn vị (nếu có).
Điều 10. Nội dung cán bộ, chiến sĩ tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra
1. Nội dung cán bộ, chiến sĩ tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra:
a) Chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an liên quan đến tổ chức và hoạt động của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
b) Chủ trương, biện pháp thực hiện cải cách hành chính; tham gia ý kiến các nội dung quy định ở điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư này theo quy định phân cấp về quản lý cán bộ của Bộ Công an;
c) Kế hoạch công tác; kế hoạch sửa chữa, mua sắm, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
d) Các quy chế, quy định thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, chiến sĩ;
đ) Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích khi thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy;
e) Quy trình, thủ tục hành chính, các biện pháp phòng, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu và các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong công tác phòng cháy, chữa cháy;
f) Chương trình hành động thực hiện các phong trào thi đua, bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng, nhận xét kết quả công tác hàng tháng, quý, báo cáo sơ kết công tác 6 tháng, tổng kết công tác năm của đơn vị;
g) Những nội dung khác mà Thủ trưởng đơn vị thấy cần thiết lấy ý kiến của cán bộ, chiến sĩ.
2. Hình thức để cán bộ, chiến sĩ tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra:
a) Tham gia ý kiến trực tiếp với lãnh đạo đơn vị;
b) Qua các cuộc họp của đơn vị;
c) Qua hòm thư góp ý của đơn vị;
d) Qua mạng máy tính nội bộ (nếu có);
đ) Cấp ủy đảng, các đoàn thể lấy ý kiến của đảng viên, đoàn viên, hội viên;
e) Gửi dự thảo văn bản để cán bộ, chiến sĩ tham gia ý kiến.
Điều 11. Tác phong, thái độ, lề lối làm việc của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
1. Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi làm việc tại cơ quan hoặc đến làm việc với các cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân phải chấp hành Điều lệnh Công an nhân dân, phải có công văn hoặc giấy giới thiệu công tác của đơn vị.
2. Khi tiếp xúc, làm việc với cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thực hiện đúng kế hoạch, nội dung đã được lãnh đạo đơn vị phê duyệt và phải thực hiện đúng quy trình công tác; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, khiêm tốn, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân. Khi công việc kết thúc phải báo cáo kết quả bằng văn bản lên lãnh đạo có thẩm quyền.
Điều 12. Những việc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy không được làm
1. Lợi dụng danh nghĩa công tác để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân.
2. Nhận tiền, quà biếu hoặc các lợi ích khác để giải quyết thủ tục về phòng cháy và chữa cháy.
3. Tự ý đặt ra các thủ tục, giấy tờ hoặc thu thêm các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.
4. Có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.
5. Tiếp người làm thủ tục về phòng cháy và chữa cháy tại nhà riêng hoặc tại địa điểm khác ngoài địa điểm quy định.
Mục 3. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC CƠ SỞ VÀ CÁ NHÂN
Điều 13. Những việc cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân bàn, quyết định
1. Biện pháp để thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy tại nơi cư trú, nơi làm việc.
3. Việc thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức quần chúng tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy.
4. Đề nghị biểu dương khen thưởng cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy và chữa cháy; kiến nghị xử lý các trường hợp không chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 14. Những việc cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân làm
1. Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Khi đến làm thủ tục và đề nghị giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy phải xuất trình hoặc gửi kèm theo những giấy tờ có liên quan theo đúng quy định; nghiêm chỉnh thực hiện nội quy công sở và chỉ dẫn của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; không được khiếu nại, tố cáo sai sự thật.
3. Phát hiện, tố cáo, đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy; hành vi cản trở, chống lại Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thi hành công vụ; xâm hại phương tiện phòng cháy, chữa cháy và phương tiện phục vụ thông tin báo cháy; các panô, áp phích tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy và các công trình phòng cháy, chữa cháy khác; hành vi không đúng đối với Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
4. Giải tỏa những chướng ngại vật gây cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện chữa cháy.
5. Giúp đỡ, phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong khi thi hành công vụ.
1. Việc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thực hiện các quy định của pháp luật và của Bộ Công an về giải quyết các thủ tục và các công việc khác có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy.
2. Việc chấp hành Điều lệnh Công an nhân dân; về tác phong, thái độ, lề lối làm việc của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
3. Đề nghị biểu dương, khen thưởng những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ của mình; phát hiện, tố cáo các trường hợp cán bộ chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có hành vi tiêu cực hoặc vi phạm cần phải xử lý.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14-11-2009.
1. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thuộc quyền và tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục Cảnh sát, Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Hàng năm, Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy sơ kết việc thực hiện Thông tư này và báo cáo kết quả bằng văn bản gửi về Tổng cục Cảnh sát để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát, Vụ Pháp chế) để tập hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, giải quyết./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.