BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2022/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
Thông tư này quy định về:
1. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực.
2. Kiểm tra hoạt động điện lực trong các lĩnh vực: Tư vấn chuyên ngành điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
3. Phương pháp xác định sản lượng điện trộm cắp, số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi trộm cắp điện để trả lại cho tổ chức, cá nhân bị chiếm đoạt, bồi thường thiệt hại và cách thức tổ chức thực hiện, thi hành hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trộm cắp điện.
4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
1. Các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực: Tư vấn chuyên ngành điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện.
2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng điện.
3. Kiểm tra viên điện lực và các cá nhân tham gia công tác kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện và bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực được quy định tại Điều 33 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sau đây viết tắt là Nghị định số 134/2013/NĐ-CP), đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 38 Điều 2 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí (sau đây viết tắt là Nghị định số 17/2022/NĐ-CP).
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Thông tư này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hợp đồng mua bán điện là một trong các loại hợp đồng sau đây (không bao gồm các hợp đồng giữa các đơn vị điện lực là đối tượng tham gia thị trường phát điện, bán buôn điện cạnh tranh và hợp đồng mua bán điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà):
a) Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt hoặc ngoài sinh hoạt được ký kết giữa khách hàng sử dụng điện (bao gồm cả khách hàng sử dụng điện lớn) với đơn vị bán lẻ điện nhằm mục đích mua điện để sử dụng;
b) Hợp đồng mua buôn, bán lẻ điện được ký kết giữa đơn vị bán lẻ điện với đơn vị bán buôn điện nhằm mục đích mua điện để bán lại cho bên thứ ba (trừ hợp đồng giữa các đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc hợp đồng giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam với các đơn vị thành viên).
2. Kiểm tra viên điện lực là cá nhân thuộc đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện, đơn vị bán buôn điện và đơn vị bán lẻ điện được tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực theo quy định tại Thông tư này.
3. Đơn vị truyền tải điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện.
4. Đơn vị phân phối điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện.
5. Đơn vị bán buôn điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán buôn điện.
6. Đơn vị bán lẻ điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán lẻ điện.
7. Số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi trộm cắp điện là số lợi mà bên vi phạm có được từ sản lượng điện năng trộm cắp (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra (nếu có)).
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực
Kiểm tra viên điện lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra trong phạm vi quản lý của đơn vị mình như sau:
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện
a) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện;
b) Kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn điện được quy định tại Điều 7 Luật Điện lực;
c) Thông báo kịp thời cho đơn vị trực tiếp quản lý vận hành lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối trong trường hợp phát hiện có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn trang thiết bị;
d) Lập Biên bản kiểm tra theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này khi tiến hành kiểm tra các nội dung về bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
đ) Trường hợp Kiểm tra viên điện lực thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo kế hoạch đối với nội dung kiểm tra bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện mà không phát hiện vi phạm thì không phải lập Biên bản kiểm tra theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này nhưng nội dung, kết quả kiểm tra phải được ghi nhận trên hệ thống quản lý của đơn vị điện lực .
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện
a) Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng mua bán điện của bên sử dụng điện;
b) Kiểm tra việc sử dụng điện an toàn của bên sử dụng điện;
c) Kiểm tra việc ngừng sử dụng điện, giảm mức tiêu thụ điện của bên sử dụng điện;
d) Kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các hành vi bị cấm trong sử dụng điện được quy định tại Điều 7 Luật Điện lực;
đ) Yêu cầu bên sử dụng điện ngừng sử dụng điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn trang thiết bị;
e) Yêu cầu bên sử dụng điện cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra;
g) Lập Biên bản kiểm tra sử dụng điện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này khi tiến hành kiểm tra các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
h) Trường hợp Kiểm tra viên điện lực thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo kế hoạch đối với các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này và không phát hiện vi phạm thì không phải lập Biên bản kiểm tra sử dụng điện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này nhưng nội dung, kết quả kiểm tra phải được ghi nhận trên hệ thống quản lý của đơn vị điện lực.
Điều 5. Tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực
Kiểm tra viên điện lực phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện hoặc là công nhân kỹ thuật điện từ bậc 5/7 trở lên.
2. Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối từ 03 năm trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện; có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh doanh điện từ 03 năm trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện.
3. Đã được tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện và bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện, các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện và có kết quả sát hạch khi kết thúc tập huấn đạt yêu cầu.
4. Có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra.
5. Đủ sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan.
6. Chưa bị xử lý hình sự hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng đã được xóa án tích; chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc đã được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Tập huấn, sát hạch, cấp thẻ, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực
1. Các đơn vị truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện chịu trách nhiệm tổ chức hoặc phân cấp cho các đơn vị trực thuộc tổ chức tập huấn, sát hạch, cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực cho công nhân viên của đơn vị mình để thực hiện công tác kiểm tra căn cứ nhu cầu thực tế của đơn vị.
2. Nội dung tập huấn, sát hạch do đơn vị xây dựng căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này. Việc tổ chức sát hạch do đơn vị cấp thẻ quyết định theo tình hình thực tế nhưng không quá 05 năm một lần đối với tất cả các cá nhân trước khi cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực (bao gồm cả cấp mới, cấp lại thẻ trong trường hợp thẻ đã cấp sắp hết hoặc hết thời hạn sử dụng).
3. Thẻ Kiểm tra viên điện lực chỉ được cấp (bao gồm cả cấp mới và cấp lại) khi cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Trường hợp cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực:
a) Thẻ Kiểm tra viên điện lực đã cấp sắp hết hoặc hết thời hạn sử dụng;
b) Khi có sự thay đổi phạm vi, nội dung ghi trong thẻ của cá nhân đã được cấp thẻ;
c) Thẻ Kiểm tra viên điện lực đã cấp bị mất, bị rách, bị mờ, bị hỏng.
5. Trường hợp phải được thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực:
a) Người được cấp thẻ không còn đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Phạm vi, nội dung ghi trong thẻ không còn phù hợp;
c) Thẻ hết thời hạn sử dụng hoặc bị rách, bị mờ, bị hỏng;
d) Người được cấp thẻ chuyển công tác hoặc không còn thực hiện nhiệm vụ của Kiểm tra viên điện lực.
6. Đơn vị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 7. Mẫu thẻ và thời hạn sử dụng thẻ Kiểm tra viên điện lực
1. Thẻ Kiểm tra viên điện lực có kích thước 58 mm x 90 mm, mẫu thẻ được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thẻ Kiểm tra viên điện lực có màu vàng cam.
3. Thẻ Kiểm tra viên điện lực có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp thẻ. Trường hợp cấp lại thẻ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 6 Thông tư này, thời hạn thẻ cấp lại theo thời hạn ghi trong thẻ cũ đã cấp.
Điều 8. Trách nhiệm của Kiểm tra viên điện lực
1. Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật, các quy chế hoặc nội quy lao động của đơn vị điện lực khi thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định các quy chế, nội quy lao động, tuỳ theo mức độ có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật, quy chế hoặc nội quy lao động của đơn vị điện lực.
2. Kiểm tra viên điện lực chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
3. Đơn vị trực tiếp quản lý Kiểm tra viên điện lực phải bồi thường trong trường hợp Kiểm tra viên điện lực gây thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; Đơn vị trực tiếp quản lý Kiểm tra viên điện lực đã thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản này có quyền yêu cầu Kiểm tra viên điện lực gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền tương ứng theo quy định của pháp luật.
KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC, SỬ DỤNG ĐIỆN, BẢO VỆ AN TOÀN CÔNG TRÌNH ĐIỆN LỰC VÀ LƯỚI ĐIỆN
Việc kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực và việc kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực được tiến hành theo hình thức sau:
1. Kiểm tra theo kế hoạch là hoạt động kiểm tra thực hiện theo kế hoạch đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì kiểm tra hoặc cơ quan cấp trên phê duyệt hàng năm bao gồm:
a) Hình thức kiểm tra có thông báo trước cho bên được kiểm tra;
b) Hình thức kiểm tra thường xuyên của Đơn vị điện lực đối với tài sản (công trình điện lực, lưới điện và các thiết bị khác) thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý sử dụng của đơn vị mình.
2. Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra không thông báo trước cho bên được kiểm tra, được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi có phản ánh của tổ chức, cá nhân về các dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện;
c) Phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
1. Kế hoạch kiểm tra hằng năm
a) Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm dựa trên một trong các căn cứ sau đây: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; chỉ đạo, yêu cầu của cấp có thẩm quyền; hướng dẫn, định hướng về công tác kiểm tra hằng năm của cơ quan cấp trên; các vấn đề được xã hội quan tâm;
b) Kế hoạch kiểm tra hằng năm có thể được điều chỉnh phù hợp với thực tế triển khai hoạt động của đơn vị.
2. Quy định về thành lập đoàn kiểm tra
a) Thành phần đoàn kiểm tra phải có từ 03 thành viên trở lên, bao gồm: trưởng đoàn, phó trưởng đoàn (nếu thấy cần thiết) và các thành viên khác, trong đó, trưởng đoàn kiểm tra phải là người có kinh nghiệm công tác ít nhất 03 năm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về điện lực. Khi tiến hành kiểm tra phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Đoàn kiểm tra;
b) Thành viên của đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;
c) Công chức, viên chức không được tham gia đoàn kiểm tra trong trường hợp có vợ, chồng, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của mình, của chồng/vợ mình là đối tượng giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của tổ chức hoặc là thành viên hộ sử dụng điện là đối tượng được kiểm tra trực tiếp.
3. Thời hạn tiến hành kiểm tra
a) Không quá 10 ngày làm việc thực tế tại một đối tượng. Trường hợp phải làm việc với các đơn vị trực thuộc đối tượng được kiểm tra, thời gian kiểm tra không quá 05 ngày làm việc thực tế tại mỗi đơn vị trực thuộc, thời gian làm việc tại đơn vị trực thuộc không được tính vào thời gian làm việc của đối tượng được kiểm tra đó;
b) Trường hợp đối tượng kiểm tra cố tình trốn tránh, trì hoãn, không phối hợp với Đoàn kiểm tra thì thời gian trì hoãn không được tính vào thời gian làm việc;
c) Trường hợp cần thiết, trưởng đoàn kiểm tra có quyền đề xuất người ra Quyết định kiểm tra kéo dài thời gian kiểm tra, thời gian kéo dài không quá thời gian quy định tại điểm a khoản này.
4. Quyền hạn, trách nhiệm của đoàn kiểm tra
a) Quyền hạn của đoàn kiểm tra:
- Yêu cầu đối tượng được kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc cử người đại diện làm việc với đoàn kiểm tra;
- Yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu, thiết bị, phương tiện và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
b) Trách nhiệm của đoàn kiểm tra:
- Tổ chức thực hiện kiểm tra theo Quyết định kiểm tra;
- Sử dụng thông tin; sử dụng, bảo quản hồ sơ, tài liệu, thiết bị, tang vật, phương tiện có liên quan đến nội dung kiểm tra theo quy định của pháp luật; không làm hư hỏng hoặc thất thoát tài sản hợp pháp của đối tượng được kiểm tra;
- Báo cáo kết quả kiểm tra (trong đó có đề xuất phương án xử lý vi phạm, hạn chế nếu cần thiết);
- Thực hiện theo dõi, đôn đốc đối tượng được kiểm tra thực hiện kiến nghị của đoàn kiểm tra tại Biên bản làm việc hoặc Kết luận kiểm tra hoặc công văn chỉ đạo. Trường hợp đối tượng được kiểm tra không hoàn thành việc thực hiện kiến nghị, đoàn kiểm tra phải báo cáo người ra Quyết định kiểm tra để có văn bản chỉ đạo đối tượng được kiểm tra thực hiện báo cáo giải trình kết quả thực hiện kiến nghị hoặc Kết luận kiểm tra hoặc tổ chức kiểm tra việc thực hiện kiến nghị (nếu cần thiết);
c) Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm:
- Công bố Quyết định kiểm tra đến đối tượng được kiểm tra; tổ chức điều hành việc kiểm tra theo đúng nội dung tại Quyết định kiểm tra; phân công công việc cho các thành viên đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm trước người ra Quyết định kiểm tra và trước pháp luật về hoạt động của Đoàn kiểm tra;
- Thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của người ra Quyết định kiểm tra đối với những vấn đề, nội dung vượt quá thẩm quyền giải quyết;
- Tổng hợp báo cáo của các thành viên đoàn kiểm tra để lập và ký Biên bản làm việc sau khi kết thúc kiểm tra để ghi nhận kết quả kiểm tra; trình người ra Quyết định kiểm tra ban hành Kết luận kiểm tra hoặc công văn chỉ đạo đơn vị thực hiện kiến nghị của đoàn kiểm tra (nếu cần);
d) Phó Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm:
- Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên đoàn kiểm tra quy định tại điểm đ khoản này theo phân công của Trưởng đoàn kiểm tra;
- Thực hiện các nhiệm vụ của Trưởng đoàn kiểm tra trong trường hợp Trưởng đoàn kiểm tra ủy quyền. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn kiểm tra, người ra Quyết định kiểm tra và trước pháp luật về hoạt động của đoàn kiểm tra;
đ) Thành viên đoàn kiểm tra có trách nhiệm:
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra và theo đúng nội dung của Quyết định kiểm tra;
- Báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra kết quả kiểm tra đối với nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của nội dung báo cáo;
- Trường hợp cần thiết, thành viên đoàn kiểm tra được quyền bảo lưu ý kiến có liên quan đến nội dung kiểm tra được Trưởng đoàn kiểm tra phân công; đề xuất với Trưởng đoàn kiểm tra các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động kiểm tra có hiệu quả, đúng pháp luật.
5. Quyền và trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra
a) Quyền của đối tượng được kiểm tra:
- Được thông báo bằng văn bản về Kế hoạch, Quyết định kiểm tra trừ trường hợp đối tượng bị kiểm tra đột xuất; kiến nghị, giải trình nội dung có liên quan đến nội dung kiểm tra được ghi tại Biên bản làm việc; giải trình các nội dung có liên quan tại dự thảo Kết luận kiểm tra khi người ra Quyết định kiểm tra yêu cầu (nếu có);
- Khiếu nại đối với Kết luận kiểm tra hoặc công văn chỉ đạo và các hành vi vi phạm hành chính của người có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại;
- Tố cáo các hành vi vi phạm hành chính của người có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra theo quy định của pháp luật về tố cáo;
- Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra;
b) Trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra:
- Phối hợp và tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ trong quá trình kiểm tra;
- Nghiêm túc thực hiện báo cáo theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; cung cấp thông tin, tài liệu trung thực, kịp thời; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo, thông tin và tài liệu phục vụ cho quá trình kiểm tra và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Chấp hành kiến nghị của đoàn kiểm tra tại Biên bản làm việc; Kết luận kiểm tra, công văn chỉ đạo (nếu có);
- Báo cáo bằng văn bản về tình hình, kết quả thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các tồn tại hạn chế theo kiến nghị của đoàn kiểm tra hoặc kết luận kiểm tra hoặc công văn chỉ đạo đúng thời hạn yêu cầu;
- Chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kiến nghị của đoàn kiểm tra hoặc kết luận kiểm tra hoặc công văn chỉ đạo.
Điều 11. Quy định chung về hoạt động kiểm tra của Kiểm tra viên điện lực
1. Hoạt động kiểm tra theo kế hoạch phải được thủ trưởng đơn vị chủ trì kiểm tra hoặc đơn vị cấp trên phê duyệt hằng năm; Kế hoạch kiểm tra hằng năm có thể được điều chỉnh phù hợp với thực tế triển khai hoạt động của đơn vị.
2. Kiểm tra viên điện lực chỉ thực hiện kiểm tra khi được giao nhiệm vụ. Trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm ngoài phạm vi nhiệm vụ được giao thì phải báo cáo kịp thời cho người trực tiếp quản lý để có hình thức kiểm tra phù hợp.
3. Khi tiến hành kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra phải thành lập tổ kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra bao gồm ít nhất 03 thành viên, có tổ trưởng hoặc trưởng đoàn kiểm tra (có Quyết định kiểm tra hoặc văn bản phân công nhiệm vụ trừ trường hợp kiểm tra đột xuất không yêu cầu bắt buộc); trong tổ hoặc đoàn kiểm tra ít nhất phải có 01 (một) Kiểm tra viên điện lực. Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm xuất trình thẻ Kiểm tra viên điện lực với bên được kiểm tra và thông báo nội dung kiểm tra cho bên được kiểm tra biết.
