BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2023/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2023 |
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
Thông tư này quy định về:
1. Danh mục các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp, hợp tác xã) thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ.
2. Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Người có chức vụ, quyền hạn sau khi thôi giữ chức vụ trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
2. Các cơ quan, đơn vị quản lý người có chức vụ, quyền hạn nêu tại khoản 1 Điều này và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người có chức vụ, quyền hạn là những người theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Người thôi giữ chức vụ là người có chức vụ, quyền hạn được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết chế độ thôi việc, miễn nhiệm, nghỉ hưu, chuyển ra khỏi cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước là những cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng.
4. Các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
1. Quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý đầu tư, xây dựng, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật.
3. Quản lý nhà nước về phương tiện giao thông, các tổng thành, hệ thống, linh kiện phụ tùng của phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng; máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong giao thông vận tải và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng theo quy định của pháp luật.
4. Quản lý công tác đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải; đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ kiểm định và đối tượng làm việc đặc thù trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.
5. Quản lý hoạt động vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng và vận tải đa phương thức.
6. Quản lý nhà nước về an ninh, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
7. Khoa học - công nghệ và môi trường trong giao thông vận tải.
8. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu.
10. Chương trình, dự án, đề án thuộc các lĩnh vực được quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều này.
1. Trong thời hạn đủ 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực được quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 4 Thông tư này không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý.
2. Đối với lĩnh vực quy định tại khoản 10 Điều 4 Thông tư này là thời hạn thực hiện xong chương trình, dự án, đề án.
Điều 6. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng các Cục, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.