BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2023/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023 |
HƯỚNG DẪN VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC NGÀNH, LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn về Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực công thương.
Thông tư này hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực công thương; tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực công thương và mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên.
1. Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực công thương được cấp có thẩm quyền thành lập theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 2 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực công thương.
Điều 3. Nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền và thủ tục thành lập Hội đồng quản lý
Nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền và thủ tục thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực công thương thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 và khoản 7 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Cơ cấu, số lượng thành viên và nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý
1. Cơ cấu của Hội đồng quản lý gồm:
a) Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập gồm: đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có); làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
b) Người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.
2. Số lượng thành viên Hội đồng quản lý từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
3. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm và được quy định cụ thể tại Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
b) Phân công nhiệm vụ và giám sát thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng quản lý;
c) Triệu tập các cuộc họp của Hội đồng quản lý; chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản lý;
d) Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý theo quy định;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị;
e) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có)
a) Điều hành hoạt động của Hội đồng quản lý khi được Chủ tịch Hội đồng quản lý ủy quyền;
b) Ký các văn bản của Hội đồng quản lý theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý;
c) Thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản lý theo quy định tại Khoản 4 Điều này, các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Hội đồng quản lý
a) Tổng hợp thông tin về hoạt động của đơn vị báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý;
b) Chuẩn bị chương trình nghị sự bao gồm chuẩn bị nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họp, làm thư ký các cuộc họp của Hội đồng, xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của Hội đồng quản lý;
c) Chuẩn bị các báo cáo, văn bản giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan theo nhiệm vụ, chức năng của Hội đồng quản lý;
d) Thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản lý theo quy định tại Khoản 4 Điều này, các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản lý
a) Thực hiện nghiêm túc quy định của Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và của đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện các nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản lý phân công và nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật. Đề xuất với Hội đồng quản lý nội dung và các vấn đề cần thảo luận tại cuộc họp Hội đồng quản lý;
b) Thảo luận, đóng góp ý kiến trong các cuộc họp Hội đồng quản lý; biểu quyết về nội dung các quyết định của Hội đồng quản lý theo quy định;
c) Theo dõi, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý và có quyền đề xuất những ý kiến về hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Được cung cấp và tiếp cận thông tin, tài liệu phục vụ công tác của Hội đồng quản lý theo quy định; được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
a) Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nghị quyết, quyết định trước Hội đồng quản lý.
2. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên
a) Hội đồng quản lý chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Hội đồng quản lý có trách nhiệm báo cáo hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập với cơ quan quản lý cấp trên;
c) Cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm thông qua hoặc có ý kiến đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của Hội đồng quản lý.
Điều 8. Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý làm việc theo Quy chế hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt
2. Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý gồm các nội dung chính sau:
a) Các quy định chung về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý; số lượng, cơ cấu và nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý; nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý; bổ nhiệm, bổ sung, thay thế, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội đồng quản lý;
b) Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý;
c) Chế độ làm việc, chế độ hội họp của Hội đồng quản lý;
d) Quyết nghị của Hội đồng quản lý;
đ) Chế độ thông tin, báo cáo của Hội đồng quản lý;
e) Quản lý văn bản, tài liệu của Hội đồng quản lý;
g) Cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý;
h) Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý và cơ quan quản lý cấp trên;
i) Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý và lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập;
k) Các quy định khác bảo đảm cho hoạt động của Hội đồng quản lý theo quy định của pháp luật.
TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
Điều 9. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
1. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc;
b) Có thời gian công tác trong ngành công thương hoặc lĩnh vực liên quan từ 3 năm trở lên;
c) Có trình độ từ đại học trở lên;
d) Là công chức hoặc viên chức;
đ) Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
e) Đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý (đối với trường hợp bổ nhiệm mới) và đáp ứng đủ thời gian còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản lý (đối với trường hợp thay thế thành viên Hội đồng quản lý);
g) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý
a) Đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý;
b) Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Chủ tịch Hội đồng quản lý không đồng thời là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 10. Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
Miễn nhiệm thành viên của Hội đồng quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Không đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao, đã phải nghỉ làm việc để điều trị bệnh quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa phục hồi;
c) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
d) Có các vi phạm khác đã quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật hoặc của Đảng.
Điều 11. Kiện toàn Hội đồng quản lý
1. Kiện toàn Hội đồng quản lý theo nhiệm kỳ
Trước khi hết nhiệm kỳ 03 (ba) tháng, Chủ tịch Hội đồng quản lý triệu tập hợp Hội đồng quản lý, đề xuất cơ quan quản lý cấp trên kiện toàn Hội đồng quản lý nhiệm kỳ kế tiếp.
2. Kiện toàn thành viên Hội đồng quản lý trong nhiệm kỳ
Trường hợp Hội đồng quản lý bị khuyết thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản lý triệu tập hợp Hội đồng quản lý để lựa chọn thành viên thay thế, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Trường hợp Hội đồng quản lý khuyết Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch hoặc Thư ký Hội đồng quản lý báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý theo quy định.
Trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Hội đồng quản lý cùng bị khuyết, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Hội đồng quản lý.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.
Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp
Hội đồng quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực công thương đã được thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục hoạt động đến hết nhiệm kỳ; rà soát, điều chỉnh quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý đảm bảo đúng quy định của Thông tư này.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực công thương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để được hướng dẫn, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.