4. Việc kiểm tra phải được tiến hành với sự có mặt của đại diện bên được kiểm tra trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
Trường hợp kiểm tra yêu cầu phải có đại diện bên được kiểm tra nhưng đại diện bên được kiểm tra vắng mặt, bên kiểm tra phải mời ít nhất 01 người chứng kiến có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc đại diện chính quyền địa phương hoặc công an để chứng kiến việc kiểm tra.
5. Các thiết bị đo điện được bên kiểm tra sử dụng trong quá trình kiểm tra phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định.
6. Trường hợp đột xuất phải vào địa điểm của các khách hàng để kiểm tra sử dụng điện trong khoảng thời gian từ 22 giờ 00 đêm ngày hôm trước đến 06 giờ 00 sáng ngày hôm sau, bên kiểm tra phải phối hợp với chính quyền địa phương hoặc công an để chứng kiến việc kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo quy định tại Thông tư này.
Điều 12. Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực
Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực bao gồm việc thực hiện các quy định của Luật Điện lực (đã được sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn thi hành về một hoặc các nội dung sau:
1. Kiểm tra điều kiện hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực hoạt động được cấp phép hoạt động điện lực.
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về vận hành hệ thống điện.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về thị trường điện (đối với các đối tượng tham gia thị trường cạnh tranh các cấp độ).
4. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về giá điện, mua bán điện (bao gồm cả ngừng, giảm mức cung cấp điện) và hợp đồng mua bán điện.
5. Kiểm tra công tác bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
6. Kiểm tra các quy định khác của pháp luật về điện lực.
Điều 13. Nội dung kiểm tra sử dụng điện
Khi thực hiện kiểm tra sử dụng điện, tùy phạm vi và thẩm quyền kiểm tra, Bên kiểm tra tiến hành kiểm tra một hoặc các nội dung sau:
1. Kiểm tra điện áp.
2. Kiểm tra công suất và hệ số công suất thực hiện như sau:
a) Công suất và hệ số công suất được xác định qua dữ liệu ghi nhận trong công tơ điện tử hoặc bằng cách đo trực tiếp hoặc gián tiếp qua các thiết bị đo khác tại thời điểm kiểm tra;
b) Trường hợp có căn cứ nghi ngờ hệ thống đo đếm hoạt động không chính xác, công suất và hệ số công suất phải được xác định qua các thiết bị đo khác ;
c) Trường hợp đo công suất giờ cao điểm bằng cách đo trực tiếp hoặc gián tiếp qua các thiết bị đo khác cần thực hiện đo 03 lần trong thời gian tiến hành kiểm tra, sau đó lấy trị số công suất lớn nhất của 01 trong 03 lần đo .
3. Kiểm tra hệ thống đo đếm điện năng và các hồ sơ liên quan, bao gồm: công tơ, máy biến điện áp đo lường, máy biến dòng điện đo lường, sơ đồ đấu dây, tính nguyên vẹn của niêm phong và thời hạn kiểm định của hệ thống đo đếm điện năng; biên bản treo tháo công tơ, thiết bị đo đếm điện năng và các tài liệu có liên quan khác.
4. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn trong sử dụng điện.
5. Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng mua bán điện và các nghĩa vụ khác được quy định trong Luật Điện lực (đã được sửa đổi, bổ sung) và văn bản hướng dẫn thi hành.
Kiểm tra việc thực hiện các quy định từ Điều 50 đến Điều 53 Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành về một hoặc các nội dung sau:
1. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm.
4. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ an toàn trạm điện.
1. Kiểm tra theo kế hoạch
Căn cứ kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoạt động kiểm tra theo kế hoạch được tiến hành theo trình tự sau:
a) Ban hành Quyết định kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm các nội dung chính sau đây: ngày, tháng, năm ban hành Quyết định; căn cứ ban hành quyết định; đối tượng kiểm tra; thời kỳ kiểm tra, nội dung, phạm vi kiểm tra, thời hạn tiến hành kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra, quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra; quyền hạn và trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra (nếu cần thiết);
b) Đoàn kiểm tra hoặc đơn vị được giao chủ trì thực hiện có trách nhiệm trình người có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch tiến hành kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đơn vị chủ trì kiểm tra phải có văn bản thông báo cụ thể chương trình kiểm tra cho bên được kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm các nội dung chính như nội dung kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra, kèm theo các tài liệu đơn vị phải chuẩn bị phục vụ đoàn kiểm tra (trường hợp đề cương yêu cầu báo cáo không được ban hành kèm theo Quyết định kiểm tra thì phải được ban hành kèm theo Công văn thông báo kiểm tra). Chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, Công văn thông báo kèm theo Quyết định kiểm tra và đề cương yêu cầu báo cáo phải được gửi cho đối tượng được kiểm tra;
d) Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo Quyết định kiểm tra và kế hoạch tiến hành kiểm tra đã được phê duyệt. Kết thúc cuộc kiểm tra, Đoàn kiểm tra và đối tượng được kiểm tra phải lập Biên bản làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản được lập thành 02 bản, bên kiểm tra giữ 01 bản, bên được kiểm tra giữ 01 bản. Nếu bên được kiểm tra không thống nhất với nội dung ghi trong Biên bản thì được quyền ghi ý kiến của mình vào phần cuối biên bản. Biên bản phải có đủ chữ ký của đại diện bên kiểm tra, đại diện của bên được kiểm tra (nếu không ký được thì có thể điểm chỉ) và của người chứng kiến (nếu có). Trường hợp bên được kiểm tra không chịu ký hoặc điểm chỉ vào biên bản, người lập biên bản phải ghi rõ lý do bên được kiểm tra không ký hoặc điểm chỉ vào biên bản. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý để xử lý khi có chữ ký của đại diện chính quyền địa phương hoặc công an hoặc ít nhất
01 người chứng kiến có đầy đủ năng lực hành vi dân sự xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản;
đ) Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, ngoài việc lập Biên bản làm việc, đoàn kiểm tra phải lập Biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
e) Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo người ra Quyết định kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm các nội dung chính sau đây: Khái quát chung về đối tượng được kiểm tra; kết quả kiểm tra theo đề cương; các biện pháp đã xử lý theo thẩm quyền (nếu có); kiến nghị của đối tượng được kiểm tra (nếu có); kiến nghị của đoàn kiểm tra;
g) Trường hợp cần thiết, người ra Quyết định kiểm tra ban hành Kết luận kiểm tra hoặc Công văn chỉ đạo đối tượng được kiểm tra thực hiện các kiến nghị của đoàn kiểm tra (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);
h) Trường hợp đoàn kiểm tra phải lập Biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, thủ trưởng cơ quan chủ trì kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển biên bản vi phạm hành chính kèm theo Hồ sơ và tang vật, phương tiện (nếu có) của vụ vi phạm đến người có thẩm quyền theo quy định.
2. Kiểm tra đột xuất
a) Việc kiểm tra đột xuất được thực hiện ngay sau khi có Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra và không phải thông báo trước thời gian, nội dung kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra;
b) Quy định về Đoàn kiểm tra, thời gian kiểm tra, Biên bản làm việc, báo cáo kết quả kiểm tra và Kết luận kiểm tra hoặc Công văn chỉ đạo (nếu có) thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g và điểm h khoản 1 Điều này và Điều 10 Thông tư này.
