BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47-TC/TCĐN |
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 1989 |
Căn cứ Nghị định số 139-HĐBT ngày 5-9-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thu nộp lệ phí xét đơn của các trường hợp có vốn nước ngoài đầu tư như sau:
1. Tất cả các tổ chức và cá nhân nước ngoài khi nộp đơn xin thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, Bên Việt Nam hoặc Bên nước ngoài khi đại diện cho 2 bên nộp đơn thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc đơn xin hợp tác kinh doanh ở Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải nộp một khoản lệ phí xét đơn xin hợp tác kinh doanh hoặc đơn xin đầu tư (gọi chung là lệ phí xét đơn).
2. Người nộp lệ phí nói ở Thông tư này là các đối tượng nói ở điểm 1 trên đây hoặc đại diện hợp pháp được uỷ quyền của họ.
3. Lệ phí xét đơn được thu bằng ngoại tệ (USD) và nộp một lần lúc nộp đơn. Trường hợp vốn đầu tư của dự án không phải là ngoại tệ chuyển đổi được nộp lệ phí bằng tiền Việt Nam theo tỷ giá bán do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm nộp. Các Đơn xin đầu hoặc Đơn xin hợp tác kinh doanh sẽ chưa được xét nếu chưa nộp hoặc chưa nộp đủ khoản lệ phí xét đơn quy định tại Thông tư này.
1. Lệ phí xét đơn được ấn định bằng 0,01% của tổng số vốn đầu tư hoặc tổng số vốn góp của hai bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng không dưới 50 USD và không quá 10.000 USD.
2. Trường hợp các hợp đồng hợp tác kinh doanh không xác định số vốn góp của 2 bên thì tạm nộp bằng mức tối đa nói trên (10.000 USD). Mức thực tế sẽ phải nộp cho từng dự án cụ thể do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư quyết định, căn cứ vào tính chất quy mô và thời hạn hợp đồng.
Nếu phải nộp thấp hơn số đã nộp thì số chênh lệch sẽ được hoàn trả chậm nhất là 3 tháng sau khi hết thời hạn xét đơn.
1. Người nộp lệ phí xét đơn có thể nộp bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương hoặc chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương gần nhất hoặc tại Ngân hàng mà người nộp lệ phí mở Tài khoản ngoại tệ. Phí ngân hàng do người nộp lệ phí chịu.
2. Các Ngân hàng có liên quan hạch toán số thu về lệ phí xét đơn vào tài khoản "tiền gửi quỹ ngoại tệ Nhà nước" (37.120.001) nếu là ngoại tệ tự do chuyển đổi (USD) và tài khoản "tiền gửi đồng Việt Nam của Bộ Tài chính" (03.720.001) nếu là tiền Việt Nam đồng thời gửi giấy "báo có" về Bộ Tài chính biết.
3. Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư có trách nhiệm kiểm tra giấy nộp tiền hoặc chứng từ chuyển tiền của Ngân hàng do người nộp lệ phí xuất trình và lưu giữ bản chụp của các giấy tờ này.
4. Bộ Tài chính định kỳ kiểm tra việc thu lệ phí xét đơn. Nếu phát hiện sai sót có thể yêu cầu Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư tạm ngừng cấp giấy phép cho đến khi người nộp lệ phí nộp đủ số tiền lệ phí phải nộp. Trường hợp cố tình gian lận, Bộ Tài chính sẽ quy định mức nộp phạt bằng tiền có thể đến 5 lần số tiền nộp thiếu.
1. Những trường hợp nộp Đơn xin hợp tác kinh doanh hoặc đơn xin đầu tư trước đây đều thống nhất thi hành theo hướng dẫn của Thông tư này (phải truy nộp lệ phí khi xét đơn). Các chủ dự án trong vòng 3 tháng kể từ ngày ban hành Thông tư này phải truy nộp số lệ phí phải nộp và gửi bản chụp các chứng từ quy định ở điểm III.3 nói trên về Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư. Bộ Kinh tế đối ngoại và Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư, chịu trách nhiệm đôn đốc việc truy nộp lệ phí đối với các trường hợp cơ quan mình đã nhận và xét đơn.
2. Thông tư này thay thế Thông tư 17-TC/TCĐN ngày 23-5-1989 của Bộ Tài chính. Việc thu nộp lệ phí kinh doanh nêu ở Thông tư 17-TC/TCĐN sẽ được quy định ở một văn bản khác.
|
Hồ Tế (Đã Ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.