BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2016/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 76/2015/TT-BGTVT NGÀY 01 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SÁT HẠCH, CẤP MỚI, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY PHÉP LÁI TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT VÀ THÔNG TƯ SỐ 38/2010/TT-BGTVT NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM 2010 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CÁC CHỨC DANH NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU, ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2015/TT-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý sát hạch, cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt và Thông tư số 38/2010/TT-BGTVT ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định Tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 Thông tư số 76/2015/TT-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý sát hạch, cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt.
“2. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi xưởng kiểm tra tàu (depot) đường sắt đô thị hoặc phạm vi nội bộ đường sắt chuyên dùng trực tiếp phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp mà không đi qua khu dân cư, không giao cắt với hệ thống đường bộ;
b) Người trực tiếp điều khiển phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt trong quá trình thao tác để thực hiện cứu nạn, cứu hộ tai nạn giao thông đường sắt khi phương tiện dịch chuyển trong phạm vi địa điểm xảy ra tai nạn, sự cố giao thông đường sắt.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 8 Điều 5 Thông tư số 38/2010/TT-BGTVT ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định Tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.
“a) Là công nhân duy tu, sửa chữa đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt có 05 năm công tác trở lên và có bằng, chứng chỉ chuyên môn về tuần đường, tuần cầu, tuần hầm đường sắt hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên về chuyên ngành đường sắt hoặc cầu, hầm đường sắt.”
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.