Điều 16. Trình tự kiểm tra của đơn vị phân phối điện, truyền tải điện, bán buôn điện, bán lẻ điện
1. Kiểm tra theo kế hoạch
Căn cứ kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoạt động kiểm tra theo kế hoạch được tiến hành theo trình tự sau:
a) Đơn vị chủ trì kiểm tra phải thông báo cho bên được kiểm tra biết trước thời điểm kiểm tra ít nhất 05 ngày làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này. Thông báo phải do người có thẩm quyền ký, trong đó nêu rõ nội dung, phạm vi, địa điểm, thời gian kiểm tra, thành phần tổ hoặc đoàn kiểm tra;
b) Bên kiểm tra thực hiện kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra hằng năm được duyệt và văn bản phân công nhiệm vụ hoặc Quyết định kiểm tra (nếu có);
c) Bên được kiểm tra khi được thông báo phải chuẩn bị đầy đủ theo nội dung yêu cầu và cử người có trách nhiệm làm việc với bên kiểm tra. Bên được kiểm tra có quyền từ chối các nội dung không đúng hoặc không có trong các nội dung đã được bên kiểm tra thông báo;
d) Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm trong quá trình kiểm tra, bên kiểm tra phải có biện pháp phù hợp ngăn chặn kịp thời. Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc nội dung, phạm vi kiểm tra, phải thông báo ngay cho người có thẩm quyền để có biện pháp kiểm tra phù hợp;
đ) Khi thực hiện kiểm tra, bên kiểm tra phải lập Biên bản kiểm tra hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng điện, ghi đầy đủ các nội dung kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này (trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 và điểm h khoản 2 Điều 4 Thông tư này); Biên bản được lập thành 03 bản, bên kiểm tra giữ 02 bản, bên được kiểm tra giữ 01 bản;
e) Quy định về Biên bản kiểm tra hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng điện áp dụng đối với hoạt động kiểm tra do Kiểm tra viên điện lực thực hiện:
- Biên bản phải có dấu treo của đơn vị trực tiếp quản lý Kiểm tra viên điện lực và đánh số thứ tự để quản lý; Biên bản đã sử dụng, kể cả biên bản ghi sai hoặc hủy bỏ đều phải được quản lý và lưu giữ đầy đủ theo quy định;
- Biên bản phải ghi rõ họ và tên người tham gia kiểm tra, đại diện của bên được kiểm tra và người chứng kiến (nếu có). Nếu bên được kiểm tra không thống nhất với nội dung ghi trong Biên bản thì được quyền ghi ý kiến của mình vào phần cuối biên bản;
- Biên bản phải có đủ chữ ký của đại diện bên kiểm tra (Kiểm tra viên điện lực), đại diện của bên được kiểm tra (nếu không ký được thì có thể điểm chỉ) và của người chứng kiến (nếu có);
- Trường hợp bên được kiểm tra không chịu ký hoặc điểm chỉ vào biên bản, người lập biên bản phải ghi rõ lý do bên được kiểm tra không ký vào biên bản. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý để xử lý khi có chữ ký của đại diện chính quyền địa phương hoặc công an hoặc ít nhất 01 người chứng kiến có đầy đủ năng lực hành vi dân sự xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản;
- Trường hợp phát hiện có nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực, trong Biên bản phải mô tả rõ, đầy đủ, chính xác từng hành vi vi phạm.
2. Kiểm tra đột xuất
a) Thủ trưởng đơn vị chủ trì kiểm tra có thể ra Quyết định kiểm tra hoặc văn bản phân công nhiệm vụ kiểm tra đột xuất đảm bảo nguyên tắc kiểm tra tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này;
b) Trường hợp tự phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm khi chưa được giao nhiệm vụ kiểm tra, Kiểm tra viên điện lực phải báo cáo kịp thời cho người trực tiếp quản lý để tổ chức kiểm tra kịp thời;
c) Việc kiểm tra đột xuất được thực hiện ngay sau khi Kiểm tra viên điện lực xuất trình thẻ Kiểm tra viên điện lực và nêu rõ mục đích, nội dung kiểm tra với đối tượng được kiểm tra; Bên kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất theo quy định tại điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này; Bên được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ theo nội dung yêu cầu và cử người có trách nhiệm làm việc với bên kiểm tra.
3. Trường hợp trong quá trình kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thì tổ hoặc đoàn kiểm tra thực hiện theo trình tự như sau:
a) Bên kiểm tra được quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ hiện trường và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình;
b) Trường hợp tổ hoặc đoàn kiểm tra có thành viên là người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực được quy định tại Điều 33 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 38 Điều 2 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) thì thành viên tổ hoặc đoàn kiểm tra là người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có trách nhiệm căn cứ Biên bản kiểm tra hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng điện để lập Biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư này;
c) Trường hợp trong tổ kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra không có người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, bên kiểm tra lập Biên bản kiểm tra hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng điện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm và tang vật, phương tiện có liên quan (nếu có) đến người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Thông tư này.
1. Trường hợp trong quá trình kiểm tra sử dụng điện, bên kiểm tra phát hiện công tơ điện bị mất, hệ thống đo đếm điện năng bị hư hỏng, sai lệch vị trí hoặc có dấu hiệu không bình thường phải ghi rõ hiện trạng và kiến nghị biện pháp xử lý trong Biên bản làm việc (đối với hoạt động kiểm tra của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực) hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng điện (đối với hoạt động kiểm tra của Kiểm tra viên điện lực).
2. Việc tháo gỡ thiết bị đo đếm điện năng để kiểm tra trong trường hợp hệ thống đo đếm điện năng bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu không bình thường phải thực hiện các quy định sau:
a) Thông báo cho bên bán điện về việc tháo gỡ hệ thống đo đếm điện năng để bên bán điện biết và cử người thực hiện;
b) Phải giữ nguyên niêm phong của tổ chức kiểm định. Thiết bị đo đếm điện, niêm phong khác phải được thu giữ, bao gói và niêm phong (Giấy niêm phong phải có chữ ký của Kiểm tra viên điện lực hoặc công chức, viên chức đang thi hành công vụ, đại diện bên mua điện và bên bán điện). Trường hợp bên mua điện từ chối ký niêm phong, bên kiểm tra phải lấy chữ ký của 01 người chứng kiến có đầu đủ năng lực hành vi dân sự hoặc đại diện chính quyền địa phương hoặc công an chứng kiến việc đại diện bên mua điện không ký giấy niêm phong;
c) Lập Biên bản làm việc (đối với hoạt động kiểm tra của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực) hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng điện (đối với hoạt động kiểm tra của Kiểm tra viên điện lực), trong đó, phải ghi rõ thời gian, địa điểm kiểm tra, mô tả chi tiết hiện trạng, biểu hiện không bình thường của hệ thống đo đếm điện năng và lý do tháo hệ thống đo đếm điện năng.
3. Sau khi kết thúc kiểm tra, khi thực hiện công tác kiểm định thiết bị đo đếm điện tại tổ chức kiểm định, các bên liên quan có trách nhiệm cùng chứng kiến việc kiểm tra, xác minh thiết bị đo đếm điện của tổ chức kiểm định, nếu vắng mặt trong quá trình kiểm tra mà không có lý do chính đáng thì vẫn phải công nhận kết quả kiểm tra.
4. Cách xác định sản lượng điện năng trong trường hợp thiết bị đo đếm điện không chính xác so với tiêu chuẩn quy định, hệ thống thiết bị đo đếm điện bị hư hỏng làm cho công tơ điện ngừng hoạt động, công tơ điện bị mất được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định số 137/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi kiểm tra, xử lý hành vi trộm cắp điện
1. Trường hợp trong quá trình kiểm tra sử dụng điện, bên kiểm tra phát hiện hành vi trộm cắp điện, trong Biên bản làm việc (đối với hoạt động kiểm tra của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực) hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng điện (đối với hoạt động kiểm tra của Kiểm tra viên điện lực) phải nêu rõ những nội dung sau:
a) Mô tả hành vi trộm cắp điện và các thông số liên quan tới việc tính toán, xử lý vi phạm;
b) Vẽ sơ đồ trộm cắp điện;
c) Các chứng cứ khác như phương tiện trộm cắp, ảnh chụp, băng ghi hình, dữ liệu điện tử khác (nếu có);
d) Việc giao nhận tang vật, phương tiện có liên quan đến hành vi trộm cắp điện giữa bên được kiểm tra cho bên kiểm tra trong trường hợp phát hiện tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi tại thời điểm kiểm tra.
