BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2014/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Nghị định số 21/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Thông tư này quy định chi tiết về thẩm quyền xử phạt của Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu; thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; xử phạt hành vi người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân.
2. Công an các đơn vị, địa phương.
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính hoặc liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, gồm:
a) Trưởng phòng hướng dẫn luật lệ và điều tra, xử lý tai nạn giao thông đường bộ - đường sắt;
b) Trưởng phòng hướng dẫn đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ;
c) Trưởng phòng hướng dẫn tổ chức, điều khiển giao thông và dẫn đoàn;
d) Trưởng phòng hướng dẫn và tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ;
đ) Trưởng phòng hướng dẫn công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt theo quy định tại Khoản 4 Điều 70 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau đây viết gọn là Nghị định số 171/2013/NĐ-CP).
1. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP là 01 tháng, 02 tháng, 04 tháng và 24 tháng. Cách tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu như sau:
a) Thời hạn được tính theo dương lịch;
b) Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc là thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc là ngày cuối cùng của tháng đó.
Ví dụ: A có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng, thì việc xác định thời hạn được tính như sau:
- Trường hợp thời điểm bắt đầu áp dụng tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không phải là ngày cuối cùng của tháng, thì thời hạn kết thúc là ngày tương ứng của tháng kế tiếp, ví dụ ngày 15 tháng 3 (là thời điểm bắt đầu tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng) thì thời hạn kết thúc là ngày 15 tháng 4.
- Trường hợp tháng kế tiếp không có ngày cuối cùng tương ứng thì thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng, ví dụ ngày 31 tháng 3 (là thời điểm bắt đầu tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng) thì thời hạn kết thúc là ngày 30 tháng 4.
2. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu theo quy định tại Khoản 1 Điều này là ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu đó ít hơn thời hạn bị tước hoặc giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu đã hết hạn sử dụng, thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu.
4. Trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu mà xuất trình biên bản vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền lập trước đó) nhưng đã quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm (được ghi trong biên bản vi phạm hành chính) hoặc xuất trình quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền ký ban hành trước đó) và trong quyết định này có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu có thời hạn (đối với loại phương tiện hiện đang được điều khiển để thực hiện hành vi vi phạm mới) nhưng chưa hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu thì:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó phải ghi tóm tắt nội dung sự việc nêu trên vào mục “Nội dung vi phạm hành chính”, trường hợp không đủ diện tích trống để ghi thì ghi vào mặt sau của biên bản vi phạm hành chính;
b) Ra quyết định xử phạt người điều khiển phương tiện về hành vi vi phạm mới bị phát hiện và hành vi vi phạm không có giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu.
5. Trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu mà xuất trình quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền ký ban hành trước đó) và trong quyết định này có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu có thời hạn (đối với loại phương tiện hiện đang được điều khiển để thực hiện hành vi vi phạm mới) nhưng đã hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu thì:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó phải ghi tóm tắt nội dung sự việc nêu trên vào mục “Nội dung vi phạm hành chính”, trường hợp không đủ diện tích trống để ghi thì ghi vào mặt sau của biên bản vi phạm hành chính;
b) Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP đối với người điều khiển phương tiện về hành vi vi phạm mới bị phát hiện.
6. Trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu mà xuất trình biên bản vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền lập trước đó) và chưa quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm (được ghi trong biên bản vi phạm hành chính) thì lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó phải ghi tóm tắt nội dung sự việc này vào mục “Nội dung vi phạm hành chính”, trường hợp không đủ diện tích trống để ghi thì ghi vào mặt sau của biên bản vi phạm hành chính. Việc ra quyết định xử phạt giải quyết như sau:
a) Nếu các hành vi vi phạm trước đó mà tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP có quy định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm mới bị phát hiện, ra quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với người điều khiển phương tiện, không áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu;
b) Nếu các hành vi vi phạm trước đó mà tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP không quy định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP đối với người điều khiển phương tiện về hành vi vi phạm mới bị phát hiện.
Điều 5. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hạn chung đối với tất cả các trường hợp ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ những trường hợp kéo dài hoặc gia hạn thời gian ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp chưa đến ngày hẹn giải quyết, nếu người vi phạm đến trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt và đề nghị được thi hành quyết định xử phạt, thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét hồ sơ vụ vi phạm, nếu đã rõ ràng, không cần xác minh thêm, thì tiến hành ra quyết định xử phạt.
Điều 6. Xử phạt hành vi người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) vượt quá quy định được phép chở của phương tiện (Khoản 2, Khoản 4 Điều 23 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP)
1. Số người quy định được phép chở của phương tiện được hiểu là số chỗ ngồi ghi trong giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
2. Số người chở vượt quá quy định được phép chở đối với từng loại xe nhưng không bị xử phạt:
- Xe đến 9 chỗ ngồi: chở quá 01 người;
- Xe từ 10 chỗ ngồi đến xe 15 chỗ ngồi: chở quá 02 người;
- Xe từ 16 chỗ ngồi đến xe 30 chỗ ngồi: chở quá 03 người;
- Xe trên 30 chỗ ngồi: chở quá 04 người.
3. Cách tính số người chở vượt quá quy định để xử phạt (ký hiệu là X) như sau:
X = Tổng số người trên xe khi kiểm soát - (số chỗ ngồi ghi trong giấy đăng ký xe + số người chở vượt quá quy định được phép chở đối với từng loại xe nhưng không bị xử phạt).
Ví dụ: Khi kiểm soát, phát hiện xe ô tô chở người loại xe 45 chỗ ngồi (ghi trong giấy đăng ký xe), nhưng thực tế trên xe chở 50 người. Đây là loại xe chở người trên 30 chỗ ngồi; trường hợp này, cách tính số người chở vượt quá quy định để xử phạt như sau:
X = 50 người - (45 người + 04 người) = 01 người chở vượt quá quy định bị xử phạt.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2014 và thay thế Thông tư số 11/2013/TT-BCA ngày 01/3/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.
2. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thuộc quyền, tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư này; định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và báo cáo kết quả về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).
3. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an để có hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.