BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2022/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2022 |
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 140/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án nhân dân xem xét giảm thời hạn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định, miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thông tư này quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án nhân dân xem xét giảm thời hạn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc.
1. Học sinh đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (sau đây viết gọn là học sinh).
2. Trại viên đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây viết gọn là trại viên).
3. Cơ quan, người có thẩm quyền xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định, miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc.
1. Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây viết gọn là Nghị định số 140/2021/NĐ-CP).
2. Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
1. Giáo viên chủ nhiệm phụ trách đội học sinh (sau đây viết gọn là Giáo viên chủ nhiệm), Cảnh sát quản giáo phụ trách đội trại viên (sau đây viết gọn là Cảnh sát quản giáo) tổ chức họp, đề xuất danh sách, mức giảm, bình xét và đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cho từng học sinh, trại viên khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 (sau đây gọi chung là Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo xem xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc nếu được ít nhất 2/3 học sinh, trại viên dự họp biểu quyết nhất trí. Việc biểu quyết đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc giơ tay. Kết quả cuộc họp phải được lập thành biên bản, có chữ ký của Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo và học sinh, trại viên ghi biên bản.
2. Căn cứ kết quả họp, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo có trách nhiệm lập danh sách, đề xuất mức giảm cho từng học sinh, trại viên và kèm theo biên bản cuộc họp chuyển cho Tổ Giáo vụ, hồ sơ, Tổ Giáo dục, hồ sơ để báo cáo Tiểu ban của phân hiệu, phân khu (đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu, cơ sở giáo dục bắt buộc có phân khu) hoặc chuyển cho đội nghiệp vụ được Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phân công để báo cáo Hội đồng xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Khi có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng xét duyệt nhất trí thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc hoàn thiện hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 4 Thông tư này và chuyển đến Hội đồng thẩm định của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng quy định tại Điều 7 Thông tư này để thẩm định.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Hội đồng thẩm định của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng phải xem xét, thẩm định và có văn bản trả lời. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng thẩm định, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc hoàn thiện và gửi hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc.
1. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thành lập Hội đồng xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, thành phần gồm: Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm Chủ tịch hội đồng; Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác giáo vụ, hồ sơ làm Phó Chủ tịch hội đồng; Ủy viên thường trực là các Phó Hiệu trưởng, Trưởng phân hiệu; Ủy viên, Ủy viên thư ký là chỉ huy các đội nghiệp vụ trực thuộc do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.
Đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định thành lập tại mỗi phân hiệu một Tiểu ban xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, thành phần gồm: Trưởng phân hiệu làm Trưởng Tiểu ban; Ủy viên, Ủy viên thư ký là đại diện các đội nghiệp vụ trực thuộc do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.
2. Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập Hội đồng xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, thành phần gồm: Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc làm Chủ tịch hội đồng; Phó Giám đốc phụ trách công tác giáo dục, hồ sơ làm Phó Chủ tịch hội đồng; Ủy viên thường trực là các Phó Giám đốc, Trưởng phân khu; Ủy viên, Ủy viên thư ký là chỉ huy các đội nghiệp vụ trực thuộc do Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định.
Đối với cơ sở giáo dục bắt buộc có phân khu thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định thành lập tại mỗi phân khu một Tiểu ban xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, thành phần gồm: Trưởng phân khu làm Trưởng Tiểu ban; Ủy viên, Ủy viên thư ký là đại diện các đội nghiệp vụ trực thuộc do Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định.
3. Trưởng Tiểu ban quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm báo cáo kết quả xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định cho học sinh, trại viên trước Hội đồng xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
1.Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, thành phần gồm: Phó Cục trưởng phụ trách công tác cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng làm Chủ tịch hội đồng; Trưởng phòng Phòng Công tác cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng làm Phó Chủ tịch hội đồng; các Phó Trưởng phòng Phòng Công tác cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng làm Ủy viên; cán bộ Phòng Công tác cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng làm Ủy viên thư ký.
Hội đồng thẩm định làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Nội dung thẩm định: Trình tự, thủ tục tổ chức họp, bình xét, biểu quyết việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định; hồ sơ đề nghị giảm thời hạn theo quy định; các nội dung khác có liên quan.
3. Kết quả thẩm định được gửi cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để hoàn thiện hồ sơ gửi cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc.
1. Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
2. Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
1. Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
2. Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
Học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc trường hợp tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 112 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì các đội nghiệp vụ có chức năng, nhiệm vụ và theo sự phân công của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ quy định tại Điều 8 Thông tư này báo cáo Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để gửi cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cho học sinh, trại viên.
1. Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo tổ chức họp, bình xét, biểu quyết, đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc khi học sinh, trại viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo xem xét, đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc nếu được ít nhất 2/3 học sinh, trại viên dự họp biểu quyết nhất trí. Việc biểu quyết đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc giơ tay. Kết quả cuộc họp phải được lập thành biên bản, có chữ ký của Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo và học sinh, trại viên ghi biên bản.
2. Căn cứ kết quả họp, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo có trách nhiệm lập danh sách học sinh, trại viên đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại, kèm theo biên bản cuộc họp chuyển cho đội nghiệp vụ có chức năng, nhiệm vụ theo quy định để báo cáo Hội đồng xét duyệt, đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 12 Thông tư này.
Khi được ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng nhất trí thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc nếu thuộc trường hợp được miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 112 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì các đội nghiệp vụ có chức năng, nhiệm vụ và theo sự phân công của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ quy định tại Điều 9 Thông tư này báo cáo Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để gửi cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cho học sinh, trại viên.
1. Hội đồng xét duyệt, đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Hội đồng xét duyệt, đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng bao gồm thành phần theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
3. Hội đồng xét duyệt, đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2022.
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng) để kịp thời hướng dẫn./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.