2. Trách nhiệm của bên bán điện hoặc Kiểm tra viên điện lực của bên bán điện
a) Trong trường hợp kiểm tra phát hiện hành vi trộm cắp điện và trong tổ hoặc đoàn kiểm tra có người có thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi trộm cắp điện, Kiểm tra viên điện lực của bên bán điện hoặc đại diện bên bán điện tham gia đoàn kiểm tra có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu tính toán sản lượng điện trộm cắp, số tiền có được từ hành vi trộm cắp điện và số lợi bất hợp pháp cho người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang thụ lý vụ việc;
b) Trong trường hợp kiểm tra phát hiện dấu hiệu vi phạm trộm cắp điện và trong tổ hoặc đoàn kiểm tra không có người có thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi trộm cắp điện, bên bán điện hoặc Kiểm tra viên điện lực của bên bán điện có trách nhiệm chuyển biên bản kiểm tra sử dụng điện, hồ sơ, tài liệu, số liệu tính toán sản lượng điện trộm cắp, số tiền có được từ hành vi trộm cắp điện và số lợi bất hợp pháp và toàn bộ tang vật, phương tiện liên quan đến vụ việc có dấu hiệu về hành vi trộm cắp điện cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
3. Trong quá trình kiểm tra phát hiện hành vi trộm cắp điện hoặc sau khi kết thúc kiểm tra, trên cơ sở Biên bản làm việc hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng điện được lập và thông tin cung cấp của bên bán điện về hồ sơ, tài liệu, số liệu tính toán trộm cắp điện, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực quy định tại Điều 33 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 38 Điều 2 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) có trách nhiệm:
a) Xác định sản lượng điện trộm cắp và số tiền điện trộm cắp có được từ hành vi trộm cắp điện theo quy định tại Điều 21 Thông tư này;
b) Lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp điện tại thời điểm kiểm tra hoặc sau khi nhận được hồ sơ vụ việc có dấu hiệu về hành vi trộm cắp điện của đơn vị điện lực chuyển đến (bao gồm cả trường hợp giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên) và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc
a) Xem xét quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định (nếu có);
b) Xem xét, ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hoặc chuyển hồ sơ vụ vi phạm theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 20 Thông tư này;
c) Thông báo bằng văn bản cho bên bán điện để thực hiện ngừng cung cấp điện ngay nhưng không quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận được Biên bản vi phạm hành chính.
Điều 19. Hồ sơ hoạt động kiểm tra
Đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ hoạt động kiểm tra bao gồm các tài liệu dưới đây, trừ trường hợp chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho người có thẩm quyền thì lưu trữ bản sao hồ sơ:
1. Hồ sơ đối với kiểm tra về hoạt động điện lực và sử dụng điện của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực
a) Quyết định kiểm tra (có thể kèm theo đề cương yêu cầu báo cáo);
b) Kế hoạch kiểm tra được duyệt;
c) Thông báo kiểm tra (trường hợp đề cương yêu cầu báo cáo không ban hành kèm Quyết định kiểm tra thì phải ban hành kèm Thông báo kiểm tra);
d) Báo cáo của đối tượng được kiểm tra theo đề cương (trừ trường hợp kiểm tra sử dụng điện đối với hộ gia đình);
đ) Biên bản làm việc;
e) Báo cáo, giải trình của đối tượng được kiểm tra (nếu có);
g) Báo cáo kết quả kiểm tra;
h) Kết luận kiểm tra hoặc công văn chỉ đạo (nếu có);
i) Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý (trường hợp có kiến nghị đơn vị phải thực hiện);
k) Trường hợp khi kiểm tra phát hiện có hành vi vi phạm hành chính hoặc dấu hiệu hình sự, hồ sơ phải bổ sung thêm: Biên bản vi phạm hành chính (bản chính trong trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan chủ trì kiểm tra hoặc bản sao trong trường hợp chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt); Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện (nếu có); Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc Công văn chuyển hồ sơ vụ việc;
l) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Hồ sơ kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực
a) Quyết định thành lập Tổ kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra hoặc văn bản phân công nhiệm vụ của đơn vị chủ trì kiểm tra (áp dụng trong trường hợp kiểm tra theo kế hoạch và có báo trước cho đối tượng hoặc trường hợp kiểm tra đột xuất có ban hành Quyết định hoặc văn bản phân công nhiệm vụ) và các văn bản cử thành phần tham gia của các đơn vị có liên quan (nếu có);
b) Thông báo kiểm tra (trong trường hợp thực hiện kiểm tra theo kế hoạch và có báo trước cho đối tượng);
c) Biên bản kiểm tra hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng điện (trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 và điểm h khoản 2 Điều 4 Thông tư này); dữ liệu điện tử hoặc dữ liệu giấy ghi nhận nội dung, kết quả kiểm tra trên hệ thống quản lý của đơn vị điện lực (đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 và điểm h khoản 2 Điều 4 Thông tư này);
d) Ảnh, băng ghi hình, dữ liệu điện tử ghi nhận, mô tả hành vi vi phạm (nếu có);
đ) Biên bản kiểm tra thiết bị đo đếm điện năng trong trường hợp kiểm tra sử dụng điện (nếu có). Trường hợp lập Biên bản kiểm tra thiết bị đo đếm điện năng thì phải có Biên bản kiểm định thiết bị đo đếm điện năng kèm theo; Thiết bị đo đếm điện năng tháo về (trong trường hợp cần lưu giữ thiết bị cùng hồ sơ) hoặc tài liệu về việc xử lý thiết bị (nếu có);
e) Sơ đồ trộm cắp điện trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện;
g) Bản tính toán xác định sản lượng điện trộm cắp và số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi trộm cắp điện do đơn vị tổ chức kiểm tra xác định trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện;
h) Bản sao Biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp tổ kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm và lập Biên bản;
i) Bản tính toán tiền bồi thường thiệt hại, tiền phạt đối với hành vi vi phạm (nếu có);
k) Các giấy tờ, tài liệu và hiện vật khác có liên quan.
Điều 20. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm
1. Trường hợp Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ lập Biên bản kiểm tra hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng điện
a) Trường hợp bên mua điện có hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, hồ sơ vụ vi phạm phải được lưu giữ tại đơn vị điện lực để xử lý hoặc chuyển cho đơn vị điện lực có liên quan để xử lý theo quy định trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản;
b) Trường hợp bên mua điện có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) mà trong tổ kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra có người có thẩm quyền đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính thì sau khi kết thúc kiểm tra, bên kiểm tra chủ trì và phối hợp với người lập Biên bản vi phạm hành chính để hoàn thiện hồ sơ vụ việc và chuyển hồ sơ (kèm tang vật, phương tiện có liên quan (nếu có)) đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản;
c) Trường hợp bên mua điện có dấu hiệu vi phạm hành chính quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) mà trong tổ kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra không có người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, hồ sơ vụ việc (bao gồm cả tài liệu, số liệu tính toán trộm cắp điện) phải được gửi cho cơ quan có người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính khi nhận được hồ sơ do bên kiểm tra chuyển đến có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư này.
2. Trường hợp công chức, viên chức thuộc cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về lĩnh vực điện lực lập Biên bản làm việc, trong đó, có phát hiện hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện quy định tại Điều 13 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, hồ sơ vụ vi phạm phải được chuyển cho bên bị vi phạm để xử lý trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
3. Trường hợp nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm (bao gồm cả Biên bản vi phạm hành chính) đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ vụ trộm cắp điện chuyển cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự bao gồm:
a) Văn bản chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện;
b) Biên bản vi phạm hành chính;
c) Bản tính giá trị sản lượng điện bị trộm cắp, số lợi bất hợp pháp; Bản tính bồi thường thiệt hại do hành vi trộm cắp điện gây ra (nếu có);
d) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với vụ việc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng sau đó lại phát hiện có dấu hiệu tội phạm);
đ) Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với vụ việc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đang trong quá trình thi hành nhưng sau đó lại phát hiện có dấu hiệu tội phạm);
e) Biên bản kiểm tra sử dụng điện hoặc Biên bản làm việc;
g) Biên bản kiểm tra thiết bị đo đếm điện năng (nếu có), Biên bản kiểm định thiết bị đo đếm điện năng (nếu có);
h) Sơ đồ trộm cắp điện, ảnh, băng ghi hình, dữ liệu điện tử ghi nhận và mô tả hành vi vi phạm (nếu có);
i) Các giấy tờ, tài liệu và đồ vật khác có liên quan.
Điều 21. Phương pháp xác định số tiền trộm cắp điện từ sản lượng điện năng trộm cắp
1. Số tiền trộm cắp điện từ sản lượng điện năng trộm cắp được xác định theo công thức sau:
a) Đối với trộm cắp điện sử dụng cho mục đích ngoài sinh hoạt:
Trong đó:
Ttc: Số tiền trộm cắp điện (đồng);
i: Số thứ tự chu kỳ hóa đơn sử dụng điện có xảy ra trộm cắp điện;
AHDi: Sản lượng điện năng sử dụng của bên vi phạm đã thanh toán tại kỳ hóa đơn thứ i (kWh);
ASDi: Sản lượng điện năng sử dụng của bên vi phạm tại kỳ hóa đơn thứ i có trộm cắp điện tính toán theo quy định tại khoản 2 Điều này (kWh).
g: Giá điện kỳ hóa đơn thứ i (đ/kWh) được xác định như sau:
- Đối với hành vi trộm cắp điện sử dụng cho mục đích kinh doanh: Tính theo mức giá giờ cao điểm kỳ hóa đơn thứ i;
- Đối với hành vi trộm cắp điện sử dụng cho mục đích sản xuất: Tính theo mức giá giờ cao điểm kỳ hóa đơn thứ i;
- Trường hợp bên mua điện sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được cấp điện qua máy biến áp chuyên dùng dưới 25 kVA hoặc có sản lượng điện sử dụng trung bình 03 tháng liên tục dưới 2.000 kWh/tháng mà chưa mua điện theo hình thức 03 (ba) giá thì áp dụng giá bán điện theo giờ bình thường;
- Đối với hành vi trộm cắp điện sử dụng cho mục đích hành chính sự nghiệp: Áp dụng biểu giá bán lẻ điện kỳ hóa đơn thứ i.
b) Đối với trộm cắp điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt:
Trong đó:
Ttc: Số tiền trộm cắp điện (đồng);
i: Số thứ tự chu kỳ hóa đơn sử dụng điện có xảy ra trộm cắp điện;
j: Số thứ tự bậc trong biểu giá điện bậc thang cho sinh hoạt;
AHDij: Sản lượng điện năng phân bổ theo định mức sử dụng điện sinh hoạt tại bậc thang thứ j của bên vi phạm đã thanh toán tại kỳ hóa đơn thứ i (kWh), AHDij được phân bổ từ sản lượng điện năng hóa đơn của kỳ hóa đơn thứ i (AHDi);
ASDij: Sản lượng điện năng phân bổ theo định mức sử dụng điện sinh hoạt tại bậc thang thứ j của bên vi phạm trong kỳ hóa đơn thứ i (kWh). ASDij được phân bổ từ sản lượng điện năng sử dụng trong kỳ hóa đơn thứ i (ASDi) có trộm cắp điện tính toán theo quy định tại khoản 2 Điều này;
gj: Giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang thứ j theo biểu giá điện bậc thang sinh hoạt (đ/kWh).
c) Trường hợp bên được kiểm tra có hành vi trộm cắp điện để sử dụng cho nhiều mục đích thì số tiền trộm cắp điện là tổng số tiền trộm cắp điện tính toán thông qua sản lượng điện năng trộm cắp của từng mục đích sử dụng; giá điện được áp dụng phù hợp với từng trường hợp theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Giá điện áp dụng cho mỗi mục đích sử dụng căn cứ theo tỷ lệ phần trăm thực tế sử dụng với từng mục đích;
- Giá điện áp dụng cho từng mục đích sử dụng căn cứ tỷ lệ phần trăm thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện đã ký;
- Giá điện toàn bộ theo giá sinh hoạt bậc thang.
2. Sản lượng điện năng sử dụng của kỳ hóa đơn thứ i (ASDi) có trộm cắp điện được xác định như sau:
a) Phương pháp xác định sản lượng điện năng sử dụng (ASDi) theo sai số được kiểm định của công tơ điện
Trường hợp bên vi phạm dùng cách thức duy nhất là can thiệp làm sai số công tơ để trộm cắp điện và sai số này xác định được thông qua việc kiểm định, sản lượng điện năng sử dụng của kỳ hóa đơn thứ i được xác định như sau:
Trong đó:
ASDi: Sản lượng điện năng sử dụng trong kỳ hóa đơn thứ i có trộm cắp điện (kWh);
i: Số thứ tự chu kỳ hóa đơn sử dụng điện có xảy ra trộm cắp điện;
mi: Số ngày sử dụng điện của kỳ hóa đơn thứ i (ngày);
ni: Số ngày xảy ra trộm cắp điện của kỳ hóa đơn thứ i (ngày), được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này;
: Sản lượng điện năng sử dụng trong những ngày không xảy ra trộm cắp điện của kỳ hóa đơn thứ i (kWh). Sản lượng điện năng trong những ngày không xảy ra trộm cắp điện được tính bằng số ngày không xảy ra trộm cắp điện (Ti - ni) nhân với điện năng bình quân ngày theo hóa đơn c ủa kỳ hóa đơn thứ i (AHDi chia cho Ti) qua công thức sau:
: Sản lượng điện năng sử dụng trong những ngày xảy ra trộm cắp điện của kỳ hóa đơn thứ i (kWh), được tính căn cứ sai số công tơ áp dụng theo công thức sau:
s: Giá trị sai số lớn nhất trong các giá trị kiểm định của công tơ điện căn cứ kết quả kiểm định của cơ quan kiểm định độc lập (tính theo %);
b) Phương pháp xác định sản lượng điện năng sử dụng đối với các cách thức trộm cắp điện khác hoặc không áp dụng được phương pháp quy định tại điểm a khoản này hoặc kết quả tính toán sản lượng điện năng sử dụng theo phương pháp quy định tại điểm a khoản này không phù hợp với thực tế sử dụng điện. Sản lượng điện năng sử dụng của kỳ hóa đơn thứ i (ASDi) được xác định như sau:
Trong đó:
i: Số thứ tự chu kỳ hóa đơn sử dụng điện có xảy ra trộm cắp điện;
mi: Số ngày sử dụng điện của kỳ hóa đơn thứ i (ngày);
ni: Số ngày xảy ra trộm cắp điện của kỳ hóa đơn thứ i (ngày), được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này;
: Sản lượng điện năng sử dụng trong những ngày không xảy ra trộm cắp điện của kỳ hóa đơn thứ i (kWh). Sản lượng điện năng trong những ngày không xảy ra trộm cắp điện được tính bằng số ngày không xảy ra trộm cắp điện (mi - ni) nhân với điện năng bình quân ngày theo hóa đơn của kỳ hóa đơn thứ I (AHDi chia cho mi) qua công thức sau:
: Sản lượng điện năng sử dụng trong những ngày xảy ra trộm cắp điện của kỳ hóa đơn thứ i (kWh), được xác định theo trình tự quy định tại điểm c khoản này;
c) Trình tự xác định sản lượng điện năng sử dụng trong những ngày xảy ra trộm cắp điện của kỳ hóa đơn thứ i (Atc ) như sau:
Bước 1: Xác định công suất đối với những ngày trộm cắp: Căn cứ thực tế kiểm tra để xác định trị số công suất cao nhất, phù hợp thực tế trong các trị số công suất có thể xác định được bằng các cách sau:
- Cách 1: Công suất tổng đo được tại thời điểm kiểm tra, phát hiện vi phạm;
- Cách 2: Công suất cao nhất trong biểu đồ phụ tải đăng ký trong hợp đồng mua bán điện;
- Cách 3: Công suất của các thiết bị sử dụng điện tại bảng kê công suất thiết bị đã đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (đối với hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);
- Cách 4: Công suất của các thiết bị tiêu thụ điện ghi trong Biên bản kiểm tra (có thể lấy công suất ghi trên nhãn mác thiết bị của nhà chế tạo);
Bước 2: Xác định sản lượng điện năng sử dụng đối với những ngày trộm cắp
- Trường hợp xác định công suất theo cách 1 hoặc cách 2, áp dụng công thức tính như sau:
i: Số thứ tự chu kỳ hóa đơn sử dụng điện có xảy ra trộm cắp điện;
P: Công suất tổng (kW) đo được tại thời điểm kiểm tra, phát hiện vi phạm hoặc công suất cao nhất (kW) trong biểu đồ phụ tải đăng ký trong hợp đồng mua bán điện;
ttb: Thời gian sử dụng bình quân trong ngày của toàn bộ các thiết bị tiêu thụ điện (giờ/ngày) được xác định căn cứ vào Biên bản làm việc hoặc Biên bản kiểm tra hoặc biểu đồ phụ tải đã đăng ký, nếu không xác định được thì áp dụng quy định tại mục 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
ni: Số ngày xảy ra trộm cắp điện của kỳ hóa đơn thứ i (ngày), được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- Trường hợp xác định công suất theo cách 3 hoặc cách 4 tại Bước 1, áp dụng công thức tính như sau:
Trong đó:
i: Số thứ tự chu kỳ hóa đơn sử dụng điện có xảy ra trộm cắp điện;
k: Số thứ tự của thiết bị điện;
P1, P2, …Pk : Công suất (kW) của từng thiết bị sử dụng điện tại bảng kê công suất thiết bị đã đăng ký trong hợp đồng mua bán điện hoặc công suất (kW) của từng thiết bị tiêu thụ điện ghi trong Biên bản làm việc hoặc Biên bản kiểm tra;
t1, t2, …tk: Thời gian sử dụng trong ngày của từng thiết bị (giờ/ngày), được xác định căn cứ vào Biên bản kiểm tra; nếu không xác định được thì áp dụng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
ni: Số ngày xảy ra trộm cắp điện của kỳ hóa đơn thứ i (ngày), được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Số ngày trộm cắp điện (n) và số ngày trộm cắp điện của chu kỳ hóa đơn thứ i (ni) quy định tại khoản 2 Điều này được xác định như sau:
a) Xác định số ngày trộm cắp điện (n):
- Được tính từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến khi phát hiện, trừ thời gian ngừng cấp điện và ngừng sử dụng điện có lý do;
- Trường hợp không xác định được theo quy định tại điểm a khoản này, số ngày trộm cắp điện được tính từ ngày kiểm tra điện gần nhất hoặc từ lần thay thế, sửa chữa hay kiểm tra định kỳ hệ thống đo đếm điện năng gần nhất đến khi phát hiện, nhưng không quá 365 ngày, trừ thời gian ngừng cấp điện và ngừng sử dụng điện có lý do;
b) Xác định số ngày trộm cắp điện của chu kỳ hóa đơn i (ni) bằng cách so sánh thời gian của chu kỳ hóa đơn i với thời gian trộm cắp điện đã xác định tại
điểm a khoản này và đảm bảo theo công thức sau: .
Điều 22. Số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi trộm cắp điện và bồi thường thiệt hại
1. Tổ chức, cá nhân trộm cắp điện phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi trộm cắp điện để hoàn trả cho bên bán điện, bao gồm:
a) Số tiền trộm cắp điện từ sản lượng điện trộm cắp được xác định tại Điều 21 Thông tư này;
b) Mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra bao gồm: Chi phí để sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn hoặc bồi hoàn giá trị của thiết bị, hệ thống đo đếm bị hư hại do hành vi vi phạm gây ra; chi phí phát sinh mà bên bị vi phạm phải chi trả trong quá trình xử lý hành vi vi phạm và các chi phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Ngoài việc nộp lại số lợi bất hợp pháp quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân trộm cắp điện nếu gây ra thiệt hại khác cho bên bán điện thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
Điều 23. Thi hành quyết định xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trộm cắp điện
1. Việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trộm cắp điện để tổ chức thi hành thực hiện theo quy định tại Điều 71 và Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức, cá nhân có hành vi trộm cắp điện phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trộm cắp điện (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư này để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 2 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP).
2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trộm cắp điện nhưng sau đó lại phát hiện có dấu hiệu tội phạm, người có thẩm quyền phải ra Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62 và Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung), người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều
2 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP). Trường hợp không ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung), người có thẩm quyền phải ra Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trộm cắp điện theo quy định.
4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trộm cắp điện phải chấp hành quyết định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định; trường hợp quyết định có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính không tuân thủ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền chịu trách nhiệm tổ chức thi hành cưỡng chế quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế sau này.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
Điều 24. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
1. Sở Công Thương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp đến 110 kV nếu các bên chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại và có thoả thuận đề nghị Sở Công Thương giải quyết tranh chấp.
2. Cục Điều tiết điện lực có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp trên 110 kV nếu các bên chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại và có thỏa thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực giải quyết tranh chấp.
3. Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương chỉ giải quyết tranh chấp trong trường hợp hai bên không tự thương lượng được và có thỏa thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực hoặc Sở Công Thương giải quyết.
Điều 25. Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
1. Trước khi đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương giải quyết tranh chấp, các bên phải tiến hành tự thương lượng.
2. Trường hợp tự thương lượng không thành, một bên hoặc hai bên có quyền gửi văn bản đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền.
3. Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp
a) Văn bản đề nghị giải quyết tranh chấp;
b) Biên bản làm việc hoặc tài liệu khác chứng minh các bên không tự giải quyết tranh chấp được và thỏa thuận đề nghị Sở Công Thương hoặc Cục Điều tiết điện lực giải quyết;
c) Bản sao Hợp đồng mua bán điện;
d) Bản sao Giấy phép hoạt động điện lực (nếu có);
đ) Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp là có căn cứ và hợp pháp;
e) Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc .
4. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị giải quyết tranh chấp, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm thông báo tới các bên liên quan về việc tiếp nhận xử lý tranh chấp. Trường hợp từ chối đề nghị giải quyết tranh chấp, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có quyền yêu cầu các bên liên quan cung cấp hồ sơ tài liệu; kiểm tra thực tế (trong trường hợp cần thiết) và xác minh hoàn thiện hồ sơ.
6. Chậm nhất sau 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm tổ chức họp hoà giải.
7. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức họp hòa giải, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm ban hành văn bản thông báo về kết quả giải quyết tranh chấp.
8. Đối với vụ việc có tính chất phức tạp, việc tổ chức họp hòa giải và ban hành văn bản thông báo về kết quả giải quyết tranh chấp không quá 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
9. Nếu một trong hai bên không nhất trí với kết quả giải quyết tranh chấp của Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương thì có quyền đưa ra Trọng tài thương mại hoặc khởi kiện tại Toà án để giải quyết.
Điều 26. Trách nhiệm các bên liên quan trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
1. Trách nhiệm của các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện
a) Đảm bảo tính trung thực của tài liệu, thông tin sự việc được cung cấp cho cơ quan giải quyết tranh chấp;
b) Phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan giải quyết tranh chấp thu thập đầy đủ thông tin và kiểm tra thực tế (trong trường hợp cần thiết);
c) Thực hiện các biện pháp trong khả năng cho phép hoặc theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp nhằm hạn chế thiệt hại.
2. Trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
a) Kết luận khách quan trên cơ sở hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp và chứng cứ của các bên cung cấp trong quá trình giải quyết tranh chấp;
b) Tôn trọng thỏa thuận không trái pháp luật và quyền tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện trong suốt quá trình giải quyết;
c) Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật không thuộc thẩm quyền giải quyết, phải thông báo và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và bồi thường thiệt hại
1. Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng, phù hợp quy định của pháp luật.
Trường hợp các bên không có thoả thuận phạt vi phạm, bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm, bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.
2. Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng căn cứ theo thoả thuận trong hợp đồng, nếu không thỏa thuận trong hợp đồng thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cách xác định giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, giá trị bồi thường thiệt hại đối với từng hành vi vi phạm được quy định tại Điều 28, Điều 29 Thông tư này, nếu phát sinh thiệt hại khác thì hai bên tự thoả thuận.
4. Thời hạn trả tiền bồi thường thiệt hại do hai bên tự thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu quá thời hạn trên, bên vi phạm phải chịu lãi suất chậm trả trên số tiền bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không thỏa thuận trong hợp đồng thì theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng, bên vi phạm phải thanh toán tiền phạt cho bên bị vi phạm; nếu quá thời hạn trên, bên vi phạm phải chịu lãi suất chậm trả trên số tiền phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không thỏa thuận trong hợp đồng thì thực hiện theo quy định pháp luật.
6. Bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm gây ra cho bên bị vi phạm đối với các hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
1. Trì hoãn việc cấp điện theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện đã ký
a) Bồi thường cho bên mua điện bằng khoản thiệt hại trực tiếp mà bên mua điện phải chịu do hành vi vi phạm gây ra;
b) Mức phạt vi phạm hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định bằng giá trị sản lượng điện đã thoả thuận trong hợp đồng và được tính toán căn cứ vào công suất đăng ký, thời gian đăng ký mua điện trong ngày, giá điện ghi trong hợp đồng mua bán điện và số ngày trì hoãn được xác định từ thời điểm cam kết cấp điện cho đến thời điểm được cấp điện, theo công thức sau:
T = A x g x n
Trong đó:
T: Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (đồng);
A: Điện năng ngày xác định căn cứ vào các thông số đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (kWh/ngày);
g: Giá điện (đ/kWh) để tính bồi thường, được tính theo giá cao nhất trong hợp đồng mua bán điện đã ký;
n: Số ngày trì hoãn.
2. Bán điện không đảm bảo chất lượng, không đủ số lượng điện năng theo hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên mua điện
a) Bồi thường thiệt hại cho bên mua điện bằng giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên mua điện phải chịu do bên bán điện gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên mua điện đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm;
b) Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định bằng giá trị sản lượng điện đã thoả thuận trong hợp đồng và được tính toán căn cứ vào công suất đăng ký, giá điện ghi trong hợp đồng mua bán điện và thời gian bán điện không đảm bảo chất lượng, không đủ số lượng điện năng, theo công thức sau:
T = P x t x g
Trong đó:
T: Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (đồng);
P: Công suất đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (kW);
t: Thời gian bán điện không đảm bảo chất lượng, không đủ số lượng điện năng (giờ);
g: Giá điện (đ/kWh) để tính bồi thường, được tính theo giá cao nhất trong hợp đồng mua bán điện đã ký.
3. Ghi chỉ số điện năng sai, tính toán hoá đơn sai gây thiệt hại cho bên mua điện
a) Bên bán điện phải hoàn trả cho bên mua điện số tiền điện đã thu thừa cộng với lãi suất do hai bên thoả thuận trong hợp đồng;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.
4. Không thực hiện điều chỉnh khi bên mua điện có thông báo và đáp ứng đủ điều kiện tăng số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc có thông báo và đáp ứng đủ điều kiện tăng định mức sử dụng điện sinh hoạt
a) Bên bán điện phải hoàn trả cho bên mua điện số tiền chênh lệch đã thu thừa trong thời gian vi phạm. Thời gian vi phạm được tính từ kỳ hóa đơn liền kề sau khi bên mua điện có thông báo và đủ điều kiện tăng số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc có thông báo và đáp ứng đủ điều kiện tăng định mức sử dụng điện sinh hoạt đến thời điểm bên bán điện thực hiện điều chỉnh tăng;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
1. Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên bán điện
a) Bồi thường cho bên bán điện bằng khoản thiệt hại trực tiếp mà bên bán điện phải chịu do hành vi vi phạm gây ra;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định bằng giá trị sản lượng điện theo thoả thuận trong hợp đồng và được tính toán căn cứ vào công suất đăng ký, thời gian đăng ký mua điện trong ngày, giá điện ghi trong hợp đồng mua bán điện và số ngày trì hoãn được xác định từ thời điểm cam kết thực hiện hợp đồng cho đến thời điểm hợp đồng được thực hiện theo công thức sau:
T = A x g x n
Trong đó:
T: Giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (đồng);
A: Điện năng ngày xác định căn cứ vào các thông số đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (công suất nhân với thời gian mua điện trong ngày);
g: Giá điện (đ/kWh) để tính bồi thường, được tính theo giá cao nhất trong hợp đồng mua bán điện đã ký;
n: Số ngày trì hoãn.
2. Sử dụng điện sai mục đích có mức giá cao hơn mức giá đã thoả thuận trong hợp đồng
a) Bồi thường thiệt hại cho bên bán điện bằng khoản tiền chênh lệch giá trong thời gian vi phạm mục đích sử dụng điện cộng với lãi suất của khoản tiền chênh lệch giá do hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp không xác định rõ thời điểm vi phạm mục đích sử dụng điện được tính với thời gian là 365 ngày;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.
3. Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm
a) Bên mua điện phải bồi thường thiệt hại cho bên bán điện trong trường hợp gây thiệt hại cho bên bán điện;
b) Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định theo công thức sau:
T= ∆P x t x g
Trong đó:
T: Giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (đồng);
∆P là phần công suất vi phạm trong giờ cao điểm bằng công suất sử dụng lớn nhất trừ công suất đăng ký trong biểu đồ phụ tải tại thời gian tương ứng;
t: Số giờ vi phạm thực tế (nếu dưới 01 giờ thì được tính là 01 giờ);
g: Giá bán điện trong giờ cao điểm theo biểu giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian tính bồi thường (đ/kWh).
4. Không kịp thời cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện khi nhận được thông báo của bên bán điện trong các trường hợp quy định tại Điều 27 Luật Điện lực .
a) Bên mua điện phải bồi thường thiệt hại cho bên bán điện trong trường hợp gây thiệt hại cho bên bán điện;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
5. Chậm thanh toán tiền điện
a) Việc xử lý chậm thanh toán tiền điện thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 23 Luật Điện lực;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
6. Không thông báo cho bên bán điện khi giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc giảm định mức sử dụng điện sinh hoạt hoặc kê khai không đúng số người sử dụng điện để cấp định mức sử dụng điện sinh hoạt nhiều hơn thực tế
a) Bên mua điện phải trả cho bên bán điện số tiền chênh lệch trong thời gian vi phạm. Thời gian vi phạm được tính từ kỳ hóa đơn mà bên mua điện giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc giảm định mức sử dụng điện sinh hoạt nhưng không thông báo cho bên bán điện hoặc kê khai không đúng số người sử dụng điện để cấp định mức sử dụng điện sinh hoạt nhiều hơn thực tế đến thời điểm bên bán điện thực hiện điều chỉnh. Trường hợp bên mua điện không xuất trình được tài liệu chứng minh thời điểm giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc giảm định mức sử dụng điện sinh hoạt thì thời gian vi phạm được tính từ thời điểm kiểm tra số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc định mức sử dụng điện sinh hoạt gần nhất của bên bán điện đến thời điểm bên bán điện thực hiện điều chỉnh giảm nhưng không quá 365 ngày;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
Điều 30. Trách nhiệm của Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương
1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm
a) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về công tác kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện của Sở Công Thương, Phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và công tác kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của các đơn vị điện lực;
b) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực quy định tại Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm
a) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về công tác kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện của Phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và công tác kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của các đơn vị điện lực trong địa bàn tỉnh;
b) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực quy định tại Thông tư này trên địa bàn tỉnh.
1. Chậm nhất ngày 15 tháng 02 hằng năm, các đơn vị điện lực trong phạm vi địa bàn tỉnh có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản qua phương thức gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử (nếu có) đến Sở Công Thương về công tác tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực; công tác kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực thuộc đơn vị điện lực theo mẫu số 01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chậm nhất ngày 01 tháng 3 hằng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản qua phương thức gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử (nếu có) đến Cục Điều tiết điện lực về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động điện lực, sử dụng điện; công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện theo mẫu số 02 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Chậm nhất ngày 01 tháng 3 hằng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia và các Tổng công ty Điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản qua phương thức gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử (nếu có) đến Cục Điều tiết điện lực về công tác tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực; công tác kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực thuộc đơn vị mình cấp thẻ theo mẫu số 03 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 02 năm 2023.
a) Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện;
b) Thông tư số 31/2018/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện;
c) Điều 28 và mục 12, mục 13 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành;
d) Bãi bỏ khoản 3 Điều 7 và khoản 3 Điều 10 Thông tư số 22/2020/TT- BCT ngày 09 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện.
3. Thẻ Kiểm tra viên điện lực đã cấp cho cá nhân là công chức, viên chức thuộc các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực hết hiệu lực khi Thông tư này có hiệu lực. Thẻ Kiểm tra viên điện lực của cá nhân thuộc đơn vị truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện đã được cấp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn được ghi trên thẻ.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, vấn đề mới phát sinh, yêu cầu các đơn vị có liên quan phản ánh về Cục Điều tiết điện lực để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ Công Thương giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU THẺ KIỂM TRA VIÊN ĐIỆN LỰC
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 42/2022/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện,
giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện)
|
- Phạm vi kiểm tra: ……………………………………..…....... - Nội dung kiểm tra: ................................................................... .................................................................................................... - Kiểm tra viên điện lực phải xuất trình thẻ khi kiểm tra và chỉ kiểm tra trong phạm vi được ghi trên thẻ. - Tổ chức cá nhân sử dụng điện và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Kiểm tra viên điện lực hoàn thành nhiệm vụ. - Kiểm tra viên điện lực phải lập biên bản và tuân thủ đúng quy định pháp luật về kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.